Các phương pháp đánh giá lâm sàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng liệu pháp nhận thức cho một ca trầm cảm ở người lớn (Trang 26 - 28)

4 .Các phương pháp nghiên cứu

1.3. Các phương pháp đánh giá lâm sàng và can thiệp rối loạn trầm

1.3.1. Các phương pháp đánh giá lâm sàng

Trong quá trình hỗ trợ thân chủ, các nhà tâm lý lâm sàng sử dụng các phương pháp đánh giá lâm sàng: quan sát, hỏi chuyện lâm sàng và một số thang đo lâm sàng (thang đo trầm cảm Beck, Zung, ….)

- Quan sát lâm sàng: Quan sát tập trung vào các biểu hiện khí sắc trên

gương mặt ví dụ như sắc mặt, độ căng giãn của khuôn mặt cho biết được đã bao nhiêu lâu thân chủ chưa có được cảm giác vui vẻ; quan sát các cử chỉ vận động của thân chủ nếu thân chủ có biểu hiện ức chế vận động như các hành vi chậm chạp, không dứt khốt, thể hiện sự mệt mỏi cho thấy có những dấu hiệu lâm sàng của rối loạn trầm cảm; quan sát sự chuyển động trên khuôn mặt như nụ cười, ánh mắt, cũng cho chúng ta thấy được dù ở thân chủ có cười nhưng sự di chuyển của khóe mơi, hay sự nhắm mắt, hay mở mắt cũng thể hiện được sự chậm rãi có phần thiếu sự tự nhiên. Đó là những thơng tin lâm sàng quan trọng giúp Nhà tâm lý có thể phán đốn nhóm vấn đề mà thân chủ gặp phải, từ đó đưa ra được những cơng cụ thang đo phù hợp đánh giá, chẩn đoán vấn đề tâm lý.

- Hỏi chuyện lâm sàng: Hỏi chuyện lâm sàng trong đánh giá trầm cảm là một

công cụ hữu ích giúp nhà tâm lý lâm sàng thu thập thông tin về thân chủ: Các triệu chứng bệnh đang hiện hữu, thời điểm khởi phát, tái phát bệnh, hồn cảnh gia đình, cuộc sống cá nhân, suy nghĩ của thân chủ về nguyên nhân dẫn đến trầm cảm, cách thức khắc phục, các mối quan hệ xã hội, các sang chấn tâm lý mà thân chủ đã trải qua.

Một số nguyên tắc cần chú ý khi hỏi chuyện lâm sàng đối với thân chủ trầm cảm: Các câu hỏi đơn nghĩa, cụ thể, chính xác. Ngơn ngữ phải phù hợp với văn hóa của thân chủ, phù hợp với khả năng hiểu của từng đối tượng thân chủ. Nhà tâm lý cần chú ý tới việc kiểm tra độ chính xác trong ý hiểu của mình về cách diễn đạt của thân chủ bằng một số mẫu câu như: “Anh/chị có thể nói rõ hơn về điều A,B,C; Tơi hiểu như vậy có đúng khơng?,..”. Đôi khi thân chủ trả lời các câu hỏi của Nhà tâm lý rất là chậm, ngắt quãng, giọng nói nhỏ, yếu, do vậy, Nhà tâm lý cần nhẫn nại và chờ đợi thân chủ, tránh đưa ra quá nhiều câu hỏi hoặc hỏi dồn dập.

- Trắc nghiệm/thang đo đánh giá trầm cảm: Trong đánh giá lâm sàng với

thân chủ trầm cảm, các nhà tâm lý thường sử dụng các công cụ định lượng: Thang đo trầm cảm Beck (BDI-II), thang đo DAS, thang đo Hamilton (HAMD). Đây là các công cụ hỗ trợ các nhà chuyên môn trong việc chẩn đoán mức độ trầm cảm. Ngoài ra, các nhà tâm lý còn sử dụng thêm thang đo MMPI-II để đánh giá nhân cách thân chủ. Trong luận văn này, chúng tôi đã sử dụng các thang đo được trình

bày dưới đây để đánh giá rối loạn trầm cảm ở thân chủ. Thang đo BDI - II: Tên đầy Beck depression inventory 2nd editon – 1996, do Nhà tâm lý học Aaron T. Beck, thang đo gồm 21 item, trong đó có đo về nhóm triệu chứng khí sắc, cảm xúc; nhóm nhận thức bản thân; nhóm item đo các chức năng sinh lý giấc ngủ, ăn uống; đo về mối quan tâm hứng thú; nhóm triệu chứng cơ thể. Thang đo đã được Viện Sức khỏe Tâm thần Bạch Mai thích ứng với mức điểm chuẩn khơng có trầm cảm trong mức 0 -13; điểm trầm cảm nhẹ từ 14 – 19; điểm trầm cảm vừa từ 20 – 29; điểm trầm cảm nặng từ trên 30.

Thang đo Zung (SAS): Tên đầy đủ Zung Self – Rating anxiety scale, SAS) là

một trắc nghiệm tâm lý được sử dụng để đánh giá mức độ lo âu, do William W. K. Zung, giáo sử Tâm thần học thuộc Duke University thiết kế. Thang đo đã được Viện Sức khỏe Tâm thần Bạch Mai thích ứng trên mẫu bệnh nhân thăm khám tại viện. SAS là thang tự đánh giá, gồm 20 mục, đánh giá mức độ lo âu dựa trên 4 nhóm triệu chứng: Nhận thức, thần kinh tự trị, vận động và hệ thần kinh trung ương.

Thang đo MMPI-II: Thang đo được các Nhà tâm lý học Starke R. Hathaway

và nhà tâm thần học J. Charnley Mckinley giới thiệu lần đầu năm 1943 với tổng số 504 câu, tới năm 1989 tăng tổng số câu lên 567 câu. Trắc nhiệm được dùng để đánh giá rối loạn nhân cách và rối loạn tinh thần ở người lớn (trên 18 tuổi), có thể sử dụng cho cá nhân hoặc tập thể.Trắc nghiệm cho phép đo suy nghĩ, cảm xúc, thái độ, hành vi của cá nhân, tất cả các yếu tố cấu thành nhân cách; cho phép xác định một số vấn đề tâm bệnh hoặc thiểu năng trí tuệ do tổn thương hệ thần kinh. Năm 1989, MMPI được 2 bác sĩ tâm thần học là Trần Bình An và Trần Di Ái đã thích nghi hóa trên mẫu người Việt Nam. Hiện tại đã có phiên bản rút gọn với 368 câu. Trắc nghiệm gồm có 4 thang hiệu lực (?,L,F,K) và 10 thang lâm sàng (Hs, D, Hy, Pd, Mf, Pa, Pt, Sc, Ma,Si). Kết quả tin cậy khi |F-K| ≤11.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng liệu pháp nhận thức cho một ca trầm cảm ở người lớn (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)