Các phương pháp, kỹ thuật can thiệp rối loạn trầm cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng liệu pháp nhận thức cho một ca trầm cảm ở người lớn (Trang 28 - 32)

4 .Các phương pháp nghiên cứu

1.3. Các phương pháp đánh giá lâm sàng và can thiệp rối loạn trầm

1.3.2. Các phương pháp, kỹ thuật can thiệp rối loạn trầm cảm

Liệu pháp nhận thức đối với trầm cảm

a. Mục tiêu trị liệu

- Thân chủ nhận diện được các suy nghĩ tiêu cực - Thân chủ kiểm nghiệm được các suy nghĩ tiêu cực

- Thân chủ thách thức lại các suy nghĩ tiêu cực - Thân chủ hình thành suy nghĩ tích cực

b. Các kỹ thuật

Phương pháp nhận thức:

- Đối thoại Socrat (Socratic dialogue) là một cơng cụ trị liệu chính trong trị liệu nhận thức, hành vi. Mục tiêu của các câu hỏi được nhà trị liệu đặt ra nhằm (1) làm rõ hoặc định nghĩa vấn đề, (2) hỗ trợ trong việc xác định những suy nghĩ, hình ảnh và các giả định, (3) khám phá ý nghĩa của sự kiện đối với thân chủ, (4) đánh giá hệ quả của các tư duy cũng như hành vi bệnh lý. Ví dụ: Mỗi khi thân chủ trò chuyện cùng người khác, qua quan sát ánh mắt, nét mặt, giọng điệu. Đôi khi chỉ là đối phương với thái độ nghiêm, căng thẳng. Thân chủ nảy sinh ý nghĩ người này đang khó chịu với mình hoặc họ đang nghĩ mình ăn mặc đẹp để đi theo trai. Nhà tâm lý có thể thiết lập một số các câu hỏi như sau: (1) Khi bạn thấy người đối diện có vẻ khó chịu, lúc đó bạn đã nghĩ gì? (2) Khi bạn nghĩ là người đó có vẻ khơng hài lịng với mình về phong cách ăn mặc bạn đã cảm thấy thế nào? về cảm xúc, cơ thể; (3) Sau ý nghĩ đó về sau bạn đã làm gì? hoặc hiện tại mối quan hệ của bạn và người đó như thế nào? Vậy là khi bạn nghĩ rằng… khiến cho bạn cảm thấy… và mối quan hệ của bạn với người đó…

- Kỹ thuật nhận biết các ý nghĩ tự động: Suy nghĩ tự động là những suy

nghĩ xuất hiện khi có các sự kiện bên ngồi tác động và trong trường hợp bệnh lý thường suy nghĩ này thể hiện sự lệch lạc trong nhận thức. Cách nhận diện trước hết Nhà tâm lý sẽ thực hiện cung cấp kiến thức cho thân chủ về ý nghĩ tự động, đưa ra một số ví dụ cụ thể để phân tích cùng thân chủ. Có thể sau khi cung cấp kiến thức. Bước tiếp theo thơng qua các tình huống khác nhau mà thân chủ kể lại, có thể sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi Socrat. Sau quá trình cùng thân chủ phát hiện các ý nghĩ tự động, Nhà tâm lý cung cấp cho thân chủ một bảng theo dõi suy nghĩ tự động, điều này nhằmgiúp thân chủ là người tự phát hiện những ý nghĩ tự động của mình. Biểu mẫu theo dõi ý nghĩ tự động:

Thời gian

Yếu tố kích hoạt Suy nghĩ tự động

Cảm xúc Mức độ 1-10

Phản ứng hành vi cơ

thể

- Kỹ thuật kiểm nghiệm các suy nghĩ tự động: Kỹ thuật này được sử dụng

với mục đích giúp thân chủ xem xét lại các tình huống mà thân chủ có những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện. Từ đó thân chủ có thể đưa ra các cách giải thích hợp lý, thân chủ có thể loại bỏ những suy nghĩ lệch lạc hoặc ý nghĩ tự động quá mức.

Thân chủ có khả năng thách thức lại những ý nghĩ tiêu cực của mình: Suy nghĩ này có hợp lý khơng? Suy nghĩ này có lợi ích hay tác hại gì với thân chủ? Liệu tơi có thể nghĩ về điều này theo cách nghĩ nào khác? Liệu suy nghĩ này có đúng tuyệt đối hay không? Khi suy nghĩ như vậy khiến tôi cảm thấy như thế nào? Chú ý gọi tên những cảm xúc khi những suy nghĩ tự động xuất hiện. Nếu khơng nghĩ như vậy tơi có những lợi ích gì?

Bảng điều chỉnh suy nghĩ tiêu cực: Tình huống kích hoạt Các suy nghĩ tự động Mức độ cảm xúc Bằng chứng ủng hộ suy nghĩ Bằng chứng chống lại Suy nghĩ mới Cảm xúc mới

- Kỹ thuật nhận biết các giả định khơng thích hợp: Từ những suy nghĩ tự

động thân chủ rút ra những quy luật hoặc những phương châm cho cuộc sống của mình, nhân viên tham vấn sẽ phát hiện ra niềm tin cốt lõi này bằng cách đi từ xác định những suy nghĩ tự động (Suy nghĩ nào xuất hiện trong đầu bạn khi…?; bạn cảm thấy … bởi vì…? Ví dụ khi khơng làm hài lịng người khác sẽ khiến họ không quan tâm tôi, họ sẽ ghét tôi).

Xác định thái độ, mong muốn, luật lệ: Bạn cho rằng điều gì nên xảy ra?; điều bạn mong đợi là gì? bạn yêu cầu gì đối với bản thân, người khác…? Ví dụ nếu tơi cần phải thật tốt, thì mọi người sẽ nhìn nhận bố tơi bằng con mắt khác.

Xác định niềm tin cốt lõi: Điều đó có nghĩa như thế nào với bạn? ví dụ Nếu tơi khơng tốt, họ sẽ cười nhạo bố tôi; nếu tôi khơng làm hài lịng họ thì tơi sẽ bị họ ghét bỏ.

Phương pháp hành vi: Trọng tâm của thực hành hỗ trợ trong tình huống

này là các phương pháp nhận thức, các phương pháp hành vi mang tính kết hợp nhằm mục đích thay đổi các suy nghĩ và giả định của thân chủ. Trong phạm vi hỗ trợ đối với ca lâm sàng, người hỗ trợ đã sử dụng một số kỹ thuật hành vi sau:

- Bài tập về nhà: Là cơ hội để thân chủ có thể luyện tập các suy nghĩ và giả định chưa hợp lý của mình. Bài tập về nhà thường xoay quanh việc thân chủ tự quan sát, tự thử nghiệm với các tình huống đời sống cụ thể của thân chủ.

- Kỹ thuật tập dượt hành vi và đóng vai: Nhằm giúp thân chủ có thể thực hành, luyện tập các kỹ năng và kỹ thuật dưới sự hướng dẫn của nhà trị liệu.

Các kỹ thuật, liệu pháp khác:

- Liệu pháp nhân vị trọng tâm: Trong quá trình hỗ trợ thân chủ, bước xây

dựng mối quan hệ tham vấn, trị liệu là bước đầu tiên có tính chất quyết định sự thành công của ca tham vấn, trị liệu. Sự xây dựng mối quan hệ ln được duy trì trong suốt tiến trình hỗ trợ. Liệu pháp nhân vị trọng tâm, tập trung vào sự trung thực, thấu cảm với hệ quy chiến bên trong con người thân chủ và nhìn nhận thân chủ tích cực vơ điều kiện.

- Liệu pháp thư giãn: Các phương pháp thư giãn được sử dụng bao gồm:

Thở sâu – thở tĩnh cơng dưỡng sinh; sử dụng phương pháp hít thở tạo giấc ngủ sâu dựa trên nguyên lý giảm lượng ô xy trong não, tăng lượng CO2 giúp đi vào giấc ngủ nhanh hơn và phương pháp thở tĩnh dựa vào tưởng tượng.

- Phương pháp thở tĩnh dựa vào tưởng tượng: Liệu pháp này do một bác sĩ tâm thần người Đức – Johannes Schultz đề xướng vào năm 1932, theo ông đây là phương pháp nhằm đạt tới sự cân bằng tâm sinh lý bên trong của cơ thể. Phương pháp này nhấn mạnh đến tưởng tượng và tự ám thị, giống như phương pháp thiền của Á Đông. Khi thư giãn, người tập đồng thời quán tưởng những cảnh như dạo chơi trên bãi biển thanh bình lúc sáng sớm mặt trời mọc hoặc nghe sóng vỗ nhè nhẹ hoặc tiếng kêu của đàn chim hải âu. Hoặc quán tưởng đang ở trên mỏm núi cao,

phóng tầm mắt vào khoảng không gian tuyệt đẹp, mênh mông rộn lớn phía trước, trong khi nghe tiếng gió thì thầm qua những hàng cây. Hoặc có thể tưởng tượng ra một khn mặt của bạn bè, người thân hoặc người yêu,…

- Phương pháp thở sâu – thở tĩnh công dưỡng sinh: Đây là phương pháp cổ xưa nhất được người Á Đông sử dụng. Lợi ích của phương pháp là giải độc cơ thể, làm tăng hemoglobin trong máu. Tăng cường sản xuất máu sẽ giúp ích trong các hoạt động của cơ thể, đặc biệt là não bộ. Hít thở sâu cịn giúp làm giảm căng thẳng và thư giãn cơ bắp, giúp não thanh lọc những cảm xúc tiêu cực, nhờ đó tăng khả năng tủ lệ trao đổi chất.

Những yêu cầu cơ bản cho phương pháp luyện tập thư giãn thở sâu – thở tĩnh cơng dưỡng sinh:

+ Thư giãn tồn thân: Chọn một tư thế thật thoải mái (đứng, ngồi hoặc nằm), nhắm mắt, miệng ngậm, lưng thẳng, bụng lỏng, yên lặng tuyệt đối, không vọng động.

+ Kiểm soát hơi thở: Thở êm nhẹ, thoải mái chủ yếu bằng cơ hoành, thở đều tự nhiên như dịng nước êm trơi. Có thể chọn một trong ba cách thở: thở 2 thì gồm hít vào và thở ra; thở 3 thì gồm hít vào nén hơi (ngừng thở) và thở ra; thở 4 thì gồm hít vào, nén hơi, thở ra và ngưng thở. Bắt đầu luyện thở thường tập thở 2 thì và 3 thì, khi đã thuần thục mới luyện thở 4 thì.

+ Tập trung quán tưởng: Là điều khiển hơi thở để tụ khí vào một huyệt, một cơ quan hoặc một vùng của cơ thể nhằm tập trung kiểm soát cảm giác tại vùng đó (cảm giác tê, ấm, nặng, căng tức, lan tỏa…).

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP MỘT TRƯỜNG HỢP TRẦM CẢM Ở NGƯỜI LỚN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng liệu pháp nhận thức cho một ca trầm cảm ở người lớn (Trang 28 - 32)