Định hình trường hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng liệu pháp nhận thức cho một ca trầm cảm ở người lớn (Trang 41 - 43)

4 .Các phương pháp nghiên cứu

2.3. Đánh giá

2.3.3. Định hình trường hợp

2.3.3.1. Danh sách các vấn đề a. Về các mối quan hệ

(1) Thân chủ luôn cố gắng làm hài lòng mọi người xung quanh, cầu toàn, bỏ qua cảm xúc thực sự của bản thân. (2) Thân chủ cho rằng mình là người vô giá trị, sau một lần phạm lỗi.

(3) Thân chủ có mặc cảm có lỗi với bố, vì cho rằng mình đã khiến bố bị người đời chê cười.

(4) Thân chủ có những cách nhìn nhận sai lệch về hành vi bạo lực của chồng b. Về sức khỏe tâm thần (1) Thân chủ có các triệu chứng trầm cảm (2) Thân chủ có các triệu chứng rối loạn lo âu

(3) Thân chủ có triệu chứng PTSD.

c. Hoạt động chức năng

(1) Tình trạng mất ngủ triền miên (2) Không tập trung được để làm việc (3) Ăn khơng ngon miệng

2.3.3.2. Cá nhân hóa định hình trường hợp

Thân chủ hiện tại đang có những biểu hiện của rối loạn trầm cảm (mất năng lượng, mất hứng thú, mất tập trung chú ý, rối loạn giấc ngủ, cho rằng bản thân là người mất giá trị); rối loạn lo âu (tê bì chân tay, bồn chồn, hay hồi hộp, tim đập nhanh trong một số tình huống căng thẳng như gặp người lạ, đến môi trường mới, khi bị chồng đe dọa); có triệu chứng tái trải nghiệm sang chấn (PTSD) như có các triệu chứng cơ thể tăng nhịp tim, thở gấp, giảm huyết áp, chân tay bủn rủn khi nhìn thấy máu, các vụ tai nạn. Các rối loạn hiện có ở thân chủ có thể phát sinh trực tiếp từ hậu quả của bạo lực gia đình.

Một trong những nguyên nhân gây ra trầm cảm xuất phát từ những niềm tin tiêu cực của thân chủ về bản thân, con người và thế giới xung quanh. Thân chủ cho rằng mình là người kém cỏi, không tin tưởng vào những khả năng của bản thân “mình khơng tự tin vào bản thân, lúc nào mình cũng nghĩ rằng mình sẽ khơng làm

được, mình sợ hãi khi gặp những người khác, mình cảm thấy khơng tự tin, ngại nhìn vào họ”. Thân chủ cảm thấy không thể tin tưởng được nam giới/lỗi nhận thức mở

rộng thái quá từ 2 người đàn ông mà thân chủ gặp là người yêu cũ và chồng, khiến thân chủ có thể nghĩ rằng “mình khơng cịn tin vào người đàn ơng, tất cả đàn ơng

đều như nhau, họ chỉ tìm cách để lạm dụng mình mà thơi”. Những suy nghĩ niềm tin

duy trì các triệu chứng trầm cảm ở thân chủ xuất phát từ lối nhận thức tiêu cực. Thân chủ có lối nhận thức tiêu cực khái quát hóa có chọn lọc “khi nhìn thấy ánh

mắt, hay vẻ mặt khó chịu, hoặc họ nhìn mình mà họ khơng cười, mình nghĩ rằng họ khơng thích mình, họ khơng hài lịng với mình”; tự vận vào mình “khi nhìn một vài người đang trị chuyện với nhau, thì thầm, mình nghĩ là họ đang nói xấu mình”;

ngồi ra thân chủ cịn có lối suy nghĩ cầu tồn, có tiêu điểm đánh giá bên ngồi, ln cố gắng hết sức để làm hài lòng mọi người mà bỏ qua những cảm xúc thực sự của bản thân “mình chưa bao giờ từ chối bất cứ một ai, dù có lúc mình thấy khơng

thoải mái”.

Những lối nhận thức tiêu cực, suy nghĩ kém thích nghi bắt nguồn từ những niềm tin cốt lõi về bản thân cho rằng giá trị bản thân thấp, đó là cách mà thân chủ ln tìm cách làm hài lịng tất cả mọi người xung quanh, bỏ qua những mong muốn, cảm xúc thực của bản thân; thân chủ cho rằng mình là người đánh mất giá trị, trái với luân thường, trách móc bản thân khi có một lần có trao đổi tình dục với người đàn ơng lớn tuổi vì cho rằng mình là người mất giá trị nên thân chủ thấy mình đáng bị chồng sỉ vả, đáng bị chồng đánh đập mà không được phép chối cãi. Thân chủ tin rằng nếu mình được mọi người nhìn nhận, hài lịng thì mình sẽ xóa bỏ ý nghĩ của mọi người xung quanh về căn bệnh tâm thần của bố thân chủ “chị nghĩ rằng nếu

mình tốt, họ sẽ phải nhìn nhận lại rằng bố mình chỉ bị bệnh do bị hại, bị đánh lén, không phải là căn bệnh di truyền”.

Những quan điểm, niềm tin kém thích nghi được hình thành trong thân chủ từ thời thơ ấu thông qua các trải nghiệm chứng kiến hành vi bạo lực của bố đối với mẹ “bố mình đã ơm mẹ mình lên tầng 2 rồi thả mẹ mình xuống tầng 1 khiến mẹ

mình bị gãy 2 tay, dập xương chậu, chảy máu đầu” đây chính là sự kiện khiến thân

cảm xúc sang chấn, biết được việc bố đã giết mẹ, đây là sự kiện đã từng khiến thân chủ rất hận bố. Sau sự kiện này gia đình nội ngoại 2 bên đều bỏ rơi các chị em thân chủ, khiến thân chủ và chị gái trở thành những người “làm cha mẹ” sớm – thay chức năng của cha mẹ, đây là một trong những lý do khiến thân chủ ln gắn bó của cuộc đời mình với những mối quan hệ tạo cho thân chủ cảm giác trở thành người bao bọc, che chở, cứu vớt người khác ở đây chính là trong mối quan hệ với người khác giới. Những con người mà thân chủ cho là yếu đuối, có hồn cảnh đặc biệt đau thương, đều thu hút thân chủ tới với những hồn cảnh như vậy. Thân chủ có cảm giác mình bị bỏ rơi, ghẻ lạnh, khơng cịn được quan tâm u thương, để nhận được sự quan tâm, yêu thương thân chủ không được làm phật ý người khác, không từ chối bất cứ sự đòi hỏi, yêu cầu, hay nhờ vả nào từ người khác “đúng là mình sợ

người ta ghét mình, nếu mình từ chối họ, sẽ nghĩ mình thế này hay thế kia, họ sẽ xa lánh mình, dù mình cảm thấy khơng thoải mái, nhưng mình thật sự khó khăn khi phải từ chối, mình lo họ sẽ khơng hài lịng về mình”. Thân chủ bị tẩy chay tại

trường học “Khi mình đi học, tất cả mọi người xung quanh chỉ trỏ, nói xấu, họ cịn

nói thẳng vào mặt mình là đừng chơi với con của người tâm thần, bố nó giết mẹ nó”

đây là lý do hình thành suy nghĩ của thân chủ về lối nhận thức tự vận vào mình/kết luận tùy tiện mà khơng có bằng chứng hay kiểm định, thân chủ nói “khi mình thấy

người khác thì thầm nhìn về phía mình, mình nghĩ rằng họ đang nói xấu mình”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng liệu pháp nhận thức cho một ca trầm cảm ở người lớn (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)