Câu 7. Một ô tô có khối lượng 1200 kg chuyển động đều qua một đoạn cầu vượt
(coi là cung tròn) với vận tốc 36 km/h. Biết bán kính cong của đoạn cầu vượt là 50 m. Lấy g = 10 m/s2. Áp lực của ô tô vào mặt đường tại điểm cao nhất bằng
A. 9600 N. B. 14400 N. C. 11950 N. D. 11760 N.
Câu 8. Vòng xiếc là một vành tròn bán kính R = 8 m, nằm trong mặt phẳng thẳng
đứng. Một người đi xe đạp trên vòng xiếc này, khối lượng cả xe và người là 80 kg. Lấy g = 9,8 m/s2, Lực ép của xe lên vòng xiếc tại điểm cao nhất với vận tốc tại điểm này là v = 10 m/s bằng
A. 216 N. B. 186 N. C. 254 N. D. 164 N.
---Hết---
2.6. Nội dung thực nghiệm sư phạm
2.6.1. Chọn lớp đối chứng và lớp thực nghiệm
Nội dung TNSP đối với chủ đề “Các lực cơ học” Vật lí 10 THPT cụ thể như sau: - Ở lớp TN tiến hành dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược gồm các bài 11- Lực hấp dẫn. định luật vạn vật hấp dẫn, bài 12- Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc, bài 13- Lực ma sát, bài 14- Lực hướng tâm tại:
Trường THPT Cát Ngạn chọn lớp 10A sĩ số 35 HS
Trường THPT Đặng Thai Mai chọn lớp 10E sỹ số 40 HS
- Ở lớp ĐC, GV dạy học các bài theo kế hoạch thực hiện chương trình đã xây dựng và nội dung của sách giáo Vật lí 10 THPT
Trường THPT Cát Ngạn chọn lớp 10C sĩ số 39 HS
Trường THPT Đặng Thai Mai chọn lớp 10D sỹ số 41 HS
2.6.2. Triển khai dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược.
- GV giới thiệu về mô hình lớp học đảo ngược đến HS lớp 10A trường THPT Cát Ngạn. Lớp 10E trường THPT Đặng Thai Mai thông qua hệ thống các nhóm trao đổi trực tuyến
- GV nêu vấn đề để HS tiếp nhận ý tưởng và nhiệm vụ được giao cần thực hiện. Sau đó chuyển giao nhiệm vụ đến từng cá nhân HS thực hiện
- GV nêu vai trò, nhiệm vụ cần thực hiện của nhóm trưởng, của thư ký, của từng thành viên của nhóm. Nêu mục tiêu dự án, bộ câu hỏi định hướng,các yêu cầu và kế hoạch thực hiện các dự án. GV gợi ý các tài liệu cần tham khảo, tìm kiếm thông tin.
2.6.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm - Đánh giá định tính - Đánh giá định tính
Kết quả khảo sát hứng thú học tập của HS sau khi thực hiện dạy học bằng mô hình lớp học đảo ngược
39
Tiêu chí khảo sát
HS tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Tiêu chí 1. Về tính khả thi của thực hiện các phiếu học
tập:
0 3 32
Tiêu chí 2. Ý thức, thái độ học tập của bản thân: 0 3 32
Tiêu chí 3. Tinh thần đoàn kết của lớp: 0 0 35
Tiêu chí 4. Các phong trào hoạt động của lớp: 0 3 32
Tiêu chí 5. Tự lực tìm tòi kiến thức: 0 7 28
Tiêu chí 6. Lĩnh hội kiến thức 0 8 25
Tiêu chí 7. Vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập 0 7 28
Tiêu chí 8. Kiến thức nhớ sâu và lâu hơn 0 5 30
Tiêu chí 9. Tính năng động, tự tin trước đám đông 0 4 31
Tiêu chí 10. Biết chia sẻ và giúp đỡ nhau trong học tập 0 0 35
Bảng 1. Kết quả khảo sát tại lớp 10A trường THPT Cát Ngạn
Tiêu chí khảo sát
HS tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Tiêu chí 1. Về tính khả thi của thực hiện các phiếu học
tập:
0 6 34
Tiêu chí 2. Ý thức, thái độ học tập của bản thân: 0 5 35
Tiêu chí 3. Tinh thần đoàn kết của lớp: 0 0 40
Tiêu chí 4. Các phong trào hoạt động của lớp: 0 6 34
Tiêu chí 5. Tự lực tìm tòi kiến thức: 0 9 31
Tiêu chí 6. Lĩnh hội kiến thức 0 11 29
Tiêu chí 7. Vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập 0 12 28
Tiêu chí 8. Kiến thức nhớ sâu và lâu hơn 0 7 33
Tiêu chí 9. Tính năng động, tự tin trước đám đông 0 7 33
Tiêu chí 10. Biết chia sẻ và giúp đỡ nhau trong học tập 0 0 40
40 Nhận xét chung:
- Về tính khả thi của sản phẩm: Qua TN chúng tôi nhận thấy các tiến trình dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược đã thiết kế là khả thi, nó được thể hiện thông qua các sản phẩm là các phiếu học tập do HS tự làm nghiêm túc, có chất lượng, hoàn thành đúng thời hạn theo kế hoạch, điều này cho thấy các tiến trình dạy học đã thiết kế là phù hợp trình độ HS, phù hợp điều kiện thực tế nơi HS đang học tập.
- Về thái độ: Đa số HS rất hào hứng, thích thú khi tiếp nhận nhiệm vụ vì học theo
phương pháp này HS cảm thấy không khí học tập thoải mái, chủ động về mặt thời gian để chiếm lĩnh kiến thức mới một cách tích cực thông qua các hoạt động thực hiện nhiệm vụ. Do đó kiến thức được ghi nhớ lâu và sâu hơn.
- Tinh thần đoàn kết và hợp tác nhóm: Mỗi nhóm đã đề cử được một nhóm trưởng
là người có đủ bản lĩnh để điều hành mọi hoạt động của nhóm. Nhóm trưởng là người hiểu rõ năng lực của từng thành viên trong nhóm từ đó phân công nhiệm vụ cho các thành viên phù hợp với sở trường để phát huy tối đa hiệu quả làm việc của nhóm, đồng thời theo dõi, đôn đốc các thành viên để đảm bảo hoàn thành dự án theo kế hoạch đã đề ra.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, thông qua sự tương tác và hợp tác làm việc nhóm, các em càng thân thiết với nhau hơn, thể hiện được tính thần đoàn kết, thông qua việc trao đổi nhóm còn giúp HS hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng thu thập và chọn lọc thông tin: Qua hướng dẫn của GV, HS đã biết tìm kiếm thông tin qua mạng Internet, các phần mềm ứng dụng dạy học trực tuyến và các tài liệu tham khảo, biết chọn lọc và sử dụng những thông tin cần thiết cho mục đích thực hiện nhiệm vụ.
- Tính sáng tạo: Thông qua các hoạt động thực hiện nhiệm vụ là cơ hội để HS thể
hiện khả năng của mình và phát huy tính sáng tạo trong quá trình tìm hiểu, sử dụng các phần mềm học tập.
- Khả năng thuyết trình: HS tự tin trước lớp, trình bày sản phẩm một cách có
lôgic, mạch lạc và rõ ràng hơn...