III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
3 Theo các em trong dạy học nói chung và
dạy học chủ đề “Khúc xạ ánh sáng. Phản xạ toàn phần”, “Mắt” bằng phƣơng phát dạy học phát triển năng lực có vai trò
A. Rất cần thiết B. Cần thiết C. Không cần thiết 112 7 1 93% 6% 1% 4 Trong dạy học chủ đề “Khúc xạ ánh sáng. Phản xạ toàn phần”, “Mắt” bằng phƣơng pháp dạy học theo định phát triển năng lực em thấy việc nắm rõ, hiểu sâu, rộng hơn về kiến thức trở nên dễ dàng hơn, sinh động
47
hơn là do
A. Bài học có sử dụng công nghệ thông tin B. Các em được chủ động tìm kiếm kiến thức, được thực hành thí nghiệm
C.Các em được học hỏi từ bạn bè, thi đua học tập với nhau, được tham gia các trò chơi vui và bổ ích D. Tất cả lý do trên 4 6 8 102 3% 5% 7% 85%
Qua tổng hợp và và phân tích số liệu, tôi và đồng nghiệp kết luận các em rất hứng thú với giờ học giáo viên tổ chức có sử dụng phương pháp dạy học phát triển năng lực các em tham gia học bài sôi nổi, nắm chắc kiến thức, tự học và tìm tòi kiến thức, đồng thời rèn luyện cho các em nhiều kỹ năng và năng lực cần thiết và các em mong muốn ở các tiết học sau giáo viên tiếp tục sử dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong giảng dạy các bài học vật lý.
Bước 2: Tôi và đồng nghiệp tiến hành tổ chức thực nghiệm sư phạm ở 6 lớp của
trường với trình độ học sinh tương đương nhau. Ba lớp dạy thực nghiệm và ba lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm tiến hành dạy hai chủ đề “Khúc xạ ánh sáng. Phản
xạ toàn phần”, chủ đề “Mắt” bằng phương pháp dạy học theo định hướng phát
triển năng lực như đã xây dựng trên. Lớp đối chứng dạy theo phương pháp truyền thống
Sau khi dạy xong ở 6 lớp tôi và đồng nghiệp tiến hành tổ chức kiểm tra 45 phút với nội dung câu hỏi giống nhau để đánh giá và kiểm chứng tính khả thi của việc sử dụng kết hợp các kỹ thuật dạy học tích cực và hoạt động trải nghiệm trong dạy học hai chủ đề trên.
Qua bài kiểm tra 45 phút kết quả thu được như sau. Kết quả của cô Nguyễn Thị Thuận thực hiện
Lớp thực nghiệm 11A2: 43 học sinh và lớp đối chứng 11A4: 36 học sinh
Lớp Tổng số Giỏi Khá Tb Yếu Kém SL TL (%) SL TL (%) S L TL (%) S L TL (%) S L TL (%) 11A2 (Lớp 43 13 30% 26 61% 4 9% 0 0 0 0
48 thực
nghiệm) 11A4(Lớp
đối chứng 36 4 11% 10 28% 20 55% 2 6% 0 0 Kết quả thầy Võ Quyết Thắng thực hiện
Lớp thực nghiệm 11A1: 41 học sinh và lớp đối chứng 11A3: 41 học sinh
Lớp Tổng số Giỏi Khá Tb Yếu Kém SL TL(%) SL TL (%) SL TL (%) S L TL (%) S L TL (%) 11A1 41 19 46% 20 49% 2 5% 0 0 0 0 11A3 41 7 17% 14 34% 17 42% 3 7% 0 0 Kết quả cô Vũ Thị Thảo thực hiện
Lớp thực nghiệm 11A5: 39 học sinh và lớp đối chứng 11A6: 37 học sinh
Lớp Tổng số Giỏi Khá Tb Yếu Kém SL TL(%) SL TL (%) S L TL (%) S L TL (%) S L TL (%) 11A5 42 8 19% 18 43% 16 38% 0 0 0 0 11A6 37 3 8% 6 16% 20 54% 8 22% 0 0
Sau khi chấm bài kiểm tra và phân tích số liệu cho thấy kết quả của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng ở cả 3 trường hợp, ở lớp thực nghiệm các em học sinh làm bài tốt hơn, ngôn ngữ lôgic, giờ học sôi nổi, học sinh rất có hứng thú học tập. Qua đó tôi và đồng nghiệp kết luận việc sử dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực đã tạo được sự hứng thú trong học tập của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, là xu hướng tất yếu cần áp dụng để đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN 1. KẾT LUẬN
Với mong muốn mang lại cho học sinh của mình những giá trị tốt đẹp nhất, trong quá trình giảng dạy chúng tôi luôn trăn trở tìm tòi lí luận về các phương pháp dạy học và lựa chọn áp dụng vào các bài giảng sao cho mỗi bài dạy của mình thật sự để lại những ấn tượng tốt đẹp, những giá trị đích thực cho người học.
49 Việc vận dụng hợp lý phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực vào dạy học các chủ đề “Khúc xạ ánh sáng. Phản xạ toàn phần”, “Mắt” là một quá trình nghiên cứu nghiêm túc khách quan lý luận, thực tiễn để từ đó sáng tạo và áp dụng linh hoạt vào bài học – Góp từng viên gạch nhỏ của mình vào công cuộc xây dựng xây dựng, đổi mới giáo dục phổ thông nước ta trong giai đoạn hiện nay Qua nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhận thấy rằng việc tổ chức dạy học bằng cách sử dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực là thật sự cần thiết để đáp ứng nhu cầu và xu thế tất yếu phải đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.Với việc sử dụng hợp lý, kết hợp có hệ thống phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực sẽ đáp ứng được những đòi hỏi sau đây
- Học sinh là người học, tích cực chủ động tìm kiếm tri thức. Giáo viên chỉ là người dẫn lối, chỉ đường hỗ trợ giúp đỡ chứ không phải là người cung cấp kiến thức cho học sinh đón nhận
- Việc tổ chức lớp học không theo khuôn khổ cũ, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập đa dạng sẽ tránh được sự nhàm chán, mệt mỏi, làm tăng mức độ hứng thú, đáp ứng được các phong cách học khác nhau của nhiều học sinh nhằm nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức và hình thành các kỹ năng, năng lực cần thiết
- Việc được tập duyệt thường xuyên kỹ năng thuyết trình, đánh giá và tự đánh giá sẽ giúp các em tự tin hơn trước đám đông, tự tin hơn trong giao tiếp và cuộc sống - Việc kết hợp làm việc nhóm sẽ giúp các em biết cách lập kế hoạch, biết cách cư xử, giao tiếp với bạn bè, hợp tác với nhau để hoàn thành tốt công việc
- Thông qua việc tự tìm tòi, sưu tập dữ liệu để hoàn thành nhiệm vụ được giao các em phát triển được các kỹ năng tìm kiếm thông tin, sử dụng máy tính....
- Thông qua việc thi đua giữa các nhóm, các cá nhân các em có được ý thức luôn luôn biết tìm tòi học hỏi nhằm rèn luyện, tu dưỡng bản thân, sống vì tập thể, vì một xã hội phát triển tốt đẹp
- Tăng cường niềm yêu thích học tập để từ đó các em sẽ say sưa khám phá và không ngừng sáng tạo trong thực tế cuộc sống
- Đảm bảo được các yêu cầu đổi mới về kiểm tra đánh giá: Giáo viên đánh giá học sinh, học sinh tự đánh giá bản thân và đánh giá lẫn nhau, kết hợp cả đánh giá kiến thức, kỹ năng và đánh giá năng lực
- Thông qua bài học các em nhận thức sâu sắc được việc cần thiết phải bảo vệ đôi mắt, các phương pháp để bảo vệ đôi mắt ,từ đó xây dựng thói quen sinh hoạt và học tập hợp lý, từ đây các em sẽ là những tuyên truyền viên đến những em nhỏ, bạn bè và người thân nhất là trong giai đoạn cuộc sống số hiện nay.
Như vậy tổ chức dạy học bằng cách sử dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực bước đầu tạo một không khí sôi nổi, hào hứng của cả thầy và trò trong các hoạt động dạy học và có tính khả thi cao nhằm góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tính năng động, sáng tạo của người học theo
50 tinh thần nghị quyết TW 9 – Khóa XI của Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện Giáo Dục và đào tạo.
2. KIẾN NGHỊ
1.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
Sở Giáo dục và Đào tạo nên tăng cường tổ chức các buổi tập huấn về kiến thức, cách thức tổ chức, bài dạy minh họa theo hướng dạy học phát tiển năng lực trong môn Vật lý nói riêng và các môn học khác nói chung cho giáo viên THPT. Để từ đó giáo viên được nâng cao những kĩ năng cần thiết trong việc tổ chức các giờ dạy nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh.
1.2. Đối với nhà trường
- Nhà trường cần quan tâm và chú trọng hơn nữa đến việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Xem dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực là yếu tố cơ bản của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
- Nhà trường cần kết hợp với gia đình, các cá nhân và các tổ chức xã hội tạo điều kiện cũng như hỗ trợ nguồn kinh phí, trang thiết bị như máy tính, máy chiếu,đồ dùng thí nghiệm đầy đủ… để giáo viên và học sinh có thể tổ chức các hoạt động dạy học tích cực trong quá trình dạy học.
1.3. Đối với giáo viên
-Để các hoạt động dạy học tích cực được áp dụng tổ chức vào bài học một cách hiệu quả, giúp học sinh hình thành và phát triển được các năng lực giáo viên phải đặc biệt chú ý đến việc lên ý tưởng, lựa chọn hoạt động phù hợp, chuẩn bị kĩ càng, phân công nhiệm vụ cụ thể và hướng dẫn chi tiết cho học sinh trong các hoạt động học tập.
-Việc tổ chức các hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng lực cần phải được giáo viên áp dụng rộng rãi, thường xuyên và đa dạng. Điều này đòi hỏi giáo viên phải không ngừng học hỏi, sáng tạo và tận tâm với nghề.