- Chia nhóm học sinh.
- Hướng dẫn hoạt động học tập ở nhà.
- Hướng dẫn tiêu chí sản phẩm học tập cần đạt
- Hướng dẫn các kênh thông tin liên lạc, trao đổi giữa giáo viên và học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập
34
Năng lực hình thành cho học sinh:
- Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin - Năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác
- Năng lực vật lý: Nhận thức vật lý và tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lý
b. Cách thức thực hiện: Giáo viên hướng dẫn hoạt động học tập với các
công cụ trợ giúp cần thiết, giao nhiệm vụ tìm hiểu kiến thức mới cho học sinh dưới sự trợ giúp của giáo viên .
c. Tổ chức thực hiện: Bƣớc thực Bƣớc thực
hiện
Nội dung các bƣớc
Bƣớc 1
GV tiến hành TN phát hiện hiện tượng khúc xạ ánh sáng, bằng cách cắm que khuấy vào một cốc nước trong. Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và nêu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó
Bƣớc 2
Cá nhân quan sát:
- Hiện tượng: Que khuấy như bị gãy ở mặt nước - Nguyên nhân: Sự khúc xạ ánh sáng
Bƣớc 3
- GV đặt vấn đề: Trong chương trình lớp 9, ta đã bước đầu tìm hiểu hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Nêu một vài những hiểu biết của em về hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
- Sử dụng kĩ thuật KLW
+ Đề nghị HS động não nhanh và ghi những hiểu biết về hiện tượng khúc xạ ánh sáng vào cột K
Cả GV và HS cùng ghi nhận hoạt động này vào cột K. Hoạt động này kết thúc khi HS đã nêu tất cả các kiến thức đã biết về khúc xạ ánh sáng. GV tổ chức cho HS thảo luận về những gì các em đã ghi nhận
35 ánh sáng ở cột W
+ Cột L sẽ hoàn thành sau khi HS học xong bài học này
K W L
- Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng khi đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác thì bị gãy khúc giữa mặt phân cách giữa hai môi trường - Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới - Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí, góc khúc xạ lớn hơn góc tới - Mối quan hệ định lượng giữa góc tới và góc khúc xạ? - Khi nào góc khúc xạ lớn hơn góc tới, khi nào góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới - Có phải cứ chiếu ánh sáng từ môi trường này sang môi trường kia là xảy ra hiện tượng khúc xạ không? Nếu không xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng thì xảy ra hiện tượng gì?
Bƣớc 4
GV đặt vấn đề: Ở lớp 9, các em đã tìm hiểu hiện tượng khúc xạ ánh sáng về mặt định tính. Trong bài học này, ta sẽ khảo sát đầy đủ hơn hiện tượng này về mặt định lượng
Để giúp các em tìm hiểu kiến thức bài học, thầy/cô sẽ hướng dẫn các em thực hiện nhiệm vụ học tập với các công cụ hỗ trợ hoạt động học tập như sau
-Chia nhóm học sinh (4 hoặc 6 nhóm tùy sỹ số lớp học)
-Giáo viên chiếu bảng phân công nhiệm vụ học tập, công cụ trợ giúp tương ứng . Phát cho các nhóm các công cụ cần thiết
-Hướng dẫn thực hiện, giới hạn thời gian nộp sản phẩm
-Kênh thông tin liên lạc giữa giáo viên và học sinh trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập
36
Nhiệm vụ học tập cho các nhóm và công cụ hỗ trợ tƣơng ứng Nhiệm vụ học tập chung cho các
nhóm
Công cụ hỗ trợ
Nhiệm vụ 1:Tìm hiểu và xây dựng kiến thức về hiện tƣợng “Khúc xạ ánh sáng”:
1.Nghiên cứu nội dung bài 26 sách giáo khoa: Khúc xạ ánh sáng
2. Xem bài giảng Elearning giáo viên giao trên phần mềm LMS
2. Khai thác thông tin trên mạng internet, sách báo khác…thảo luận nhóm để hoàn thành các phiếu học tập giáo viên giao
3. Thực hiện thí nghiệm khảo sát xây dựng định luật khúc xạ ánh sáng và quay video các thành viên trong nhóm cùng thực hiện thí nghiệm
3. Xây dựng bài trình bày tìm hiểu kiến thức về bài “ Khúc xạ ánh sáng”
Gợi ý: - Có thể xây dựng bài trình bày dưới dạng bài trình chiếu, sách truyện, sơ đồ hình vẽ…. tùy học sinh sáng tạo
Lƣu ý: