Bước 3: Học sinh lắp đặt các thành phần của hệ thống theo bản thiết kế bằng vật liệu đã chuẩn bị theo thứ tự: ống chuẩn trực, hệ tán sắc, buồng tối( phải đặt nguồn

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ đề DẠY HỌC STEM CHƯƠNG v SÓNG ÁNH SÁNG VẬT LÍ 12 THPT (Trang 38 - 43)

liệu đã chuẩn bị theo thứ tự: ống chuẩn trực, hệ tán sắc, buồng tối( phải đặt nguồn sáng tại tiêu điểm của L1 để thu được chùm sáng song song chiếu vào lăng kính, màn phải đặt tại tiêu diện của thấu kính hội tụ L2).Thử nghiệm hệ thống, so sánh với các tiêu chí đánh giá sản phẩm và điều chỉnh cho phù hợp.

- Bước 4: Học sinh điều chỉnh lại vật liệu và thiết kế, ghi lại nội dung điều chỉnh và giải thích lí do ( nếu cần phải điều chỉnh)

- Bước 5: Học sinh hoàn thiện sản phẩm, hoàn thiện bảng ghi danh mục các vật liệu và tính giá thành chế tạo sản phẩm.

- Bước 6: Học sinh thử nghiệm máy quang phổ lăng kính bằng cách chiếu ánh sáng trắng vào máy.

- Bước 7: Học sinh sắp xếp sản phẩm, sẵn sàng cho phần triển lãm sản phẩm . Xây dựng bản báo cáo và tập trình bày, giới thiệu sản phẩm.

Trong quá trình chế tạo sản phẩm GV đôn đốc, hỗ trợ, ghi nhận hoạt động của các nhóm học sinh.

Hoạt động 5: Trình bày sản phẩm và thảo luận (45 phút) a. Mục đích

- Học sinh giới thiệu và báo cáo sản phẩm đã chế tạo chứng minh sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chí đặt ra.

- Học sinh được thực hành được kĩ năng thuyết trình và phản biện kiến thức liên quan, rèn luyện được thói quen giữ gìn vệ sinh, an toàn trong lắp đặt và thu hồi sản phẩm, hình thành ý thức về cải tiến và phát triển sản phẩm.

b. Nội dung:

- Học sinh báo cáo và thử nghiệm sản phẩm. - GV và HS nhận xét và nêu câu hỏi.

- HS giải thích sự thành công hoặc thất bại của mô hình sản phẩm đã thiết kế và đề xuất các phương án cải tiến.

c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:

- Sản phẩm là một máy quang phổ lăng kính tối ưu nhất. - HS hoàn thành hồ sơ học tập.

d. Cách thức tổ chức hoạt động Nội

dung

Hoạt động của HS Hoạt động của GV Công cụ hỗ trợ Báo cáo sản phẩm của các nhóm (30 phút) - Các nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp. - Giới thiệu sản phẩm máy quang phổ lăng kính đã hoàn thành. Lắng nghe nhận xét từ các HS khác trong lớp và từ GV

- Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi của GV về kiến thức đã thu thập được, kĩ năng đã rèn luyện được trong quá trình làm máy quang phổ lăng kính - GV tổ chức cho HS chuẩn bị và trưng bày sản phẩm cùng lúc. - GV yêu cầu từng nhóm lần lượt trình bày sản phẩm đã chuẩn bị.

- GV đặt câu hỏi cho bài báo cáo để làm rõ hơn nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ lăng kính từ đó khắc sâu kiến thức mới của chủ đề và các kiến thức liên quan. Khuyến khích các nhóm nêu câu hỏi khác.

- Sử dụng phiếu đánh giá để đánh giá sản phẩm.

- Đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức kĩ năng sau chủ đề.

Câu hỏi kiểm tra kiến thức, kĩ năng sau chủ đề. Phiếu đánh giá dự án (phụ lục 06 đính kèm) Bảng thu hồi thông tin về việc thực hiện dự án (phụ lục 06 đính kèm)

Tổng kết đánh giá dự án của lớp( 15 phút) - Lắng nghe nhận xét của GV. - Suy nghĩ, phát triển ứng dụng quy trình vào cuộc sống. Trả lời các câu hỏi trong phiếu phản hồi. Ghi nhận những nhận xét và kết quả của dự án.

- Nhận xét, tổng kết. - Gợi ý tìm phương án cải tiến(máy quang phổ lăng kính có thể phân tích quang phổ vạch của hidro bằng cách thay nguồn ánh sáng trắng bằng đèn hơi hidro). - GV phát phiếu để lấy thông

tin phản hồi.

- GV nhận xét về dự án đã trải qua của học sinh và công bố kết quả chấm cho toàn bộ dự án dựa trên phiếu đánh giá. - GV tổng kết chung về hoạt động của các nhóm, hướng dẫn các nhóm hoàn thành hồ sơ học tập. Tổng kết kiến thức cần học và ứng dụng.

Phiếu thu hồi (phụ lục 06 đính kèm)

2.5. Chủ đề “Máy rửa tay tự động phòng chống COVID - 19”

Bước 1: Lựa chọn chủ đề

Trong chủ đề máy rửa tay tự động phòng chống COVID-19 học sinh vận dụng kiến thức về tia hồng ngoại như tính chất, công dụng của tia hồng ngoại , cảm biến hồng ngoại để ứng dụng trong đời sống. Tham gia chủ đề trên, học sinh phải nghiên cứu và vận dụng các kiến thức đặc điểm, tính chất, ứng dụng của tia hồng ngoại (Bài 27. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại - Vật lí 12). Ngoài ra học sinh còn phát triển được các kiến thức STEM khác trong chủ đề được mô tả dưới đây:

Bảng 6.Các kiến thức thuộc chủ đề “Máy rửa tay tự động phòng chống COVID- 19”.

Tên sản phẩm

Khoa học (S) Công nghệ(T) Kỹthuật( E)

Toán học (M)

Máy rửa tay tự động phòng chống COVID-19. Ứng dụng của tia hồng ngoại, cảm biến hồng ngoại Thiết kế bản vẽ kĩ thuật. Biết sử dụng các dụng cụ mỏ hàn, súng bắn keo,.... Quy trình lắp ráp mạch điện Tính toán kích thước các chi tiết của sản phẩm.

Bước 2: Xác định các vấn đề cần giải quyết

Hình 3. Các vấn đề cần giải quyết chủ đề “Máy rửa tay tự động phòng chống COVID-19”

Bước 3: Xác định tiêu chí của thiết bị, giải pháp giải quyết vấn đề.

Thiết kế máy rửa tay tự động phòng chống COVID-19 đơn giản với những tiêu chí như sau:

Bảng 7. Tiêu chí của sản phẩm

STT Tiêu chí Điểm

1 Hoạt động của máy rửa tay tự động phòng chống COVID-19 phải vận dụng kiến thức về tia hồng ngoại.

5

2 Chế tạo từ những vật liệu dễ kiếm. 5

3 Gia công chế tạo đơn giản. 5

4 Hệ thống hoạt động tốt, độ nhạy tốt. 10

5 Mô hình có sự cải tiến, sáng tạo. 5

Tính chất và công dụng của tia hồng ngoại Gia công, chế tạo đơn giản Máy rửa tay tự động Ứng dụng thiết thực trong cuộc sống Vật liệu dễ kiếm

Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học

CHỦ ĐỀ: MÁY RỬA TAY TỰ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG COVID 19 2.5.1.Tên chủ đề: Máy rửa tay tự động phòng chống COVID- 9. 2.5.1.Tên chủ đề: Máy rửa tay tự động phòng chống COVID- 9.

(Thời gian: 1 tiết trên lớp, 1 tuần làm việc ở nhà và 1 buổi (120 phút) hoạt động ngoại khóa)

2.5.2. Mô tả chủ đề

Tia hồng ngoại là cái tên không còn quá xa lạ với con người trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Đặc biệt trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc thì tia hồng ngoại còn được ứng dụng rất phổ biến trong cuộc sống. Như chúng ta đã biết tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện đang diễn ra hết sức phức tạp trên thế giới, kể cả trong nước, cho mọi người dân luôn quan tâm lo lắng.

Trong chủ đề “Máy rửa tay tự động phòng chống COVID-19” học sinh vận dụng kiến thức về tia hồng ngoại như tính chất, công dụng của tia hồng ngoại để ứng dụng trong đời sống

2.5.3.Mục tiêu a. Kiến thức

+ Trình bày được các kiến thức về tia hồng ngoại.

+ Phân tích được sơ đồ mạch điện để thiết kế máy rửa tay tự động phòng chống COVID-19.

b. Kĩ năng

+ Xây dựng và thực hiện được phương án thiết kế máy rửa tay tự động phòng chống COVID-19.

+ Tự tin giới thiệu hệ thống do nhóm thực hiện.

+ Vẽ bản vẽ thiết kế hệ thống, sơ đồ mạch điện của hệ thống. + Tra cứu thông tin nhờ việc sử dụng công nghệ thông tin.

c. Phát triển phẩm chất

+ Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp.

+ Yêu thích môn học, thích khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức đã học được vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

+ Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật.

d. Định hướng phát triển năng lực

+ Năng lực nghiên cứu khoa học và thực nghiệm về tia hồng ngoại.

+ Năng lực giải quyết vấn đề, cụ thể là thiết kế máy rửa tay tự động phòng chống COVID-19 dựa trên ứng dụng của tia hồng ngoại.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện từng phần nhiệm vụ cụ thể tạo ra sản phẩm.

2.5.4. Chuẩn bị, thiết bị * Giáo viên * Giáo viên

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ đề DẠY HỌC STEM CHƯƠNG v SÓNG ÁNH SÁNG VẬT LÍ 12 THPT (Trang 38 - 43)