Tăng cường đào tạo kỹ năng và tạo cảm hứng cho thanh niên khởi nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bản tỉnh Sơn La (Trang 90 - 92)

6. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn

3.2.4. Tăng cường đào tạo kỹ năng và tạo cảm hứng cho thanh niên khởi nghiệp

Giải pháp này được biết tới chủ yếu thông qua các hoạt động mang tính chất bề nổi, truyền thông rộng rãi, qua đó tạo cảm hứng, thúc đẩy tinh thần sáng tạo khởi

nghiệp, xây dựng nhận thức, văn hóa tích cực của xã hội đối với startup, lựa chọn các startup mục tiêu để tập trung hỗ trợ hiệu quả.

Nhóm biện pháp này có thể thực hiện thông qua:

- Các cuộc thi, giải thưởng cho các startup. Tỉnh cần tăng thêm vốn cho giải thưởng (khoảng 300 triệu cho tổng giải thưởng – bằng phần vốn khởi nghiệp thông thường trên địa bàn).

- Các hoạt động quảng bá, truyền thông nhằm tăng cường nhận thức của công chúng đối với startup –đặc biệt thông qua các kênh mạng xã hộị

- Bảo trợ, thúc đẩy thành lập các tổ chức kết nối, đại diện (ví dụ các câu lạc bộ, cộng đồng, nhóm tương trợ…) cho các startup.

Hiện nay, môi trường khởi nghiệp Việt Nam còn non trẻ so với thế giới nhưng tỉnh vẫn có nhiều tiềm năng để khơi dậy tinh thần khởi nghiệp một cách mạnh mẽ.

Việt Nam còn đang ở trong (cuối) thời kì dân số vàng, nền kinh tế đang phát triển, hơn nửa triệu doanh nghiệp đang hoạt động, hàng trăm trường đại học và trung tâm nghiên cứu đang hoạt động trên khắp cả nước. Cần phải hình thành tinh thần khởi nghiệp cho giới trẻ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bài học từ các quốc gia phát triển trên thế giới cho thấy, ý chí tự làm chủ của con người phải được tôi luyện trong hệ thống giáo dục và xã hội ngay từ khi còn nhỏ.

Đối với vấn đề đào tạo, giải pháp này bao gồm các biện pháp nhằm xây dựng các kỹ năng mà thanh niên khởi nghiệp thường bị hạn chế, qua đó thúc đẩy và tạo thuận lợi cho việc khởi nghiệp sáng tạọ

Mục tiêu là tạo dựng tinh thần khởi nghiệp - đổi mới - sáng tạo trong học đường, các trường đại học cao đẳng cần có nhiều chương trình học và làm thiết thực, cung cấp kiến thức và truyền cảm hứng làm chủ sự nghiệp, làm chủ bản thân cho sinh viên. Phát triển khởi nghiệp trong trường đại học Tây Bắc, cần tạo diễn đàn chung cho sinh viên các ngành khác nhau, phải có một nơi cho các em đến giao lưu, gặp gỡ, trao đổi ý tưởng. Vai trò cốt lõi của đại học là tạo ra hạt giống và ươm tạo các ý tưởng khởi nghiệp. Nhà trường có điều kiện tạo môi trường thuận lợi để sinh viên tham gia các hoạt động đổi mới, sáng tạo và nghiên cứu khoa học, tổ chức

các cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp, tạo sự kết nối giữa các nhóm nhằm hình thành các dự án khởi nghiệp.

Đối với giai đoạn khi hệ sinh thái khởi nghiệp ngay trong trường phát triển tốt, các trường đại học phát huy tối đa vai trò kết nốị Đó là sự kiến tạo liên kết giữa sinh viên với thanh niên khởi nghiệp để tạo việc làm; giữa nhà khoa học với thanh

niên khởi nghiệp, đưa tri thức, dự án nghiên cứu vào đời sống - xã hội, sản xuất,

kinh doanh; kết nối các nguồn lực hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp sáng tạọ Với hoạt động này, trường đại học không chỉ là nơi ươm mầm cho các dự án kinh doanh đổi mới, sáng tạo tiềm năng mà còn tạo cơ hội thu hút những tài năng đến tăng trải nghiệm cọ xátvới môi trường thực tiễn cho sinh viên trong trường.

Các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh phải đóng vai trò tiên phong trong việc nghiên cứu ứng dụng, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho cộng đồng và đời sống xã hộị Đồng thời, tiên phong trong việc tiếp cận các thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới, thử nghiệm và truyền tải những kiến thức đó đến các thế hệ, đưa ra các định hướng phù hợp với tiến bộ của thế giớị Vai trò của đại học cũng rất quan trọng trong chuyển giao kết quả nghiên cứu thành công đến với doanh nghiệp, tạo ra các kết nối giữa doanh nghiệp và nhà trường.

Về cơ bản nhóm giải pháp về thông qua giáo dục để phát triển thanh niên khởi nghiệpthường bao gồm:

- Các chương trình đào tạo, hướng dẫn khởi nghiệp tại các trường đại học, các cơ sở giáo dục bậc cao (đào tạo, tập huấn các kiến thức kinh doanh, các kỹ năng, điều kiện, quy trình để sinh viên có thể khởi nghiệp)

- Các chương trình đào tạo kỹ năng quản trị, quản lý tài chính, lao động… cho các sáng lập viên của thanh niên khởi nghiệp..

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bản tỉnh Sơn La (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)