6. Kết cấu của luận văn
1.2. Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
1.2.1.1. Khái niệm
Thuật ngữ “Chính sách” được sử dụng rất phổ biến, từ những chính sách vĩ mô như chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa đến tầm vi mô như chính sách của
một công tỵ Ở tầm vĩ mô, mỗi khi có vấn đề gì nổi cộm trong xã hội thì công chúng lại trông chờ vào những phản ứng của chính quyền. Những phản ứng đó khi định hình và thể hiện một cách chính thức được gọi dưới tên là “chính sách”. Chính sách cũng có thể hàm chứa những tính toán, định hướng dài hạn của Chính phủ, mối
quan tâm đến một nhóm đối tượng nào đó hay đơn thuần chỉ là sựáp đặt mang tính
“gia trưởng” của Nhà nước. Thuật ngữ chính sách được sử dụng với hàm ý chính
sách công, trong đó Nhà nước là nhân vật then chốt, là chủ thể cho ra đời các sản phẩm là chính sách.
Có thể hiểu “Chính sách” là biện pháp can thiệp của Nhà nước vào một ngành, một lĩnh vực hay toàn bộ nền kinh tế nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định, với những công cụ và giải pháp nhất định và trong một thời hạn xác định.
Theo khái niệm trên, “chính sách” bao hàm các nội dung:
- Chính sách là do một chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra;
- Chính sách được ban hành căn cứ vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế;
- Chính sách được ban hành bao giờcũng nhằm đến mục đích nhất định; nhằm thực hiện một mục tiêu nào đó, chính sách được ban hành đều có sự tính toán và chủ đích rõ ràng. Khi một vấn đề kinh tế - xã hội cần được giải quyết, chính quyền sẽ đưa ra mục tiêu và cách thức giải quyết (để cho vấn đề tự phát triển cũng là một cách giải quyết). Sự lựa chọn cách giải quyết đưa đến những quyết định và toàn bộ quy trình này được đặt trong một môi trường tương tác của các tác nhân chính sách, tạo ra hàng loạt các ràng buộc trước khi chính sách xuất hiện và các tác động sau
đó. Chính sách không tự nhiên xuất hiện, nó chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, được thể hiện cụ thể qua sự can thiệp của Nhà nước
đối với các thất bại của thị trường, những giá trị chính trị thịnh hành, tâm lý công chúng vào thời điểm đó, cấu trúc của chính quyền, các quy phạm xã hội của quốc
gia và địa phương và hàng loạt các biến cố khác. Từ sự chi phối của những điều kiện này, dẫn đến cách thể hiện khác nhau trong các vai trò chính sách và quy trình chính sách. Chính sách của Nhà nước đưa ra nhằm tác động vào các ngành, lĩnh
vực, khu vực như: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sản xuất, tiêu dùng,… Từ
cách tiếp cận chính sách như trên, mỗi lĩnh vực nhà nước có chính sách riêng, do đó
có thể hiểu khái niệm chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp như sau:
Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp là công cụđể quản lý nhằm mục tiêu hỗ trợ cho thanh niên khởi nghiệp, bao gồm các chếđộ, các biện pháp, các quy định cụ thể về quá trình ươm tạo, hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp nhằm xây dựng và phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp lớn mạnh dựa trên nền tảng là thanh niên khởi nghiệp, hiện đại và đảm bảo đơn giản hóa môi trường pháp lý khiến hoạt
động khởi nghiệp của thanh niên đơn giản hơn và thân thiện hơn.
1.2.1.2. Mục tiêu của chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
Không phải tất cả thanh niên khởi nghiệp đều được hỗ trợ. Đồng thời, hỗ trợ không có nghĩa Nhà nước đem cho thanh niên bao nhiêu tiền, mà là tạo cơ hội, tạo thuận lợi cho thanh niên khởi nghiệp cơ hội sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ một phần
chi phí khi thực hiện hoạt động cụ thể nào đó. Mức độ hỗ trợ cũng khác nhau, trong đó, nếu thanh niên khởi nghiệp thành lập doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được hỗ trợ nhiều nhất. Khi khởi nghiệp, với nguồn vốn hạn chế, khả năng kết nối đối tác chưa tốt, trong khi có rất nhiều thứ cần phải đầu tư nên việc tận dụng các hỗ trợ từ chính sách sẽ giúp thanh niên khởi nghiệp thuận lợi hơn trong những ngày đầu hoạt động.
Các Chính phủ đang có xu hướng khuyến khích thanh niên và các doanh
nghiệp trong nước đẩy mạnh sáng tạo, tiếp cận với thế giới công nghệ, thích ứng nhanh với những thay đổi của cách mạng 4.0 hiện naỵ Với sự nhạy bén, sáng tạo của mình cùng với sự hỗ trợ từ phía chính phủ sẽ là động lực to lớn để thanh niên nắm bắt cơ hội, mạnh dạn dấn thân và khởi nghiệp thực hiện ước mơ của mình.
Như vậy, có thể hiểu: Mục tiêu của chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp là sự tác động của chủ thể quản lý (cơ quan nhà nước có thẩm quyền) bằng các cơ chế, chính sáchnhằm kiến tạo môi trường thuận lợi, tạo động lực để các thành phần thanh niên khác nhau ra sức sáng tạo khởi nghiệp.