6. Kết cấu của luận văn
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
1.3.1. Các nhân tố chủ quan
Chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện chính sách
Tổ chức bộ máy hành chính chịu trách nhiệm thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện chính sách. Việc tổ chức thực hiện chính sách thanh niên khởi nghiệp đòi hỏi sự chung tay đồng bộ của các ngành, lĩnh vực ở các cấp. Các mối quan hệ liên chính quyền như được thể hiện ở các chương trình mục tiêu quốc gia, hoặc các mối quan hệ giữa các địa phương như các chương trình của từng tỉnh, vùng có thể ảnh hưởng quan trọng đến việc thực thi chính sách. Vì vậy nếu trong nội bộ chủ thể thực hiện chính sách có sự chồng chéo, mâu thuẫn sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp.
Quan điểm của lãnh đạo chính quyền về chính sách thanh niên khởi nghiệp
Đối với khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn tỉnh, thì vấn đề quan điểm của lãnh đạo là vô cùng cần thiết, bởi nó thể hiện khả năng ủng hộ hay không ủng hộ chủ trương nàỵ Nếu như tỉnh đưa ra các chính sách cần thiết hỗ trợ khởi nghiệp của
thành niên thì sẽ có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp của thanh niên được hình thành. Ngược lại, thanh niên sẽrất khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực để cụ thể hóa ý tưởng kinh doanh của mình, cũng như không có đủ các điều kiện cần thiết để nhận được sự hỗ trợ của Đoàn thể các nơị
Phong trào thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh
Bất cứ hoạt động nào, nếu như có phong trào cũng đều trở nên sôi nổị Do đó, nếu phong trào thanh niên khởi nghiệp được tổ chức rộng rãi trong các tầng lớp
thanh niên thông qua các tổ chức như Đoàn thanh niên, hội sinh viên và các tổ chức
thanh niên khác thì thanh niên sẽ tiếp cận được nhiều thông tin hơn, qua đó tạo động lực giúp thanh niên tự tin khởi nghiệp. Do đó, nếu như các vấn đề liên quan đến khởi nghiệp được quảng bá sâu rộng, và có được những hỗ trợ nhất định thì mới thúc đẩy các chính sách đi vào cuộc sống và gắn với các nhu cầu của thanh niên.
1.3.2. Các nhân tố khách quan
Đối với thanh niên khởi nghiệp, thì các chính sách chung của nhà nước có tác động trực tiếp và quyết định hơn và nó làm nền tảng để địa phương xây dựng các chiến lược cho mình, nhất là những tỉnh có nguồn lựchạn hẹp.
Chiến lược khởi nghiệp quốc gia
Chiến lược khởi nghiệp quốc gia là một chương trình được lên kế hoạch thực hiện trong chuỗi giá trị giúp thanh niên khởi nghiệp thành công, hiệu quả hơn. Tùy vào thế mạnh riêng, mỗi quốc gia và địa phương chọn cho mình những lĩnh vực ưu tiên phù hợp, sau đó Nhà nước sẽ ban hành toàn bộ hoặc một phần chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động hiệu quả.
Trong chính sách khởi nghiệp, thông thường nhà nước (chủ thể ban hành
chính sách)chú ý đến những vấn đề như:
Trọng tâm của kỹ năng khởi nghiệp bao gồm kỹ năng mềm và các năng lực chuyên môn cần có như kiến thức cơ bản về khởi nghiệp, kế hoạch kinh doanh,
năng lực tài chính và kỹ năng quản lý. Chính sách và các chương trình giáo dục khởi nghiệp hiệu quả tập trung vào phát triển năng lực kinh doanh và kỹ năng cần thiết trong các điều kiện công việc cụ thể nhằm nâng cao năng lực khởi nghiệp và
phát triển văn hóa khởi nghiệp trong xã hộị Có kĩ năng thì thanh niên khởi nghiệp mới đủ tự tin phát triển các vấn đề khác.
Tạo điều kiện trao đổi và đổi mới công nghệ
Khởi nghiệp và công nghệ luôn hỗ trợ lẫn nhaụ Tại các nước đang phát triển, cả hai yếu tố này đều quan trọng tùy vào mức độ phát triển kinh tế, tỷ lệ ứng dụng công nghệ và khả năng đổi mới của doanh nghiệp. Các quốc gia có thể áp dụng các giải pháp như: (i) Hỗ trợ phát triển công nghệ thông tin và truyền thông cho khu vực tư nhân; (ii) Tăng cường mạng lưới liên kết, cụm công ty, cụm ngành nhằm phổ biến công nghệ và đổi mới; (iii) Xây dựng cầu nối giữa cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu, các trường đại học và khu vực tư nhân; và (iv) Hỗ trợ khởi nghiệp công nghệ caọ
Hỗ trợ tiếp cận tài chính
Các giải pháp hỗ trợ khởi nghiệp tiếp cận tài chính như: (i) Tăng cường tiếp cận với các dịch vụ tài chính; (ii) Đẩy mạnh tài trợ cho đổi mới công nghệ; (iii) Nâng cao năng lực cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính để phục vụ khởi nghiệp; và (iv) Cung cấp các chương trình đào tạo về tài chính cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý cần hướng đến nâng cao tinh thần khởi nghiệp của các cá nhân trong xã hội nhằm thực hiện những ý tưởng kinh doanh mới trên cơ sở chấp nhận rủi ro có thể tính toán được. Nội dung chính sách đưa ra các giải pháp tối ưu hóa môi trường pháp lý về khởi nghiệp của một quốc gia, cụ thể: (i) Rà soát các yêu cầu pháp lý khởi nghiệp; (ii) Giảm thiểu rào cản pháp lý cho doanh nghiệp khởi nghiệp; (iii)Xây dựng niềm tin cho doanh nghiệp khởi nghiệp về môi trường pháp lý; và (iv) Hướng dẫn các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạọ
Nhận thức về khởi nghiệp của xã hội
Nếu một quốc gia có được: (i) Hiểu biết cộng đồng về giá trị của khởi nghiệp và giải quyết những thành kiến tiêu cực trong nhận thức xã hội, (ii) Nhận thức cộng đồng về các cơ hội khởi nghiệp; và (iii) Khuyến khích các sáng kiến trong khu vực tư nhân và tăng cường mạng lưới giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp thì thanh niên
khởi nghiệp sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận vốn, chính sách và cũng tạo được hàng lang pháp lí cho các đối tượng khác nhau tham gia vào quá trình tài trợ,
đầu tư cho quá trình khởi nghiệp.