Vốn hỗ trợ của các TCTD cho thanh niên khởi nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bản tỉnh Sơn La (Trang 59 - 60)

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Năm 2016 2017 2018 2019

Hỗ trợ từ NH Chính sách Xã hội 92.787 98.778 101.443 124.555

Hỗ trợ từ các tổ chức tín dụng khác 435.145 521.225 535.117 548.662

Hỗ trợ từ cơ quan đoàn thể 1.828 2.878 3.217 3.978

Tổng 529.760 622.881 639.777 677.195

(Nguồn: tổng hợp của tác giả từ báo cáo của NHNN và UBND tỉnh)

Tuy nhiên, nguồn này có lãi suất rất rẻ (chỉ khoảng 6%/năm – thấp hơn rất nhiều so với lãi suất của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường). Đến năm 2019, thực hiện chỉ đạo về vấn đề cho vay nông nghiệp nông thôn và khởi nghiệp, cùng với sự đồng ý của UBND tỉnh, Ngân hàng chính sách đã đẩy mạnh vay vốn cho thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh thêm hơn 22 tỷ đồng để có thể phát triển các mô hình liên quan như nuôi dế, trồng cây ăn quả có múi, nuôi cá lồng trên hồ Thủy điện Sơn La, mô hình nhân nuôi ong mật (Apis cerana)… nhằm phát triển kinh tếhộ gia đình gắn với tăng tỷ lệ che phủ củarừng và bảo tồn đa dạng sinh học…

Mặc dù vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội rẻ, lại được sử dụng trong thời

gian dài, hầu hết không cần tài sản đảm bảo – là điều kiện thuận lợi để thanh niên tiếp cận. Nhưng nguồn này bị hạn chế bởi mục tiêu của ngân hàng là hộ nghèo, cận

nghèo, do đó, đại đa số thanh niên khó tiếp cận. Nguồn tiếp theo mà tỉnh cố gắng để thanh niên khởi nghiệp tiếp cận là nguồn vay từ các tổ chức tín dụng trên địa bàn – mà lớn nhất là các ngân hàng thương mại, nhưng với điều kiện vay chặt chẽ nên thanh niên cũng khó tiếp cận. Nếu nguồn vốn vay từ Ngân hàng chính sách chỉ chiếm từ 16 – 18% tổng nguồn vốn thì vốn từ các tổ chức tín dụng chiếm đến trên 80% tổng nguồn. Có thể nói rằng, đây là nguồn dồi dào nhất trong nền kinh tế, bởi các ngân hàng có thể huy động vốn từ các nơi khác nhau trong nền kinh tế. Trong số này, các ngân hàng thương mại quốc doanh như Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã hỗ trợ cho các

hoạt động khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn tỉnh như đồng tài trợ cho các dự án Xây dựng mô hình nhân nuôi ong mật (Apis cerana) nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với vườn rừng và bảo tồn đa dạng sinh học ở huyện Sốp Cộp. Kết quả bước đầu cho thấy, các hộ tham gia mô hình có thêm thu nhập khoảng 1,5-2 triệu đồng/thùng ong, khi dự án kết thúc góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôị Hoặc tài trợ cho mô hình chế biến nước mắm từ cá nước ngọt lòng hồ tại huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La đã giải quyết được một phần đầu ra đối với sản phẩm cá lòng hồ cho bà con khai thác đánh bắt thủy sản tại huyện Quỳnh Nhai, tạo việc làm, tăng thu nhập, tạo thêm sản phẩm mới của địa phương...

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bản tỉnh Sơn La (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)