Chương 2 : VĂN MIẾU NAM ĐỊNH DƯỚI THỜI NGUYỄN
3.2. Văn từ, văn chỉ ở Nam Định từ sau năm 1802
3.2.1. Hệ thống văn từ, văn chỉ ở vùng đất Nam Định sau năm 1802
Dưới thời Nguyễn, hệ thống văn từ, văn chỉ được xây dựng tại nhiều địa phương trên khắp vùng đất Nam Định, từ cấp phủ, huyện đến cấp tổng, xã, thôn. Khiếu Năng Tĩnh cho biết: “các xã, tổng, huyện, tỉnh ở đâu cũng có nơi thờ” [61, tr. 93]. Tuy nhiên, hậu quả của những cuộc nổi dậy của nông dân thế kỷ XIX, trận đánh của quân Pháp vào tỉnh Nam Định cuối thế kỷ XIX, sự phát triển mạnh mẽ của Thiên chúa giáo đã phần nào làm ảnh hưởng
đến sự tồn tại của hệ thống các văn từ, văn chỉ ở nơi đây. Dựa theo các tư liệu địa chí, văn bia, lịch sử, chúng tôi thống kê được 53 văn từ, văn chỉ trên địa bàn Nam Định, được phân theo cấp hành chính như sau:
Bảng 3.2. Thống kê tên gọi di tích nho học Nam Định theo các cấp hành chính STT Cấp hành chính Tên gọi Phủ Huyện Tổng Xã Thôn Tổng cộng 1. Văn miếu 1 - - - - 1 2. Văn từ 1 2 3 6 - 12 3. Từ chỉ - - - 2 - 2 4. Văn chỉ - 1 3 32 2 38 Tổng 2 3 6 40 2 53
(Nguồn: Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Nguyễn Ôn Ngọc (1997); Khiếu Năng Tĩnh (tư liệu Thư viện tỉnh Nam Định); Ban Quản lý di tích và danh thắng (2006); Đặng Đức An (chủ biên) (2010);
Bùi Văn Tam (2011))
Thống kê trên cho thấy, tên gọi di tích Nho học của vùng đất Nam Định trong hai thế kỷ XIX và XX có sự khác nhau nhất định. Tên gọi văn chỉ được dùng nhiều từ cấp huyện đến thôn, chiếm 71,7%; trong khi, ở cấp xã, tên gọi văn chỉ được dùng cho 32 xã, chiếm 80%. Rõ ràng, ở cấp xã, tên gọi này được dùng phổ biến, cho thấy có sự tương đồng với nội dung mà tài liệu của các tác giả Mai Viên Đoàn Triển, Toan Ánh, Phan Kế Bính từng nhắc đến… Tuy sử dụng nhiều tên gọi khác nhau nhưng tựu trung lại vẫn là nơi thờ Khổng Tử, Tứ phối của Nho giáo.
Tham khảo nguồn tư liệu địa chí của tỉnh, chúng tôi đã bổ sung vào danh mục được 14 văn từ, văn chỉ, gồm 1 văn miếu của phủ Xuân Trường, 1 văn từ huyện Nam Trực, 1 văn chỉ tổng Phú Lão và 12 văn chỉ hàng xã có tên Thám Thanh, Lại Xá, Hành Thiện, Phụ Long, Quỹ Đê, Ngọc Giả, Phương Để, Dịch Diệp, Văn Lãng, Nam Lạng, Trừng Hải, Cổ Lễ. Đa số các văn chỉ này
mới chỉ được nêu tên chứ không nói đến lịch sử hình thành, hiện tại đã trở thành phế tích. Văn từ huyện Nam Trực ở xã Cổ Nông, tổng Cổ Nông, do Hội Tư văn và các vị khoa bảng lập nên vào năm Tự Đức thứ 6 (1853). Văn từ là một nếp nhà, xây theo kiểu chữ “Nhất”, là nơi thờ của Khổng Tử, Tứ phối, Thập triết. Tả vu là nơi thờ các bậc đại khoa của huyện như Lê Hiến Giản, Ngô Bật Lượng, Vũ Tuấn Chiêu… Hữu vu là nơi thờ các vị đỗ Hương cống, Cử nhân. Bên cạnh đó, hai nhân vật nổi tiếng thời Trần là Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An và Trương Hán Siêu cũng được phối thờ ở đây. Hoạt động tế lễ tại văn từ diễn ra vào ngày đinh xuân thu nhị kỳ. Năm 1854, Tiến sĩ Ngô Thế Vinh - người xã Bái Dương đã đến tham quan, để lại nhiều đôi câu đối, bài châm có ý nghĩa. Đối với bậc hiền triết, Ngô Thế Vinh đã viết rằng: “Thánh vực hoàng thâm, tựu thám lý quật. Duy tiết, duy hiền, thăng đường nhập thất, hậu tiên tiếp võ, Tù, Tứ chi giang. Đăng cao hữu tự, tịch bí Đông Sơn” [31, tr. 90]. Với bậc Tiên nho, ông ghi: “nhật nguyệt chi minh, phí bà phí hị, duy thị chân kiếp nại ấp kỳ phương. Thương hải chi đại, vạn phái nhất khoa, duy thị thiên thiếp, nại dương kỳ ba”. Việc xây dựng văn từ huyện Nam Trực (trước là Nam Chân) đã khiến cho những người đến viếng thăm, trong đó có Ngô Thế Vinh vui mừng vì huyện mình đã có nơi thờ Tiên Thánh, Tiên hiền [31, tr. 89]:
“Dương hồ đại tai, Đông Lỗ đạo nguyên đàm lĩnh biến Nghiệm nhiên dịch nhược, Nam Chân Văn miếu đối thiên trương” Dịch nghĩa:
“Rộng lớn lắm thay, nguồn đạo đất Đông Lỗ ngấm ra ngoài năm vịnh, Thật là nghiêm chỉnh, Văn miếu của huyện Nam Chân lâu dài sánh với cùng