7. Bố cục của luận văn
3.2. Những bài học kinh nghiệm nhằm hoàn thiện văn hoá doanh nghiệp trong
3.2.1. Quyết liệt trong việc nâng cao nhận thức về văn hóa doanh nghiệp khách sạn cho người lao động sạn cho người lao động
Có thể thấy rằng, KS Sheraton Nha Trang, Mường Thanh Luxury Nha Trang, cũng như các KS 5 sao trên địa bàn TP Nha Trang trong thời gian qua đã chú ý đến công tác giáo dục tư tưởng, đào tạo nâng cao nhận thức về VHDN cho các CBNV, nhất là những người mới được tuyển dụng. Tuy nhiên, công tác này chỉ mới tập trung chủ yếu vào những người mới trong chương trình định hướng ban đầu (thời gian kéo dài từ 2-4 tuần) mà chưa có nhiều chương trình đào tạo, giáo dục cho những CBNV đã làm việc lâu năm tại KS. Hơn nữa, các chương trình này chưa phong phú, đã dạng và chưa tạo được sự hấp dẫn đối với người học. Để nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn thể CBNV trong KS về VHDN KS, các KS cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:
-Thiết kế nội dung các khóa học này cần phong phú, hấp dẫn, chủ yếu về lịch sử tập đoàn, giá trị cốt lõi, sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu, phương thức hành động, quy tắc giao tiếp ứng xử, nội quy lao động, tiêu chuẩn về nghiệp vụ với sự tham gia của các cán bộ đào tạo chuyên trách...
-Tổ chức kiểm tra kiến thức, đào tạo lại theo định kỳ cho CBNV KS về VHDN, giúp nhân viên luôn thấm nhuần và ngày càng yêu mến thương hiệu.
-Thiết kế và đặt thêm các tài liệu, tranh ảnh giới thiệu về VHDN của tập đoàn, KS tại các điểm làm việc của nhân viên, trên buồng ngủ, nơi công cộng, sảnh, nhà hàng, quán bar... để CBNV có thể thấy mọi lúc, mọi nơi khi làm việc và khách hàng cũng có cơ hội hiểu thêm và gắn bó với thương hiệu.
-Cần xây dựng và duy trì các chương trình khuyến khích khách hàng tham gia vào việc giữ gìn và phát huy VHDN KS như tham gia bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, đóng góp cho cộng đồng thông qua hoạt động từ thiện, tham dự các lễ hội, sự kiện văn hóa do KS tổ chức...
-Thường xuyên kiểm tra và kiểm soát VHDN đối với tất cả các CBNV sau khi được giáo dục, quán triệt. Biện pháp này sẽ được thực hiện một cách nghiêm túc theo tinh thần tự nguyện và ý thức tự giác của người lao động trong DN. Khi CBNV thấm nhuần thì CBNV sẽ sẵn sàng phục vụ khách hàng nhiệt tình, chu đáo như khách hàng xứng đáng được hưởng bởi tự thân họ thực sự cảm nhận được sự thiêng liêng của hệ giá trị cốt lõi, xác định được vai trò của cá nhân đối với sứ mệnh, mục tiêu của KS. Các nhân tố cấu thành nên VHDN như giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội, văn hóa ứng xử... trở nên quen thuộc và gần gũi với từng CBNV, tạo cho họ động lực để cống hiến cho KS, nâng cao hiệu quả công việc một cách tự giác để thỏa mãn tối đa khách hàng, ngay cả khi không có sự giám sát của người quản lý.
3.2.2. Phát huy hơn nữa các giá trị của văn hóa doanh nghiệp của khách sạn
Cả hai KS luôn trung thành với cam kết đặt nhu cầu của khách hàng lên hàng đầu. và luôn tin rằng: Sự tín nhiệm, sự tin tưởng là tài sản quý giá nhất, bởi vì hoạt động ngân hàng được xây dựng trên sự tín nhiệm.
Tại KS Sheraton Nha Trang và Mường Thanh Luxury Nha Trang, VHDN là hệ thống quy chuẩn các hành vi mà ở đó sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi là nguyên tắc gốc rễ để định hướng hành vi của mỗi CBNV. Các KS luôn quan tâm đến công tác truyền thông, đào tạo và đánh giá để phát triển VHDN. Trong truyền thông, các KS đều chú trọng. CBNV được phân chia để đào tạo với quy trình: Nhận thức -
thấu hiểu; Đồng cảm; CBNV được giám sát, phản hồi và đánh giá định kỳ giúp CBNV thực hiện đúng những gì tổ chức mong muốn. Để tồn tại và phát triển KS đã tạo dựng được niềm tin của khách hàng, niềm tin của xã hội . Đặc biệt là VHDN ngày càng lớn mạnh và bản sắc hơn. Tuy nhiên, để VHDN thực sự phát huy có hiệu quả hơn nữa, các KS cần tiếp tục quảng cáo, quảng bá cho các nhân tố hữu hình, tiếp tục xem triết lý kinh doanh là kim chỉ nam cho các hoạt động. Để phát huy hơn nữa các giá trị của VHDN, các KS cần:
- KS Sheraton Nha Trang cần chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. KS cần chung tay cùng cộng đồng trong việc tiết kiệm năng lượng, góp phần bảo vệ môi trường.
- Trong quá trình phân tích, có thể thấy rằng KS Sheraton Nha Trang và KS Mường Thanh Luxury Nha Trang đã tiếp nhận các sinh viên của các trường đại học, cao đẳng vào để thực tập. Tuy nhiên, những hoạt động này chưa thực sự đươc quan tâm đúng mức. Vì vậy, trong thời gian tới, các khách này cũng như các KS 5 sao khác trên địa bàn cần quan tâm hơn nữa tới hoạt động hỗ trợ và hợp tác với các cơ sở đào tạo dưới hình thức tiếp nhận sinh viên thực tập; tạo điều kiện cho sinh viên đến tham quan, học tập tại KS; xây dựng các chương trình đào tạo quản trị viên nhằm tạo nguồn nhân lực; ký kết thỏa thuận hợp tác với các trường đào tạo du lịch và KS... Bằng cách này, các KS cũng sẽ thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm ứng viên có chất lượng và phù hợp với các vị trí tuyển dụng trong KS.
3.2.3. Nâng cao số lượng và chất lượng nhân lực của khách sạn
Vấn đề mà KS đang gặp phải là nhân sự đang thiếu về số lượng và đâu đó còn chưa đạt về chất lượng. KS chưa thực hiện công tác dự báo và dự đoán cho 5 năm hay 10 năm tới. Ngoài ra, với yêu cầu từ một KS mang thương hiệu quốc tế, tiêu chuẩn tuyển dụng có phần cao hơn so với các KS khác trên địa bàn. Tuy vậy, vì thực tế nên có những bộ phận phải tuyển nhân lực thấp hơn tiêu chuẩn đề ra. KS cần chú ý thêm việc đào tạo cho nhân viên cao cấp. Đào tạo cho nhân viên thì cần dựa theo kế hoạch của khách sạn sau đó mỗi bộ phận tự lập lịch đào tạo, phù hợp với tình hình thực tế của bộ phận mình. Cần tăng cường đào tạo ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ mang tính cấp thiết hiện nay của thị trường khách của KS.
Các KS cần thường xuyên có mối liên hệ và hợp tác với các cơ sở đào tạo về du lịch, KS trên địa bàn đề tìm kiếm nguồn nhân lực đầu vào có chất lượng tốt cho DN như Trường đại học Nha Trang, Trường cao đẳng Du lịch Nha Trang, Trường cao đẳng Du lịch Vũng Tàu…
3.2.4. Giữ chân nhân viên giỏi, tăng thu nhập cho cán bộ quản lý
Trong bối cảnh thị trường lao động “mở” – nhiều cơ hội việc làm như hiện nay, rất khó để giữ chân nhân viên ở lại cống hiến lâu dài cho KS. Do đó, các KS cần phải chấp nhận thực trạng nhảy việc – chuyển dịch nhân sự và đảm bảo tỷ lệ nhảy việc ở mức thấp nhất có thể (dưới 10%) để không làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, hoạt động kinh doanh của KS.
Tuy nhiên, nếu tỷ lệ nhân viên trong KS nhiều thì cần xem xét lại. Bởi lẽ, bản thân KS không có chính sách nhân sự bài bản, dài hạn mà chỉ quản lý nhân viên theo kiểu tình thế, ngắn hạn. Các KS cần hoạch định được việc nhân viên nào sẽ nhảy việc vào khung thời gian nào. Chiến lược này sẽ giúp cho các KS không rơi vào tình thế. Ngay từ bước tuyển dụng nhân sự, phải tìm hiểu ứng viên một cách kỹ càng, có chọn lọc. Cần hỗ trợ để nhân viên nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc mới, văn hóa riêng của DN KS. Sau khi kết thúc thời gian thử việc, nhân viên cần được ký hợp đồng làm việc, hưởng các chế độ bảo hiểm. Đây vừa là quyền lợi người lao động được hưởng, vừa là điều kiện ràng buộc nhân viên không nghỉ việc vô tổ chức.
Một cách khác để giữ chân nhân viên là chính sách lương thưởng. Bởi nhân viên nào đi làm cũng mong muốn được trả công xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra. KS Mường Thanh Luxury Nha Trang cần có chính sách tiền doanh thu cho nhân viên khi bán vượt doanh thu.
Cần xây dựng được mối liên hệ đoàn kết, vui vẻ giữa các nhân viên trong bộ phận, giữa các bộ phận trong KS để mỗi cá nhân đều cảm thấy mình có vai trò quan trọng với tập thể. Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, Team building, … sẽ giúp các nhân viên trong KS hiểu nhau hơn, từ đó hỗ trợ nhau tốt trong công việc.
Để các nhân sự dám nhận trách nhiệm ở vị trí công tác cao hơn, đòi hỏi các KS phải có chế độ chính sách lương thưởng và phúc lợi phù hợp. Thực tế tại KS
Mường Thanh Luxury Nha Trang cũng như KS Sheraton Nha Trang, nhân sự ở bậc phó, trưởng bộ phận, giám sát bộ phận thường đi làm tầm 10 đến 12 tiếng/ngày. Trách nhiệm công việc cực kỳ cao. Trong khi đó, số tiền nhận được chỉ chênh với nhân viên bình thường không cao. Đó là rào cản lớn nhất khiến nhân viên “lười” lên chức.
3.2.5. Khai thác triệt để các nhân tố hữu hình của văn hóa doanh nghiệp
Thực tế cho thấy, muốn nâng cao được giá trị thương hiệu của KS, các KS cần lồng ghép các giá trị văn hóa của DN vào các nhân tố hữu hình, bao gồm: Kiến trúc, thiết kế; Biểu tượng, slogan, tài liệu quảng cáo, quan hệ công chúng; sản phảm dịch vụ; Lễ nghi, lễ hội, sự kiện; Đồng phục; Câu chuyện và huyền thoại. Những biểu hiện trực quan này đã được các KS phát huy hiệu quả tốt trong thời gian vừa qua. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng các biểu hiện trực quan này, các KS luôn phải sử dụng logo, slogan, đồng phục, ấn phẩm…trong tất cả các sự kiện lớn nhỏ của KS, của địa phương cũng như tất cả các hoạt động của KS.
3.3. Một số đề xuất kiến nghị chính sách cho cơ quan quản lý nhà nƣớc
3.3.1. Đối với các sở, ban ngành của tỉnh Khánh Hòa
Đề nghị UBND tỉnh và các sở, ban, ngành có liên quan quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN KS phát triển toàn diện về mọi mặt, đặc biệt ưu tiên phát triển VHDN. Nên xây dựng chuyên mục VHDN trên Webbsite của tỉnh Khánh Hòa, của Sở Du lịch Khách Hòa cung cấp những thông tin cần thiết cho việc xây dựng, phát triển VHDN như: cơ sở lý thuyết, thực trạng chung VHDN trên địa bàn, những DN điển hình có nền VHDN lành mạnh…
Tổ chức huấn luyện, hỗ trợ tư vấn, nâng cao kiến thức về VHDN KS cho các DN KS, giúp cho các DN KS có tầm nhìn định hướng, khả năng tổ chức quản lý, điều hành DN, tìm các giải pháp phát triển VHDN KS.
Về tổ chức quản lý: Rút ngắn sự khác biệt về mặt quản lý nhà nước giữa các loại hình DN KS. Phân định rõ ràng chức năng quản lý Nhà nước và chức năng quản lý kinh doanh đối với DN KS.
3.3.2. Đối với Nhà nước
Nhà nước cần hoàn thiện môi trường pháp lý, thể chế kinh tế thị trường ổn định, tạo môi trường tốt nhất cho các DN KS phát triển kinh doanh và phát triển VHDN của chính DN KS.
VHDN chỉ có thể phát triển và phát huy tác dụng khi mà các thể chế kinh tế, chính trị ổn định lâu dài, khơi dậy tinh thần kinh doanh, khuyến khích mọi người, mọi thành phần kinh tế cùng hăng hái tham gia vào sản xuất làm giàu cho mình và cho đất nước, kinh doanh lành mạnh, tuân thủ đúng các quy định của luật pháp, ngăn chặn những hành vi làm ăn phi pháp, lợi dụng các quan hệ không lành mạnh để kiếm lời.
Thể chế của Nhà nước phải có khả năng phát huy được các giá trị văn hóa của dân tộc, đồng thời kết hợp được với các giá trị tốt đẹp học hỏi được, thích hợp với hoàn cảnh lịch sử của đất nước.
Để làm được điều này cần xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho kinh doanh. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xóa bỏ những thủ tục rườm rà, gây khó khăn cho DN để tránh các hành vi tiêu cực. Loại bỏ những sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế khác nhau, giữa DN Nhà nước và DN tư nhân.
Nâng cao nhận thức và tập trung sức mạnh tập thể của toàn giới DN và cộng đồng xã hội trong phát triển VHDN. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò và yêu cầu cấp bách của việc phát triển VHDN trong thời đại ngày nay. Các hoạt động tuyên truyền cần mở rộng đến tất cả các thành phần kinh tế, nâng cao nhận thức của cộng đồng qua các phương tiện thông tin đại chúng. Cần có hình thức biểu dương các DN tiên phong và thành công trong việc phát triển VHDN, tôn vinh những giá trị VH kinh doanh tích cực. Cần tạo ra một phong trào sôi động trong toàn giới kinh doanh về VHDN Việt Nam trong thời đại mới.
Tiểu kết chƣơng 3
Thông qua kết quả đánh giá thực trạng VHDN tại KS Sheraton Nha Trang và KS Mường Thanh Luxury Nha Trang ở Chương 2, kết hợp với lý thuyết, tác giả đã đề xuất 5 bài học kinh nghiệm nhằm hoàn thiện văn hoá doanh nghiệp trong một số
khách sạn 5 sao tại Nha Trang bao gồm, 1. Quyết liệt trong việc nâng cao nhận thức về VHDN KS cho người lao động; 2. Phát huy hơn nữa các giá trị của VHDN của KS; 3. Nâng cao số lượng và chất lượng nhân lực của KS; 4. Giữ chân nhân viên giỏi, tăng thu nhập cho cán bộ quản lý; 5. Khai thác triệt để các nhân tố hữu hình của VHDN. Việc phối/kết hợp các bài học kinh nghiệm này sẽ tạo ra sức mạnh tổng thể và đồng bộ khi thực hiện mục đích của đề tài khoa học này đã được tác giả đưa ra và nhấn mạnh tại phần Mở đầu của công trình.
KẾT LUẬN
Hiện nay, cùng với sự phát triển của du lịch thế giới, du lịch Việt Nam đang có nhiều thay đổi. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành du lịch ngày càng được tăng cường đầu tư đồng bộ. Các tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch đều có những chính sách đẩy mạnh phát triển du lịch theo cách riêng của mình. Từ năm 2010 trở lại đây, nắm bắt được xu hướng phát triển chung của du lịch cả nước, tỉnh Khánh Hòa đã có những ưu tiên cho ngành du lịch. Đặc biệt, năm 2017, tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 14-CTr/TU về việc thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, càng thể hiện quyết tâm của đảng bộ, nhân dân toàn tỉnh quyết tâm xây dựng và phát triển ngành du lịch.
Thành phố Nha Trang là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây có ngành du lịch phát triển nhất toàn tỉnh. Trong những năm gần đây, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, đặc biệt là các cơ sở lưu trú lớn được xây mới và đầu tư bài bản cả về số lượng lẫn chất lượng. Đây sẽ là một trong những điều kiện để thu hút nhiều hơn nữa khách du lịch đến với Nha Trang nói riêng và Khánh Hòa nói chung. Theo thống kê năm 2017, Nha Trang có 12 KS và khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 5 sao và được điều hành bởi những tập đoàn lớn trong và ngoài nước. Các khách sạn và khu nghỉ dưỡng này đều tọa lạc ở những vị trí đắc địa của thành phố.
Ngày nay, để đánh giá một DN, ngoài các vấn đề như: tiềm lực tài chính,