Mô hình đạo đức kinh doanh của khách sạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa doanh nghiệp trong một số khách sạn 5 sao tại nha trang nghiên cứu trường hợp khách sạn sheraton nha trang và khách sạn mường thanh luxury nha trang (Trang 32 - 33)

(Nguồn tham khảo: Nguyễn Ngọc Dung, 2017, [3, tr44])

Như vậy, đạo đức kinh doanh chính là cam kết chữ tín trong kinh doanh; đạo đức với đối thủ cạnh tranh; tuân thủ các quy định của pháp luật; đạo đức với khách hàng; đạo đức với người lao động.

1.4.4. Trách nhiệm xã hội của khách sạn

Khái niệm về Trách nhiệm xã hội được nhiều người hiểu như là Đạo đức kinh doanh. Điều này hoàn toàn không đúng. Trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội.

Đạo đức kinh doanh chỉ đề cập đến vấn đề các quy tắc ứng xử, những quy tắc ấy làm cơ sở cho việc ra các quyết định trong kinh doanh. Còn trách nhiệm xã hội là sự cam kết của doanh nghiệp đối với xã hội. Trách nhiệm xã hội bao gồm những nghĩa vụ về kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn.

Nghĩa vụ kinh tế: Là cung cấp các hàng hóa, dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu của người dùng tiêu với mức giá hợp lý. Mức giá đó duy trì được công việc kinh doanh của DN và làm hài lòng các chủ đầu tư.

Đạo đức kinh doanh của khách sạn Cam kết chữ tín trong kinh doanh Đạo đức với đối thủ cạnh tranh Tuân thủ các quy định của pháp luật Đạo đức đối với khách hàng Đạo đức với người laođộng

Nghĩa vụ pháp lý: DN thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý do pháp luật hiện hành quy định và những quy định về môi trường tự nhiên.

Nghĩa vụ đạo đức: Là những hành vi hay hoạt động được xã hội mong đợi nhưng không được quy định thành những nghĩa vụ pháp lý. Nghĩa vụ đạo đức chính là nền tảng của nghĩa vụ pháp lý.

Nghĩa vụ nhân văn: Là những hành vi và hoạt động mà xã hội muốn hướng tới, thể hiện những mong muốn hiến dâng của DN cho xã hội.

Như vậy, theo tác giả Nguyễn Ngọc Dung (2017), trách nhiệm xã hội của KS là những nghĩa vụ KS phải thực hiện đối với cộng đồng, môi trường, khách hàng, người lao động và các bên liên quan, nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường và xã hội.

Trách nhiệm nhiệm xã hội của DN kinh doanh KS còn thể hiện rõ ở mặt bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa doanh nghiệp trong một số khách sạn 5 sao tại nha trang nghiên cứu trường hợp khách sạn sheraton nha trang và khách sạn mường thanh luxury nha trang (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)