Một số hình thức và nội dung đấu tranh cụ thể của phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu phong trào công giáo kháng chiến ở nam bộ (1945 1954) (Trang 80 - 83)

3.1.1 .Vai trò của linh mục

3.3. Một số hình thức và nội dung đấu tranh cụ thể của phong

chức vụ uỷ viên thanh niên. Với sức mạnh của tuổi trẻ lại ham văn nghệ nên ông Khải tổ chức những đêm văn nghệ để động viên tinh thần anh em, không phải chỉ ở một nơi mà còn đi thăm hỏi động viên anh em ở Hội Công giáo kháng chiến các tỉnh nên tạo ra sự đoàn kết có sức sống, đầy nhiệt tình yêu nước chống ngoại xâm.

Có thể nói dù dưới nhiều hình thức khác nhau ở những mức độ khác nhau, nhưng người Công giáo Nam Bộ đã có mặt ngay từ lúc đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Pháp của toàn thể dân tộc. Và trong suốt 9 năm kháng chiến dù phải chịu nhiều gian khổ hy sinh; song toàn thể đồng bào vẫn một lòng tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh. Những hình thức, phong trào đấu tranh do chính các trí thức, chức sắc Công giáo lãnh đạo đã tập hợp được đông đảo bà con giáo hữu, động viên đồng bào thực hiện đúng đường lối của Đảng và Chính phủ, tích cực tham gia kháng chiến.

3. 3. Một số hình thức và nội dung đấu tranh cụ thể của phong trào Công giáo kháng chiến Nam Bộ giáo kháng chiến Nam Bộ

3.3.1. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với Công giáo và nhân dân Việt Nam Việt Nam

Mục đích tâm lý của quân Pháp là kích động, chia rẽ lực lượng kháng chiến của Việt Minh, do đó quân đội Pháp thường chiếm đóng những địa bàn “nhạy cảm” đó là các cơ sở tôn giáo, để tìm diệt Việt Minh ẩn nấp cũng như vu khống cho Việt Minh phá đạo dưới chiêu bài “ thiết tha bảo vệ tín ngưỡng và an ninh cho đồng bào”.

Nhưng đọc lại các tư liệu cho thấy, chính quân đội Viễn chinh Pháp lại là những kẻ phá đạo nhất, những hành động đó không đủ cơ sở tin cậy dù nhỏ nhất cho chiêu bài “ bảo vệ tín ngưỡng” của người Pháp.

Hành động của Pháp chỉ làm tăng thêm tinh thần kháng chiến và oán ghét từ phía người Công giáo.

Cùng với các tờ báo chí cách mạng, trên các diễn đàn công khai người Công giáo đã liên tục tố cáo tội ác của giặc Pháp và tay sai để đập tan những luận điệu vu khống cho Chính quyền cách mạng. Trên các tờ báo xuất bản ở Sài Gòn, hay trong các buổi giảng đạo của linh mục kháng chiến lúc bấy giờ thường dẫn ra những bằng chứng cụ thể về tội ác của chúng đối với đồng bào và giáo hữu. Linh mục Lương Minh Ký tuyên bố: “Chúng chỉ có một mục đích: Cướp nước, giết người, lấy của. Giặc Pháp đã lợi dụng sự tôn trọng thánh đường của Chính phủ ta mà chúng đóng quân tại đó. Thánh đường tôn nghiêm của ta bị chúng dùng làm nơi ăn ngủ, dâm ô.” Linh mục Nguyễn Bá Luật tố cáo rằng: “Giặc Pháp tàn sát bổn đạo, không phân biệt già cả, phụ nữ, trẻ con. Cha Sang bi bắt, cha Thọ bị giết. Nhiều cha khác bị đánh đập tàn nhẫn như cha Thiện. Hoặc bị giặc quản như các cha Can, Hiệu, Bình, Đầu, Trí, Hiên, Thích (Sài Gòn), các cha Khanh, Trọng, Thiện... (Nam Vang). Nhiều nhà thờ bị ném bom và bắn phá như nhà thờ Phát Diệm, Sông Cầu, Xuân Hiệp, và rất nhiều nhà thờ khác bị bắn phá.”[28; 19]

Những lời tố cáo đanh thép của đồng bào Công giáo trên đây đã vạch trần bộ mặt lừa bịp của thực dân Pháp, luôn luôn tuyền truyền là đồng bào Công giáo đi theo chúng sẽ được bảo vệ bình yên, còn theo Việt Minh sẽ bị giết hại vì Việt Minh là „vô đạo, vô thần”. Những hành động này đã góp phần thức tỉnh rất nhiều người Công giáo đang lầm đường, lạc lối, bị thực dân lợi dụng. Những hành động khủng bố, tàn sát của thực dân Pháp chẳng những không chia rẽ được đồng bào Công giáo, không làm cho đồng bào sợ hãi không dám tham gia cách mạng nữa mà ngược lại càng khiến cho những người Công giáo Nam Bộ ngày càng căm phẫn tội ác của giặc, quyết tâm kháng chiến đến cùng để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào mình.

3.3.2. Lên án Bảo Đại

Thực dân Pháp tái chiếm Việt Nam gặp phải sự kháng cự quyết liệt của bộ đội Việt Minh và toàn thể nhân dân yêu nước. Họ đặt dưới sự chỉ đạo chung của những người Cộng sản. Giáo hội Việt Nam với đầu não ở Rô Ma và “sự lộng quyền” của

người Pháp đương nhiên sẽ chống lại phong trào kháng chiến đó. Cũng vẫn trên cơ sở quyền lợi hỗ trợ và phân công trách nhiệm giữa giáo quyền và thế quyền. Nếu trong lần xâm lược Việt Nam hơn 80 năm về trước, kêu gọi can thiệp được các giáo sĩ chủ động thì lần này sự “giựt giây” thuộc về phía Pháp. Đó là sự kiện “Bảo Đại hồi loan.”

Việc trở về của Bảo Đại nằm trong kế hoạch của Pháp. Giáo hoàng Pio XII từng vỗ về Bảo Đại: “Đối với sự nghiệp mà con đang hoàn thành, con đã có phước lành của ta ban cho”. Ngày 8/6/1949, cựu hoàng Bảo Đại và tổng thống Pháp Vincent Auriol ký thoả hiệp Elyséen biến Việt Nam thành một quốc gia “độc lập trong liên hiệp Pháp”. Thực chất quốc phòng, ngoại giao, tài chính vẫn bị Pháp chi phối kiểm soát. Kế hoạch của thực dân Pháp đã được Toà Thánh Vatican ủng hộ. Ngày 3/1/1950, Toà Thánh Vatican cũng công nhận Chính phủ Bảo Đại. Hưởng ứng “tinh thần” của Vatican, ở Việt Nam Nhà chung công khai thừa nhận Bảo Đại. Một số giáo sĩ đi đến khẳng định 90% dân số Việt Nam tỏ ý tán thành việc trở lại ngôi vua của một vị cựu Hoàng đế - Một sự trở lại làm nảy sinh niềm xúc động có tính chất quyết định về mặt tâm lý. Trên tờ tạp chí truyền giáo viết về Bảo Đại như sau: “Đối với Bảo Đại, không ai có thể không thừa nhận rằng ông là người đại diện xứng đáng nhất của nước mình…”. Còn về phía Chính phủ ta, sau năm 1950 mới được các nước khác công nhận: Bắc Kinh (15/1/1950); Matxcơva (31/1/1950), Praha (2/2/1950)…

Nhằm lật rõ chân tướng sự việc, những đại diện ưu tú của phong trào Công giáo Nam Bộ kháng chiến đã không ngần ngại phủ nhận “chính phủ Bảo Đại”. Họ đưa ra những lời lẽ khẳng định lập trường đó, đồng thời đã phá chế độ bù nhìn Bảo Đại, mặc cho chính phủ này đã được Vatican công nhân.

Linh mục Nguyễn Bá Luật cho rằng: “Thực dân pháp đang lỗ lực một phen cuối cùng mong cứu vãn tình thế. Chúng đưa Vĩnh Thuỵ ra, chúng cũng hứa độc lập, thống nhất để mê hoặc những phần tử lừng chừng, ích kỷ, để tiếp tục chính sách bóc lột ghê gớm.” [9] các Linh mục khác cũng tuyên bố: “Vĩnh Thuỵ làm bù nhìn cho Pháp, Nhật trong hơn 20 năm, để thực dân và phát xít bóc lột dân Việt Nam. Trong khi toàn dân Việt Nam đang chiến đấu hy sinh về mọi mặt để chống thực dân để bảo vệ tổ quốc để tranh độc lập thống nhất thực sự thì Vĩnh Thuỵ ra ngoại quốc và ký hiệp

ước với thực dân Pháp, để mưu mô lừa bịp và chia rẽ đồng bào. Thay mặt cho 8 vạn giáo dân trong địa phận chúng tôi cực lực đả đảo Vĩnh Thuỵ bội thề bán nước. Yêu cầu Chính phủ thẳng tay trừng trị Việt gian bán nước là Vĩnh Thuỵ và bè lũ bù nhìn. Kêu gọi toàn thể đồng bào hương giáo cương quyết chống âm mưu chia rẽ của giặc Pháp và bù nhìn.”[9]

Sau khi vạch rõ bộ mặt tàn ác của bọ giặc Pháp, các linh mục kháng chiến luôn luôn kêu gọi các con chiên của mình hãy đứng lên cùng đồng bào tham gia đấu tranh để đánh đuổi bọn xâm lược ra khỏi bờ cõi, trả lại cuộc sống yên bình cho nhân dân mình. Linh mục Nguyễn Bá Tòng đã khẳng định: “Đoàn kết là sức mạnh của dân tộc, thực dân Pháp hiểu rõ điều ấy nên chúng đã cố chia rẽ để thống trị, hay thống trị bằng cách chia rẽ. Nhưng không, ở Nam Bộ là nơi kháng chiến quyết liệt, tinh thần đoàn kết đã được thực hiện. Kết quả của mưu mô chia rẽ là những cái tát đánh vào mặt thực dân và bè lũ bán nước.” [28; 31]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu phong trào công giáo kháng chiến ở nam bộ (1945 1954) (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)