Sự tham gia của giáo dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu phong trào công giáo kháng chiến ở nam bộ (1945 1954) (Trang 75 - 80)

3.1.1 .Vai trò của linh mục

3.2. Sự tham gia của giáo dân

3.2.1. Giáo dân với kháng chiến

Người Công giáo tham gia các hoạt động yêu nước trong một địa bàn khó khăn dưới sự cấm đoán ngặt nghèo của Giáo hội ắt hẳn phải dựa trên những nền tảng nhất định.

- Họ là người Công giáo, những họ là người Việt Nam cũng mạng trong mình nỗi nhục mất nước và tình tự với dân tộc như bao anh em không đồng đạo. Nỗi nhục mất nước và tình tự với dân tộc chính là động lực của lòng yêu nước, là sơ sở cho việc tham gia kháng chiến.

- Những hình ảnh tươi đẹp của Công giáo ủng hộ các mạng, tham gia cách mạng của những ngày cách mạng tháng Tám năm 1945 là một cơ sở quan trọng để họ

dấn thân tiếp. Hoạt động yêu nước đã từng là một giá trị được tồn tại và thừa nhận trước đó. Kháng chiến tạo chia cắt giữa “hai xu hướng” của Công giáo nhưng những

“tiền lệ đó” vẫn có tác dụng tích cực.

- Mặt khác, cuộc kháng chiến qua thực tiễn ngày càng đi đến triển vọng thắng lợi. Chính sách của những người Cộng sản ngày càng đi vào cuộc sống và phát huy hữu ích sự đoàn kết Công giáo với nhân dân, khắc hẳn với những gì Giáo hội và của các nhà lãnh đạo quân đội Pháp tuyên truyền. Những xu hướng đúng và chính nghĩa của cuộc kháng chiến ngày càng được toả sáng và khẳng định.

Với những nền tảng trên sẽ không quá lời khi thấy rằng, người Công giáo yêu nước giai đoạn này phải trải qua “cuộc cách mạng của lòng mình” thoát ra khỏi ý thức tôn giáo thuần tuý để đi đến ý thức dân tộc và dựa trên ý thức dân tộc để xem xét lại vấn đề của tôn giáo, mà cụ thể ở đây là phương châm sống đạo trong lòng của dân tộc, là hoà nhập và tham gia kháng chiến.

Cũng vào những năm tháng ác liệt này, xuất hiện những tấm gương Công giáo hy sinh vì độc lập dân tộc như: linh mục Nguyễn Bá Luật, Lê Đình Hiền….

Trong thời gian đó, số thanh niên Công giáo tình nguyện đi bộ đội rất đông, số còn lại đều tham gia dân quân du kích. Các công tác kháng chiến như phá đường đào kênh, tăng gia sản xuất, tiếp tế lương thực, nuôi quân, chống dốt… đều được đồng bào Công giáo đóng góp tích cực. Có những trạm giao liên trên đoạn đường huyết mạch xung yếu được đặt tại nhà người có đạo. Nhiều họ đạo nổi tiếng là nơi trú đóng tốt nhất của các cơ quan quan trọng, là nơi dưỡng quân đáng tin cậy của Vệ Quốc Đoàn, đã in đậm vào ký ức của các cán bộ, chiến sĩ đã từng sống ở đó với đồng bào Công giáo. Đó là các họ đạo: Tân Đông, Thủy Đông, (Đồng Tháp Mười), Ngãi Đăng, Cái Quao, Giồng Miễu (Bến Tre), Cái Đôi, Vĩnh Long (Trà Vinh), Hựu Thành, Tân Thới Hòa, Tam Bình (Vĩnh Long), Cái Cấm, Huyện Sử, Cái Rắn (Bạc Liêu), Bến Gỗ, Xuyên Mộc, Tha La, Tân Triều vv…[19; 98-99] “Lúc ấy có đến 75% đồng bào Công giáo Nam Bộ đã tha gia hay có cảm tình với phong trào chống Pháp do các linh mục kháng chiến chủ trương lãnh đạo” [33; 10]

Phản ánh sự không hài lòng của Giáo hội trước sự nhiệt thành biểu lộ tinh thần yêu nước của giáo dân Nam Bộ, tập kỷ yếu Liên chủng viện số 1, tháng 1/1953 ở trang 72 viết: “Chúng ta có thể nhận thấy một số chiên đã sang hàng ngũ Cộng sản, ta cũng sẽ thấy rằng đoàn chiên của ta không còn nguyên vẹn như xưa nữa. Đức tin của một phần rất đông đã bị lung lay, đầu óc họ bị ám ảnh bởi biết bao thắc mắc, lòng phục tùng Giáo hội bị giảm sút đi rất nhiều. Con đường trụt xuống đây của giáo dân, hiện nay vẫn còn đang xuống mạnh, và vẫn lôi cuốn thêm nhiều kẻ đồng hành. Nếu hàng giáo sĩ chúng ta không mở một mặt trận phản tuyên truyền cho mạnh, thời tình cảnh rồi sẽ tan rã nhiều nữa”.

Để hạn chế phong trào đấu tranh của đồng bào Công giáo, thực dân Pháp thường xuyên bắt bớ và tra tấn những người Công giáo yêu nước. “Tại Chợ Quán, đường Trần Bình Trọng, Sài Gòn, đêm lễ Giáng sinh năm 1950 nhiều đồng bào Công giáo tại họ đạo này đã bị mật thám bắt giữ và tra tấn cũng chỉ vì lòng yêu nước, tổ chức những cuộc lạc quyền cho kháng chiến bưng biền”. [44; 10]. Nhưng dù thực dân Pháp có đàn áp, bắt bớ cũng không ngăn cản nổi phong trào kháng chiến tại Nam Bộ phát triển mạnh mẽ. Tại các họ đạo, đồng bào Công giáo tranh nhau đi trợ giúp cho kháng chiến bưng biền. Như tại họ đạo Chí Hoà, người ta thường tổ chức những cuộc lạc quyên rồi trao cho linh mục Phạm Văn Hiền, người cai quản họ đạo này, để ông chuyển số tiền đó vào trong bưng, hoặc mua vũ khí, thuốc men gửi vào trong đó. Việc tham gia, ủng hộ cho kháng chiến trở thành một phong trào rất sôi nổi ở các họ đạo khác . Trong khi thanh niên thì sung vào các đơn vị vũ trang trực tiếp chiến đấu với kẻ thù: cha mẹ, chị em họ ở nhà đã tích cực tham gia bằng nhiều hình thức phong phú: nuôi giấu cán bộ, quyên góp lương thực, thuốc mẹ, vũ khí để gửi vào chiến trường cho anh em chiến sĩ, chăm sóc thương binh…Công tác thông tin liên lạc đến những vùng khó khăn, bị đích luôn giám sát, theo dõi vẫn được đảm bảo thông suốt do những giao liên dũng cảm ở các họ đạo đảm nhận. Không ít người trong khi đang hoạt động bị giặc bắt được, tra tấn rất dã man, nhiều họ đạo bị chúng cho quân đến tàn phá, bắt bớ, giết chóc thê thảm. Nhưng tất cả những hình thức khủng bố đó vẫn không thể ngăn cản được người Công giáo Nam Bộ tại các họ đạo cả ở vùng chiến khu hay cùng tạm chiếm tham gia kháng chiến. Và trong suốt thời kỳ kháng chiến gian khổ ấy rất

nhiều họ đạo đã trở thành những căn cứ quan trọng, địa đanh nổi tiếng ghi dấu nhiều chiến công của quân dân Nam Bộ: Mỹ Luông, Cù Lao Giêng, Huyện Sử, Bàu Ráng, Trà Cú, Bô Na, Kinh Cùng.. Họ đạo Nhân Hoà Lập còn được vinh dự đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ trụ sở của Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ. Sự tin tưởng và giao trọng trách đó của Uỷ ban kháng chiến chính là sự ghi nhận lòng yêu nước và kiên trung với cách mạng của đồng bào Công giáo.

Có thể nói dù dưới nhiều hình thức khác nhau, ở những mức độ khác nhau, nhưng người Công giáo Nam Bộ đã có mặt ngay từ đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Pháp của toàn thể dân tộc. Và trong suốt 9 năm kháng chiến, dù phải chịu nhiều gian khổ, hy sinh: song toàn thể đồng bào vẫn một lòng tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh

3.2.2. Một số giáo dân tiêu biểu

Thời gian này trong phong trào Công giáo kháng chiến Nam Bộ xuất hiện nhiều nhân vật tiêu biểu không thể không nhắc đến.

- Nữ tu Nguyễn Thị Nương sinh ngày 12/5/1900 tại xã Bình Phong Thạnh, huyện Thủ Thừa tỉnh long an. Anh em kháng chiến thường gọi là dì Phước Hai, chị cả của anh em linh mục: Nguyễn Bá Luật, Nguyễn Bá Sang. Không chỉ lo cho đồng bào Công giáo về phần đạo mà còn quan tâm lo về phần vật chất như thuốc men, quần áo cho tất cả đồng bào trong vùng không phân biệt tôn giáo. Tai khu kháng chiến Đồng Tháp, cuộc chiến đấu đã gây thương vong cho bộ đội ta. Dì Phước Hai tận tình chăm sóc thương bệnh binh. Nhiều thương binh được chuyên chở bằng xuồng được đưa xuống cho dì Hai cứu chữa. Dì trong mon săn sóc họ, rửa và băng bó các vết thương, Dì lo kiếm gạo, quần áo, thuốc men cho thương binh. Dì gửi thương binh tại các gia đình đồng bào vùng Bằng Lăng để bà con cùng chung sức chăm sóc.

Đôi khi có đến 5 - 7 xuồng chở thương binh. Dì hai rất cực nhọc và vất vả để chăm nom, cứu chữa rồi phải chia sẻ cho mỗi người vài chén cơm, vài bát cháo, ít sữa bột. Dì Hai còn tổ chức tại thương binh đến những nơi có điều kiện chăm sóc hơn. Dì còn kiếm tiền mua quần áo, mua sữa hộp cho trẻ sơ sinh và những người đau ốm ở bưng biền, lương giáo đều biết ơn và kính trọng.

- Sớm nhận ra âm mưu và thủ đoạn chia rẽ, lợi dụng tôn giáo của thực dân Pháp, ông Hồ Huệ Bá đã nhận định: Chỉ có còn đường đấu tranh giành độc lập tự do cho tổ quốc thì người Công giáo mới cởi bỏ được xích xiềng ràng buộc của giặc xâm lược mới xoá bỏ được những mặc cảm để sống hoà bình trong cộng đồng dân tộc và đem lại danh thơm tiếng tốt cho đạo. Ông sinh 19/3/1894 trong một gia đình Công giáo tại xã Hoà Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Sa Đéc, sớm được giác ngộ cách mạng. Năm 1943, ông đã vận động giáo dân tham gia đấu tranh chống thu tô, chống canh gác, chống đuổi học trò trong họ đạo. Năm 1945 ông tham gia khởi nghĩa cướp chính quyền tại huyện Chợ Mới tỉnh Long Xuyên. Ông hăng hái hoạt động và tích cực vận động đồng bào Công giáo tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp. Phong trào Công giáo kháng chiến ngày càng phát triển rộng rãi trong tỉnh đã đóng góp nhiều sức người sức của cho kháng chiến. Trong 5 năm kháng chiến ông Hồ Huệ Bá từng giữ các chức vụ uỷ viên Uỷ Ban Nhân Dân huyện Chợ Mới, phó hội trưởng Hội Công giáo kháng chiến tỉnh Long xuyên, tỉnh Long Châu Tiền và Long Châu Sa, đồng thời là thành viên của Mặt Trận Việt Minh của tỉnh.

- Khi giặc Pháp tái xâm lược Nam Bộ, luật sự Nguyễn Thành Vĩnh, linh mục Nguyễn Bá Luật và những người cốt cán ra bưng biền kháng chiến. Khi ấy Hội được đổi tên là Công giáo kháng chiến Nam Bộ. Nguyễn Thành Vĩnh là uỷ viên tài chính trong Uỷ Ban hành chính kháng chiến Nam Bộ, ông đã tuyên truyền đồng bào ủng hộ kháng chiến. Bản thân ông trong chiến dịch Cầu Kè (Trà Vinh) đã ủng hộ 200 lượng vàng.Trong suốt 9 năm kháng chiến, ông liên tục được bầu làm chủ tịch Công giáo kháng chiến Nam Bộ.

- Cũng như Nguyễn Thành Vĩnh, Phạm Ngọc Thuần thuộc gia đình Công giáo yêu nước mong muốn Giáo hội Công giáo Việt Nam thoát khỏi sự lệ thuộc của Hội Thừa Sai Paris vì hội này dính với thực dân Pháp trong vấn đề Việt Nam, mong muốn tổ quốc Việt Nam được độc lập.

Ngày 23/5/1945 thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, cuộc chiến đấu diễn ra giữa lực lượng cách mạng còn non trẻ với quân đội đế quốc nhà nghề, buộc ta phải rút vào bưng biền lập căn cứ xây dựng lực lượng và tiến hành trường kỳ kháng chiến.

Ông Phạm Ngọc Thuần, đầy hào khí vào chiến khu An Phú Đông, với ước nguyện theo ngành quân sự để chống Pháp, nhưng lãnh đạo tỉnh Gia Định quyết giữ ông lại và giao cho làm công tác tuyên truyền.

- Một nhân vật khác phải nhắc đến là Võ Văn Khải. Suốt 9 năm kháng chiến,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu phong trào công giáo kháng chiến ở nam bộ (1945 1954) (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)