Công giáo Nam Bộ trong bối cảnh chính trị Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu phong trào công giáo kháng chiến ở nam bộ (1945 1954) (Trang 31 - 36)

Chương 1 : VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG GIÁO NAM BỘ

1. 3 Đặc trưng cơ bản của Công giáo Nam Bộ và ảnh hưởng

1.4. Công giáo Nam Bộ trong bối cảnh chính trị Việt Nam

Sau năm 1945, chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phải đương đầu với một nhiệm vụ hết sức khó khăn: Ngay từ bước đầu phải tìm cách xây dựng nhà nước, đồng thời tiến hành cuộc đấu tranh gian khổ nhằm thống nhất đất nước. Trong tổng thể các vấn đề chính trị của Việt Nam, yếu tố Công giáo không giữ một vai trò quan yếu. Tuy nhiên là nhóm tôn giáo có tổ chức, thuần nhất và lớn mạnh nhất, có lẽ Công giáo có một trọng lượng nhất định trong cán cân quyền lực chung.

Để dễ dàng kiểm soát tình hình giáo dân Nam Bộ và tìm cách đưa được họ vào quỹ đạo “chống Cộng”, Pháp thuyết phục Toà Thánh ở tất cả các giáo phận đều phải cử một giám mục người nước ngoài (chủ yếu là người Pháp) đến coi sóc. Còn các linh mục mà thôi. Trường hợp của Giám mục Ngô Đình Thục coi sóc giáo phận Vĩnh Long thực ra cũng không nằm ngoài tính toán của Pháp. Và sau này thực tế vị Giám mục này đã phát huy rất tốt “vai trò” của mình: một trong 5 Giám mục người Việt Nam sẵn sàng ký vào Thư chung mục vụ năm 1951, công khai chống lại cách mạng.

Khi quay lại xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã chọn vùng đất Nam Bộ (đặc biệt là Sài Gòn – Gia Định) làm mục tiêu nổ súng tấn công đầu tiên. Và khi trở lại mảnh đất này, ngay lập tức Pháp đã đặc biệt chú ý đến tình hình tôn giáo đang diễn biến hết sức phức tạp, nhiều tổ chức đảng phái Cao Đài, Hoà Hảo, Công giáo được thành lập. Thực dân Pháp đã triệt để sử dụng chính sách mua chuộc, lôi kéo các chức sắc, tín đồ Công Giáo thành lập nên những tổ chức phản động làm tay sai cho chúng chống lại cách mạng: Mặt trận quốc gia, Công giáo cứu quốc…Ở các đô thị Pháp cho bọn phản động tung ra một loạt tờ báo tuyên truyền những luận điệu xuyên tác mục đích tách người Công giáo ra khỏi phong trào kháng chiến của toàn dân tộc đang diễn ra mạnh mẽ. Chúng cũng liên tục cho máy bay rải truyền đơn có in hình Giáo hoàng Piô XII, Khâm sứ Đu lây, vợ chồng tướng Đờ Cát cùng những lời đe doạ trừng phạt những ai “ dám” ủng hộ hay tham gia kháng chiến. Chính vì có sự can thiệp bởi bàn

tay của thực dân với những chính sách vô cùng thâm độc, nên mặc dù về số lượng tín đồ không có sự biến động lớn so với thời kỳ trước, nhưng tình hình Công giáo Nam Bộ lại diễn ra hết sức phức tạp. Sau Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 Pháp đã tăng cường các cuộc càn quét bình định Nam Bộ, đồng thời chúng tích cực dồn dân vào các vùng do chúng kiểm soát. Đời sống của đông đảo đồng bào Công giáo trong vùng tạm chiếm vô cùng cực khổ, không chỉ về vật chất mà sinh hoạt tinh thần: cầu nguyện, đi lễ ở nhà thờ cũng luôn luôn bị chúng theo dõi, giám sát chặt chẽ. Nhiều giáo dân (nhất là thanh niên) thường xuyên bị “động viên”, thậm chí cả cưỡng ép tham gia vào những đội quân phản động mang danh nghĩa “bảo vệ họ đạo” nhưng thực chất là chống lại cách mạng. Phần lớn trong số đó chỉ là nạn nhân của chính sách chia rẽ, những luận điệu xuyên tác của kẻ thù. Có rất nhiều người mặc dù ý thức được việc làm đó là trái với ý Chúa, với đạo lý, nhưng họ không thể chống lại. Chính vì vậy rất nhiều giáo dân trong đó có cả những linh mục (tầng lớp được thực dân Pháp ưu đãi) vẫn tìm mọi cách trốn ra các vùng kháng chiến của ta đã tham cùng đồng bào chống giặc. Nhiều chiến khu của ta chủ yếu tổ chức ở trong rừng sâu, điều kiện sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn, song sinh hoạt tinh thần, tín ngưỡng của đồng bảo Công giáo vẫn được tôn trọng và đảm bảo. Điều này có ý nghĩa động viên rất lớn không chỉ đối với những giáo dân trong vùng kháng chiến mà cả những đồng bào đang ở trong vùng địch tạm chiếm cũng thấy yên tâm và tin tưởng hơn.

Nam Bộ là vùng đất xa trung tâm lãnh đạo, cách mạng Tháng Tám thành công muộn hơn đôi chút so với ngoài Bắc, ngay sau đó lại phải đối mặt với cuộc gây hấn của Pháp. Chính vì vậy thời gian củng cố chưa được bao lâu, lực lượng cách mạng của ta còn mỏng và chưa có nhiều kinh nghiệm. Thực dân Pháp và bọn phản động tay sai ý thức rõ khó khăn này nên chúng ráo riết hoạt động bằng mọi biện pháp chia rẽ Công giáo với kháng chiến. Đến cuối năm 1946, ở Nam Bộ tình hình tôn giáo và đảng phái đã diễn biến hết sức phức tạp.

Nhìn lại lịch sử chúng ta thấy rõ giai đoạn này Công giáo Bắc Bộ cũng như Nam Bộ chia rẽ thành “hai xu hướng” trái ngược nhau. Rõ ràng, Công giáo là một “lực lượng chính trị” mà cả bên chính phủ Việt Minh và phía chống lại cuộc kháng

chiến của Việt Minh đều muốn “liên minh” để tìm hậu thuẫn. Tất nhiên, cũng phải xác định rõ mục đích và động cơ của sự “liên minh “ ấy là hoàn toàn khác nhau.

Đối với người Cộng sản Việt Nam, tuy vấn đề Công giáo không phải là vấn đề

trọng tâm với nền Độc lập. Giải quyết mối quan hệ với Công giáo được đặt trong và

dưới vấn đề dân tộc. Song, tranh thủ được sự ủng hộ của người Công giáo là một

quan tâm không nhỏ để tạo dựng sức mạnh cho cuộc chiến tranh chống tái chiếm của người Pháp. Để tạo sức mạnh, chính sách của những người Cộng sản là đoàn kết toàn

dân, trong đó Công giáo là một bộ quan trọng và đặc biệt. Thật vậy, đối với Đảng

Cộng sản Việt Nam đây là vấn đề chiến lược lâu dài, đáp ứng yêu cầu cần thiết của

cuộc chiến tranh nhân dân và quan điểm lấy dân làm gốc. Chúng ta càng thấy rõ

chiến lược này khi biết rằng lực lượng kháng chiến những năm 1946 - 1954 của Việt Minh đâu chỉ có Công giáo mà còn cả lực lượng tư sản, tiểu tư sản, trí thức, địa chủ, trung nông....Sự tham gia đông đảo của các lực lượng này chứng tỏ Mặt trận Việt Minh là một mặt trận đa dạng, có sự liên minh của toàn thể dân tộc. Mặt khác, cũng phản ánh rõ mục đích của Mặt trận ấy là: trong một nước bị thực dân xâm chiếm thì

yêu cầu giải thực là trọng tâm và được đặt ra cho toàn thể dân tộc chứ không phải của riêng một lực lượng nào. Do đó, sự có mặt của các lực lượng ngoài Việt Minh là

cần thiết, trong đó có đông đảo quần chúng Công giáo.

Đối với người Cộng sản lãnh đạo nhân dân làm cuộc cách mạng tháng Tám giành lại Độc lập là một nỗ lực kỳ cùng đầy mưu trí và tài lược. Với nhân dân Việt Nam Độc lập đã có rồi thì không để mất, nhất là sau 80 năm đô hộ của thực dân Pháp. Trước sự tái chiếm của thực dân Pháp, để bảo vệ nền Độc lập ấy, người Cộng sản lãnh đạo cuộc kháng chiến đã biết huy động tất cả niềm tin và tiềm lực tinh thần cũng như

vật chất còn lại của con người và dân tộc vào cuộc chiến. Họ đã biết huy động các lực

lượng chính trị - một lực lượng không phải có từ vũ khí, mà do hậu thuẫn của toàn dân, không phân biệt tôn giáo, giàu nghèo.

Với người Pháp cuộc tái chiếm trở lại Việt Nam là để tái lập trật tự cũ. Họ

gặp phải sự chống trả quyết liệt của nhân dân Việt Nam dưới sự chỉ đạo kháng chiếm của Đảng Cộng sản. Nhưng rồi cuộc chiến đã qua những ngày tháng ác liệt đầu tiên,

chính phủ kháng chiến do Hồ Chí Minh lãnh đạo không hề bị tiêu diệt mà ngày càng lớn mạnh không chỉ về thực lực mà còn lớn mạnh về hình ảnh của họ trong lòng dân chúng. Sự tái thiết chế độ thuộc địa cũ trở thành cái bóng mờ dần trong con mắt của lãnh đạo quân đội Pháp. Các tướng lĩnh và cũng chính là chính khách của cuộc chiến đó chỉ là những “nhóm lãnh tụ không có khách hàng là quần chúng làm hậu thuẫn và ủng hộ”. Chính vì vậy, để xoay chuyển tình thế, để tìm một chút ổn cố nào đó, đế quốc Pháp đã quay đầu về Công giáo - vốn dĩ là một lực lượng mà sự dễ nhạy cảm của họ có thể đem lại sự hữu ích cho cuộc chiến của Pháp ở Việt Nam.

Đối tượng của đế quốc Pháp vẫn là Cộng sản Việt Nam, mà Cộng sản đang bị Giáo hội La Mã kết án.

Để lôi kéo đồng bào Công giáo toàn quốc mà trọng tâm là ở Bắc Bộ Việt Nam, thực dân Pháp tiến hành những bước đi khôn khéo:

- Phân biệt những người Việt Nam không Cộng sản và những người Việt Nam Cộng sản, những người vô thần với hữu thần, lên án Cộng sản qua “chiêu bài Quốc gia”.

- Đem chính khách làm bình phong để tìm hậu thuẫn: giải pháp Bảo Đại (Bảo Đại là người Công giáo).

- Cuối năm 1949, khi người Cộng sản lên nắm quyền ở lục địa Trung Hoa và kháng chiến Việt Nam có thể có một hậu cần to lớn, người Pháp nhờ đến Hoa Kỳ và tung thêm chiêu bài mới: “chống Cộng để bảo vệ thế giới tự do”, trong đó có liên quan đến Công giáo. Cụ thể là cử khâm sứ Đu-Lây người Mỹ sang Việt Nam để

chuẩn bị đưa người Công giáo Việt Nam vào một cuộc chống Cộng sản triệt để.(24)

Sự khôn khéo nhưng không kém phần nham hiểm của thực dân Pháp đã có tác dụng với họ: Ở miền Bắc sau 16-10-1949 (Pháp nhảy dù xuống Phát Diệm, Bùi Chu dưới danh nghĩa bảo vệ đạo, giải phóng Công giáo khỏi Cộng sản). Trong vùng tự do thực dân Pháp kiểm soát, một bộ phận Công giáo đã hợp tác với Pháp, vùng Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, một số Giám mục cử các linh mục làm Tuyên uý cho quân đội Liên hiệp Pháp.

Không để cho người Công giáo lẻ tẻ theo lương tâm có thể ủng hộ hay không ủng hộ cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam, các Giám mục Đông Dương đã họp nhau tại Hà Nội và ra Thư chung ngày 9-11-1951 cấm người Công giáo Việt Nam không được tham gia kháng chiến, không được giúp cho kháng chiến.

Những phân tích trên để thấy rằng những năm 1946 - 1954, Công giáo Nam Bộ là một lực lượng quần chúng nhạy cảm, mà sự tham gia của lực lượng này vào cuộc chiến có thể đem lại những đóng góp tích cực nhưng cũng có thể đem lại những phản ứng tiêu cực đáng tiếc.

Chương 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC CỦA PHONG TRÀO CÔNG GIÁO KHÁNG CHIẾN NAM BỘ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu phong trào công giáo kháng chiến ở nam bộ (1945 1954) (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)