Đấu tranh bằng báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu phong trào công giáo kháng chiến ở nam bộ (1945 1954) (Trang 84 - 86)

3.3.3 .Ủng hộ Chính phủ kháng chiến Hồ Chí Minh

3.3.4. Đấu tranh bằng báo chí

Để tích cực tuyên truyền cho đồng bào Công giáo thấu hiểu được đường lối kháng chiến của Đảng và Chính phủ, không lung lay trước những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của kẻ thù, Hội Công giáo kháng chiến Nam Bộ đã cho xuất bản tờ báo “ Vì Chúa, vì Tổ quốc”. Đây là một tờ bào rất quan trọng của đồng bào Công giáo Nam Bộ, là tiếng nói của toàn thể giáo hữu, góp phần không nhỏ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nó ra đời trong hoàn cảnh khó khăn chồng chất của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ từ 23/9/1945 và tồn tại đến ngày thắng lợi vẻ

vang năm 1954. Để đương đầu với những luận điệu xuyên tạc, mê hoặc và bôi nhọ của kẻ thù thì việc tuyên truyền, giải thích thông qua các cuộc tiếp xúc giữa cán bộ và giáo dân chưa đủ. Do đó tờ báo “Vì Chúa, vì Tổ quốc” đã ra đời đáp ứng một nhu cầu cấp thiết. Sau khi tính toán kỹ, những cán bộ trong Ban chấp hành Hội Công giáo kháng chiến Nam Bộ đã chọn Khu 9 (thường trú tại Cái Nước – Cà Mau) gồm các tỉnh miền Tây làm toà soạn, trụ sở để in ấn. Đứng đầu, chỉ đạo việc xuất bản tờ báo là

Linh mục Trần Quang Nghiêm.

Theo lời tâm sự của luật sư Nguyễn Thành Vĩnh cho biết: Báo “Vì Chúa, vì Tổ quốc” ra đời vào năm 1947, thời kỳ cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Bộ bước vào giai đoạn ác liệt. Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi, do điều kiện lịch sử của đất nước có nhiều thay đổi nên Báo đã tự tuyên bố giải tán”.[107; 11]. Dựa vào những nguồn tài liệu hạn hẹp này, chúng tôi chỉ có thể tổng kết được một vài đặc điểm rất khái quát.

Nội dung cơ bản của tờ báo tập trung vào phản ánh diễn biến cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ, những chiến công oanh liệt của quân và dân ta trong đó có sự tham gia đông đảo của đồng bào Công giáo, thông qua tin tức của uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Bộ và các quân khu cung cấp. Đồng thời Báo cũng giành một vài trang để đăng những tin tức về sinh hoạ tôn giáo của đồng bào cả nước ở trong các bưng biền. Một nội dung khá quan trọng được tờ báo chú trọng là đăng tải những quan điểm, lập trường của toàn thể giáo hữu, nhằm đấu tranh chống lại những tư tưởng, luận điệu xuyên tạc, vu khống bóp méo sự thật của quân pháp với chiêu bài chống Cộng. Báo cũng lên án gay gắt tội ác của thực dân Pháp: “Giặc Pháp chủ trương khủng bố triệt để công giáo Pháp mọi mặt với mọi cách vô cùng tàn nhẫn.

Nhà thờ lớn nhỏ, đều bị chúng đốt phá ... nhà thờ nào chúng không đến được thì cho máy bay bắn phá.

Đánh đập các cha, các bà phước, dì phước. Cướp hết tiền của các cha, các bà, các dì.

(...) Đồng bào có thấy ở đây quân xâm lăng của trương một thủ đoạn tàn nhẫn diệt chủng không?

Chúng tôi thách đối phương dám chối những hành vi vô đạo ấy, vì chúng tôi có tất cả những bằng chứng thiết thực để trình bày cho dư luận và những ai muốn biết.

Mới đây chúng lại thêm một thủ đoạn tàn nhẫn khác là bao vây nhà thờ, bắt bốn đạo đem về đồn rồi giết, tiêm thuốc độc làm chết 30 người Công giáo, còn 90 người vì thuốc độc mà phải bệnh hoạn khổ sở.” [9]

Báo “ Vì Chúa, vì Tổ quốc” đã thực sự nói lên được tiếng nói của người Công giáo chống ngoại xâm nhưng vẫn trung thành với Giáo hội. Chính vì thế mà nó dễ dàng được toàn thể đồng bào Công giáo tiếp nhận và ủng hộ, có tác dụng rất sâu sắc trong việc thúc đẩy đồng bào tham gia hay ủng hộ cách mạng, bớt dần đi việc hiểu lầm đối với chính quyền Cộng sản.

Ý nghĩa chính trị rất lớn của tờ báo đã được nhân dân lương cũng như giáo ở Nam Bộ hết sức hưởng ứng và ủng hộ. Chính vì vai trò của nó ngày càng lớn làm cho kẻ thù tìm mọi cách đả phá, công kích tờ báo. Nhưng cũng chính việc bọn phản động tăng cường công kích nội dung của tờ báo đã làm cho quần chúng chú ý hơn đến sự tồn tại của nó mà nhờ đó ảnh hưởng ngày càng lan rộng

Có thể nói đây là tờ báo đầy tinh thần cách mạng này đã góp phần khẳng định tấm lòng yêu nước, ý chí quyết tâm và lòng dũng cảm của đồng bào Công giáo Nam Bộ trong cuộc kháng chiến đầy khó khăn, gian khổ chống lại kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu phong trào công giáo kháng chiến ở nam bộ (1945 1954) (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)