Đấu tranh công khai và hoạt động bí mật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu phong trào công giáo kháng chiến ở nam bộ (1945 1954) (Trang 86 - 112)

3.3.3 .Ủng hộ Chính phủ kháng chiến Hồ Chí Minh

3.3.5. Đấu tranh công khai và hoạt động bí mật

Khi thực dân Pháp tái chiếm Sài Gòn, nhiều linh mục và giáo dân Nam Bộ đã đứng ra thành lập Liên đoàn Công giáo tập hợp đồng bào tham gia kháng chiến. Uỷ ban kháng chiến hành chính đã phải chỉ thị cho các địa phương thực hiện khẩu hiệu “vườn không nhà trống”, nhằm vừa củng cố lực lượng, vừa bảo đảm tính mạng cho nhân dân. Uỷ ban kháng chiến hành chính đã bàn bạc với các linh mục vận động bà con giáo dân cùng sơ tán vào bưng biền để củng cố lực lượng, tiếp tục tham gia kháng chiến. Trước tình thế khó khăn, theo lời hiệu triệu của Hồ Chủ Tịch và chủ trương của Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Bộ, rất nhiều linh mục và làng Công giáo đã rời

bỏ Sài Gòn lên đường vào bưng biền, lên chiến khu tham gia với tinh thần quyết hy sinh đến cùng cho cuộc kháng chiến. Trong các chiến khu, các linh mục cùng giáo dân các xứ đạo đã gắn bó thiết thân, sống chết với toàn thể đồng bào không phân biệt tôn giáo, đảng phái. Trong đó có nhiều đoàn thanh niên võ trang Công giáo phải kéo vào những nơi xa hẻo lánh, rừng thiêng nước độc hay đầm sình lầy, thành lập khu kháng chiến cùng một lúc với nhiều nhóm của những đảng phái, tôn giáo khác. Cả Nam Bộ khi đó được chia là 3 khu : khu 7; khu 8; và khu 9: “ở mỗi khu số chiến sĩ Công giáo lên đến 400 – 600 người, có lúc số người tham gia lên rất cao tới 5000 – 6000 người. Đây chỉ là những người ở ngoài thành đã được gia nhập phong trào và được đưa vào chiến khu. Ngoài số chiến sĩ Công giáo trên tiền tuyến ấy lại còn có những thanh niên Công giáo võ trang thuốc các họ đạo trong những vùng hoàn toàn “độc lập” tức là những nơi giặc Pháp chưa đánh chiếm được: họ đạo Kinh Cùng, Bãi Chàm, Bằng Lăng, Kinh Bà Bèo (Đồng Tháp) hoặc tại các tỉnh Bến Tre, Sa Đéc, Vĩnh Long. Những nơi mà Pháp chưa hề tái chiếm được từ khi chúng trở lại Đông Dương như các họ đạo ở Cần Thơ, Rạch Giá, Bạc Liêu, Sóc Trăng ... đoàn tự vệ tại đây có lúc lên tới cả ngàn thanh niên Công giáo kháng chiến” [44; 26 – 27]. Cuộc chiến đấu của họ không bao giờ bị đơn độc, mà ngược lại luôn nhận được sự giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần của toàn thể đồng bào không phân biệt lương, giáo. Mặc dù vậy đời sống sinh hoạt và chiến đấu trong vùng bưng biền vẫn vô cùng thiếu thốn, gian khổ. Ở các chiến khu anh chị em chiến sĩ Công giáo vẫn được cử hành nghi lễ thiêng liêng của mình, những trong một điều kiện hoàn toàn khác hẳn. “Thánh lễ được cử hành vào lúc chiều tối, để tránh khỏi sự ruồng bố và tấn công của kẻ thù. Thay thế ngôi thánh đường khang trang là một quang cảnh hết sức đơn sơ; bàn thờ chỉ là một vạc tre đặt trên bốn cọc làm bằng nhánh châm bầu. Tấm thảm trắng trên bàn thờ không còn được gọi là trắng nữa. Một cây thánh giá thấp bằng gõ đặt giữa hai cái ly lớn trong ấy cắm 2 khúc đèn cầy để khỏi phải bị gió thổi tắt” [44; 18]. Còn đời sống sinh hoạt và chiến đấu cũng thiếu thốn không kém: “Đoàn giáo dân là cả trăm thanh niên, thiếu nữ đang đứng bao quanh bàn thờ. Họ mặc toàn những bộ quần áo bà ba vải đen như nhau. Đôi khi nhiều bộ quần áo không còn có thể gọi là màu đen nữa, vì đã quá cũ rồi, với nhiều bộ quần áo khác khâu vá nhiều nơi. Những bữa cơm trong chiến

khu Đồng Tháp chỉ có muối nhưng cũng phải dùng một cách hạn chế: còn nước mắm cũng là thứ ăn quý giá chỉ được dùng trong những ngày trọng đại”. [44; 19] Do điều kiện còn thiếu thốn nên trong các chiến khu đồng bào và anh chị em chiến sĩ Công giáo đều phải tự trang bị bằng những vũ khí thô sơ, tự tạo. Ngay một mục tiêu quan trọng như khu Kinh Cùng – nơi đặt bản doanh của Uỷ ban kháng chiến Khu 8 do Mặt trận Việt Minh chỉ huy cũng chỉ được “ viện trợ” 7 quả mìn , mỗi quả nặng 20 kg, như thế là đã “đầy đủ” hơn các chiến khu khác rồi. Trong khi đó các chiến khu đã phải chống trả lại những đợt tấn công rất ác liệt của thực dân Pháp. Chính vì thế các chiến sĩ ở đây đã phải hy sinh xương máu để bảo vệ căn cứ đến cùng. “Chúng tôi có thể viết được về số chiến sĩ Công giáo đã phải bỏ mình trong bưng vì chính nghĩa, vì Tổ quốc. Có ít nhất là 300 anh chị em đã phải hi sinh trong chiến khu, trong số 5000-6000 chiến sĩ Công giáo từ thành thị hay thôn quê kéo vào bưng biền lập chiến khu chống Pháp, trong đó có 5% phải chết vì bom đạn ác liệt của giặc tại bưng biền.” [33; 25]

Lúc thực dân Pháp trở lại tái chiếm Nam Bộ, chúng đã giở mọi thủ đoạn để lôi cuốn người Công giáo và trước hết là các cha đứng về phía Pháp trong cuộc chiến tranh này. Nhưng không phải mọi người Công giáo đã nghe theo chúng một số không ít còn hoạt động giúp đỡ cho kháng chiến, hoặc giúp đỡ cho bổn đạo của mình tham gia kháng chiến. Theo Lê Minh Đức, nhân vật của Công giáo kháng chiến Nam Bộ nhớ lại thì vào khoảng cuối năm 1949 đầu 1950, lúc đó tổ chức kháng chiến của người Công giáo Nam Bộ là Hội Công giáo kháng chiến Nam Bộ đang triển khai tổ chức của mình khắp nơi, ông được biết rằng tại một thị xã quan trọng ở miền Trung Nam Bộ, giữa vòng vây kiểm soát gắt gao của giặc, đã hình thành một cơ sở Công giáo kháng chiến bí mật. Việc làm đầu tiên của cơ sở này là tổ chức một cuộc quyên góp thuốc men để gửi ra mặt trận ủng hộ cho chiến dịch Mùa xuân năm đó.

Cuộc họp để thành lập cơ sở này đã được tổ chức tại nhà cha sở của nhà thờ Chính toà. Cha sở ủng hộ việc thành lập này. Hơn thế vị linh mục này chẳng những ủng hộ mà cha còn làm cố vấn nữa.

Việc này không được tiết lộ ra ngoài vì những người Công giáo yêu nước có nhiệm vụ để vị linh mục này khỏi bị mọi liên luỵ không cần thiết. Chính vị linh mục

này đã giúp đỡ anh chị em Công giáo kháng chiến trong tỉnh rất nhiều. Sau này, nhiều anh chị em Công giáo kháng chiến bị giặc bắt, nhiều anh em biết việc này nhưng không ai tiết lộ với giặc sự giúp đỡ của linh mục. Theo Lê Minh Đức thì, nhiều lần bí mật vào hoạt động trong phạm vi thị xã này, lần nào ông cùng có ghé qua nhà cha xứ, đôi khi còn ở lại trong đó mấy ngày. Ban ngày để tay chân của giặc không để ý, ông phải lánh mặt trên lầu và để khỏi mất thời giờ. Cha xứ đã cho Lê Minh Đức mượn xem tất cả báo chí trong và ngoài nước mà ông nhận được. “Tôi nhớ có một lần, cha có một người khác đến thăm người này nói tiếng Pháp. Lúc đó tôi đang ở trên lầu, chỉ nghe được loáng thoáng, về sau hỏi lại mới biết đó là một sĩ quan Pháp. Viên sĩ quan này có nhiều quan hệ xã giao rộng rãi trong khu vực hoạt động, trong đó có cha sở. Nhưng chắc ông ta không ngờ vị linh mục tiếp chuyện với ông ta hôm đó lại đang chứa một cán bộ kháng chiến ngay trong nhà.” [43; 10].

Những người Công giáo kháng chiến cũng đã nhiều lần dừng chân ở chủng viện của địa phận nằm trong thị xã này, lợi dụng sự đi lại của chủng sinh và giáo dân mà che đậy hoạt động kháng chiến của mình. Để lôi kéo các linh mục và giáo dân theo chúng, thực dân Pháp đã dành cho các linh mục nhiều ưu đãi hơn người thường nhưng tuy nhiên chúng chúng không biết chính vị cha sở này đã sử dụng những ưu đãi đó để giúp đỡ cho kháng chiến rất nhiều. Thí dụ như để chia rẽ giữa lương và giáo, mỗi khi đi càn quét, gặp người Công giáo có sự chứng nhận của cha sở thì chúng thả ngày, ai chạy đến nhà thờ thì không bị bắt chẳng hạn. Thủ đoạn này lúc đầu có gây ít nhiều hoang mang trong đồng bào nhưng do công tác tuyên truyền giải thích của ta nên đồng bào cả lương lẫn giáo đều hiểu rõ. Có không ít cán bộ đã vượt qua vòng kiểm soát của giặc một cách dễ dàng nhờ tờ giấy thông hành của cha sở đó. Lê Minh Đức kể lại: “Có một lần, đi qua một bót gác của giặc, tôi đưa ra một giấy chứng nhận của một cha sở đang sống trong vùng kháng chiến, có đóng một chứng nhận rằng tôi là một bổn đạo trong họ của cha - đó là sự thật - và tôi nghe bọn Pháp nói với nhau : “Người này có giấy thông hành của cha sở.”

Một lần khác, trong lúc hoạt động trong thị xã, tôi tình cờ gặp một cha giáo sư chủng viện. Cha cho biết rằng cha đang đến ban chỉ huy quân sự của Pháp trong vùng

để lãnh một số bổn đạo vừa bị bắt trong một trận càn hôm qua. Về sau, khi trở ra chiến khu, tôi có gặp mấy người bổn đạo đó, đó chính là những cán bộ kháng chiến ở một xã mà cha đã nhiều lần qua làm lễ và do đó mà quen với nhau.

Biết chúng tôi hoạt động trong Hội Công giáo kháng chiến nhiều anh chị em cán bộ, trong đó có nhiều Đảng viên Cộng sản lão thành, đã kể cho chúng tôi nghe nhiều dịp anh chị em đã được đồng bào Công giáo và cả các linh mục, cứu sống trong những trận càn của giặc. Vị cha sở kể trên, theo chỗ tôi biết, đã xin cho không ít “ bổn đạo” như vậy.

Sau ngày miền Nam được giải phóng, tôi vui mừng được biết là vị linh mục đáng kính đã từng động viên và giúp đỡ chúng tôi nay là Đức cha địa phận Cần Thơ Nguyễn Ngọc Quang và theo chỗ tôi biết thì cha chưa hề kể cho ai biết những gì cha đã làm cho kháng chiến..”[43;10]

KẾT LUẬN

1. Người Việt Công giáo đã có mặt ở vùng đất Nam Bộ cùng lúc với sự hình thành cộng đồng người Việt tại đây. Thời kỳ đầu, phương thức hình thành các họ đạo ở vùng đồng bằng Nam Bộ là qui tụ những người có đạo Công giáo lại, tổ chức sinh hoạt tôn giáo, xây cất nhà thờ, hình thành họ đạo. Dưới thời Pháp thuộc, Công giáo Nam Bộ phát triển mạnh, phương thức chủ yếu để hình thành các họ đạo trong giai đoạn này là mộ dân nghèo, tổ chức khai hoang, truyền giáo, lập họ đạo. Những điều kiện địa lý, lịch sử hình thành cộng đồng Công giáo tại Nam Bộ cho thấy người Công giáo Nam Bộ đã thực hiện giao lưu hội nhập văn hoá từ rất sớm, và kết quả đã làm cho Công giáo ngày càng gần gũi với dân tộc hơn, tạo tính cởi mở, không bảo thủ và định kiến. Những tiền đề khách quan này là điều kiện căn bản để người Công giáo Nam Bộ dễ hòa nhập với phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1945-1954.

2. Việc tiếp cận nghiên cứu các hoạt động yêu nước của người Công giáo trong kháng chiến chống Pháp có thể tiếp cận từ nhiều cách khác nhau, trong đó nghiên cứu các tổ chức Công giáo cũng là một hướng để giải quyết vấn đề. Nghiên cứu từ cách tiếp cận này tuy không cho phép ta thấy một cách chi tiết các hoạt động Công giáo kháng chiến nhưng có thể lý giải vấn đề trên bình diện toàn cảnh của công giáo Việt Nam lúc đó, trong đó điều nổi bật có thể thấy là đường hướng đồng hành cùng dân tộc là một sự lựa chọn tích cực của người Công giáo, nó là tiền đề căn bản để hóa giải những mối nghi ngại cho lịch sử để lại.

Nhìn lại cả quá trình Công giáo yêu nước ở Nam Bộ cho thấy đây là một quá tiến trình phát triển đi lên từ thấp đến cao, từ sơ lược đến hoàn thiện của các tổ chức Công giáo. Phong trào phát triển mạnh mẽ, đa dạng về hình thức và nội dung đấu tranh phong phú, tất cả đều nhằm mục đích là độc lập cho đất nước, tự do cho giáo hội, theo đường hướng mà phong trào đã lựa chọn là Thiên chúa-Tổ quốc; kính Chúa - yêu Nước.

3. Công giáo kháng chiến ở Nam Bộ là điểm sáng tích cực nhất của Công giáo yêu nước ở Việt Nam trong giai đoạn này, với nhiều tấm gương linh mục và giáo dân anh dũng kháng chiến. Trong phong trào này người ta thấy rõ sự chủ động và nhạy bén của những người lãnh đạo tiên phong với những tên tuổi mà ai cũng rõ như: Nguyễn Bá Luật, Nguyễn Bá Sang, Nguyễn Thành Vĩnh, Hồ Thành Biên, Thái Văn Lung … Xu hướng Công giáo yêu nước “đồng hành dân tộc” tại Việt Nam là xu hướng tất yếu. Kháng chiến chống Pháp Công giáo chưa có điều kiện trở về nguồn đích thực, nhưng tạo dựng cơ sở cho việc đó. “Dòng trong” - Công giáo yêu nước đã hoà nhịp cùng mạch thở dân tộc là hạt nhân ban đầu để lay chuyển tập hợp, cổ xuý hành động cho mọi người dân tộc Việt Nam Công giáo cùng hoà mình với dân tộc. Xu hướng này thừa nhận chỉ có giải phóng dân tộc mới có một hoàn cảnh một điều kiện để giải phóng người Công giáo khỏi áp bức lệ thuộc, qua đó thực sự hội nhập vào truyền thống dân tộc. Tính chất vận động tích cực của Công giáo trong kháng chiến được bắt nguồn từ tư tưởng đoàn kết của Hồ Chí Minh.

4. Không thể phủ nhận một điều rằng phong trào Công giáo yêu nước Nam Bộ trong chống thực dân Pháp duy trì và phát triển được là nhờ có một đầu não chỉ huy là

một số trí thức ưu tú lúc đó. Họ là những người có kinh nghiệm thực tiễn, cách mạng, và trình độ. Trong các lãnh tụ tiêu biểu của phong trào Công giáo Nam Bộ người ta

thấy hội tụ ở những con người này các điều kiện đầy đủ của người “cầm cân nảy mực” đó là: Học thức, kinh nghiệm và tư cách của những người lãnh đạo.

Sự xuất hiện trên diễn đàn chính trị Nam Bộ một lực lượng trí thức Công giáo tiến bộ và cách mạng cộng thêm sự dấn thân của một đội ngũ linh mục yêu nước kháng chiến đã thúc đẩy quá trình phát triển của phong trào Công giáo yêu nước tại Nam Bộ. Lực lượng cốt cán của phong trào này chính là trung tâm quy tụ lực lượng giáo dân và là động lực của sự vận động phát triển phong trào. Ở một ý nghĩa khác, chính các linh mục và lãnh đạo Công giáo yêu nước là hạt nhân và linh hồn của Công giáo kháng chiến Nam Bộ.

5. Phong trào này có nhiều đóng góp tích cực va duy trì cho đến kết thúc chiến tranh là do có sự phối hợp chặt chẽ giữa quân và dân trong quá trình tổ chức hoạt động. Trong đó những chỉ đạo của Đảng có vai trò định hướng đúng và tích cực. Từ khi thành ra đời và chỉ đạo cách mạng và kháng chiến, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán chính sách tôn trọng bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, coi trọng giá trị tinh thần và các sinh hoạt văn hoá truyền thống. Qua thăng trầm lịch sử đã khảo nghiệm con đường Đảng Công sản Việt Nam lựa chọn là đúng đắn. Vì nó dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn phong phú của nhiều thập kỷ đấu tranh cách mạng. Chân lý đó được vận dụng như một chiến lược lâu dài phấn đấu vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Chính sách đó là cơ sở của việc đoàn kết dân tộc trong chống Pháp cũng như xây dựng đất nước hiện nay.

Người Công giáo trên con đường kháng chiến cách mạng đồng hành cùng dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu phong trào công giáo kháng chiến ở nam bộ (1945 1954) (Trang 86 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)