Nghiên cứu trƣờng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Hải Phòng. (Trang 93 - 166)

Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.7. Nghiên cứu trƣờng hợp

NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP 1 1.Thông tin cá nhân

Họ và tên: L.T.H (tên sinh viên đã đƣợc thay đổi). Năm sinh: 1997.

Giới tính: Nữ.

Sinh viên năm thứ nhất khoa Toán (sƣ phạm) – Trƣờng Đại học Hải Phòng. Quê quán: Thôn Ba – Xã Vạn Phúc – Ninh Giang – Hải Dƣơng.

Nới ở hiện tại: Kiến An – Hải Phòng. Hiện tại sống cùng bạn bè.

2. Hoàn cảnh gia đình

H hiện đang là sinh viên năm thứ nhất khoa sƣ phạm Toán Trƣờng Đại học Hải Phòng. H sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông và là chị lớn của 2 em. Khi bắt đầu học tập tại Trƣờng Đại học Hải Phòng, em sống xa gia đình, hiện nay đang ở trọ cùng với 2 bạn gái ở các địa phƣơng khác nhau tại Kiến An – Hải Phòng.

3. Hoàn cảnh gặp gỡ và kết quả quan sát lâm sàng

Hoàn cảnh gặp gỡ: Sau khi khảo sát bằng bảng hỏi, chúng tôi tiến hành lọc phiếu và tìm lại những sinh viên có sự thích ứng tâm lý – xã hội mức thấp. Một trong những sinh viên đó là bạn L.T.H. Chúng tôi đã quay lại khoa em đang học để tiến hành phỏng vấn.

H là sinh viên có nƣớc da ngăm đen, nhìn già dặn và nét mặt đầy suy tƣ. Ban đầu, chƣa quen nên H không nhìn ngƣời phỏng vấn, sau đó, nhận đƣợc sự thấu cảm nên em trở nên cởi mở, nhìn và vui vẻ hơn, em đã chia sẻ rất nhiều về vấn đề của mình. Em biểu hiện cảm xúc mạnh trong cả cuộc phỏng vấn, em nhấn mạnh đến cảm xúc tiêu cực của bản thân, khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ xã hội. Cách nói tự nhiên nhƣng giọng nói lúc to, lúc nhỏ phù hợp với tâm trạng của em.

4. Điểm các thang đo thích ứng tâm lý – xã hội

- Điểm thang đo thích ứng tâm lý: 1.67, thích ứng mức thấp. - Điểm thang đo thích ứng xã hội: 1.54, thích ứng mức thấp.

- Điểm thang đo thích ứng tâm lý – xã hội: 1.61, thích ứng mức thấp.

5. Thích ứng tâm lý – xã hội 5.1. Biểu hiện thích ứng cảm xúc

Bản thân em tự nhận thấy mình là ngƣời sống khép kín, nhiều suy nghĩ mà không thể chia sẻ cùng ai. Trƣớc lúc đi học xa nhà, em cũng rất vất vả, là chị lớn của 2 em, H phải giúp bố mẹ quán xuyến việc gia đình, dạy em học. Tuy nhiên, em cũng ít đƣợc bố mẹ quan tâm, yêu thƣơng. Bản thân em luôn cảm thấy mình có nhiều cảm xúc tiêu cực nhƣ buồn bã, không có cảm giác đƣợc hạnh phúc, cảm giác cô đơn.

Về mặt tâm lý, những cảm xúc tiêu cực tăng lên khi em sống xa nhà. Mặc dù ở trọ cùng với 2 bạn nhƣng H cảm thấy lạc lõng, cô đơn. Trong khi hai bạn còn lại thƣờng xuyên nhận đƣợc sự quan tâm, gọi điện hỏi thăm từ gia đình thì H

hiếm khi nhận đƣợc sự quan tâm từ bố mẹ. Hơn nữa, điều kiện khó khăn, em cũng không thƣờng xuyên về thăm nhà cho bớt nỗi nhớ vì em không có nhiều kinh phí dành cho tàu xe. Ngoài cảm xúc lạc lõng, cô đơn, em không có cảm giác an toàn. Theo chia sẻ của em, khi đỗ đại học, bố mẹ có mua cho em một chiếc điện thoại để tiện liên lạc, nhƣng chỉ vừa mới nhập học, ở xóm trọ đƣợc 3 ngày em đã bị mất điện thoại. Em cảm thấy rất buồn và không có cảm giác an toàn, có cảm thấy bất an, không tin tƣởng mọi ngƣời xung quanh. Không những vậy, em cảm thấy mệt mỏi, không nhiều năng lƣợng, niềm vui trong cuộc sống. Những cảm xúc tiêu cực tăng lên kéo theo những khó khăn trong các mối quan hệ khác.

5.2. Biểu hiện thích ứng xã hội

5.2.1 Mối quan hệ với bạn bè

Trong mối quan hệ bạn bè, em không có nhiều bạn từ khi còn học tại các bậc học dƣới. Em tự nhận thấy mình là ngƣời khó gần, không thích những nơi đông ngƣời, cũng ít khi chia sẻ những niềm vui hay nỗi buồn trong cuộc sống với bạn bè. Khi học trung học phổ thông, em có một ngƣời bạn thân duy nhất. Bây giờ, em học Đại học ở Hải Phòng, bạn em học ở Hà Nội nên hiếm khi em có thể gặp bạn. Theo em, tình bạn của em với bạn thân học cấp 3 ngày càng xa cách nhau. Ở môi trƣờng học mới này, em ở cùng hai bạn cùng khoa, ngày ngày đi học cùng, ngồi cùng nhau, ở cùng nhau nhƣng em cũng ít khi nói chuyện về gia đình, học tập với bạn mặc dù em cũng rất yêu quý hai bạn. Với bạn bè trên lớp, em cũng không chủ động giao tiếp, tham gia đi chơi cùng các nhóm bạn.

H có nhiều mâu thuẫn nội tâm trong mối quan hệ với bạn bè. H có những suy nghĩ tích cực với bạn nhƣ các bạn dễ gần, tốt bụng. Với hai bạn ở cùng phòng trọ H cũng rất mến họ nhƣng H không tin tƣởng họ. Em mặc cảm vì gia đình khó khăn hơn các bạn. Bố mẹ các bạn thƣờng xuyên quan tâm bằng cách gọi điện hỏi thăm, gửi những món quà quê ra cho cả các bạn cùng phòng. H cho biết thêm: Nhiều lúc cảm thấy các bạn cùng phòng thƣơng hại mình vì mỗi lần có đồ ăn bố

mẹ ở quê gửi ra, các bạn đều không tính vào phí sinh hoạt chung. Hai bạn ở cùng phòng rất hợp nhau, các bạn chia sẻ, kể cho nhau nghe rất nhiều chuyện. H thấy một mình em sống trong một thế giới khác, một gia đình khác biệt. Từ đó, H càng ít khi chia sẻ khó khăn, suy nghĩ của mình cho bạn. H lo lắng vì sợ bạn bè đánh giá, sợ bạn sẽ chia sẻ câu chuyện của mình cho những ngƣời khác.

Đối với mối quan hệ trên lớp, H chƣa có những ngƣời bạn thân hay nhóm bạn thân. H không chủ động giao tiếp, hoặc chủ động không tham gia nhóm bạn. Một ngƣời bạn cùng phòng H cho biết: “H tự tách mình ra khỏi nhóm/ tập thể. Ở nhà cũng như ở lớp, H ít khi nói chuyện với bạn bè. Nhiều lần khi bị H từ chối khi rủ H đi chơi, chúng em cũng không rủ bạn ấy nữa”.

5.2.2 Mối quan hệ với thầy cô

Trong mối quan hệ với thầy cô, em nhận thấy mình rất yêu quý, kính trọng thầy cô giáo. Tuy nhiên, em không chủ động giao tiếp, chia sẻ với thầy cô giáo. Một lớp sinh viên quá đông, nếu không chủ động hỏi, chủ động giao tiếp, thầy cô sẽ không thể nhớ đƣợc H là ai, là một sinh viên nhƣ thế nào. Từ đó, thầy cô cũng rất khó có thể quan tâm đến hoàn cảnh hay chia sẻ khó khăn của H. Nhƣng với H, thầy cô không hiểu quá rõ về những sinh viên không có gì nổi trội nhƣ em, hay không quan tâm đến gia đình thế nào, đời sống cá nhân thế nào khiến H cảm thấy thoải mái hơn khi gặp thầy cô. Ở trƣờng, H không vi phạm nội quy nhà trƣờng nhƣng em chƣa tích cực tham gia các hoạt động tập thể.

Nhƣ vậy, có thể nói, mâu thuẫn nội tâm xuất hiện trong các mối quan hệ của H. Phần lớn do những suy nghĩ tiêu cực của H dẫn đến sự khó thích ứng trong các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô.

6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thích ứng tâm lý – xã hội

6.1. Yếu tố gia đình

Đây là nguyên nhân ảnh hƣởng đến thích ứng mức thấp về tâm lý – xã hội của H. Gia đình thiếu sự quan tâm, chia sẻ dẫn đến bản thân em có nhiều sự cô

đơn khi sống xa nhà. Thêm vào đó, việc kinh tế khó khăn, em phải dành thời gian học của mình để đi làm thêm đã ảnh hƣởng ít nhiều đến việc học của em. Trong khi chung sống với gia đình, H cũng không có thói quen chia sẻ những suy nghĩ khó khăn của bản thân mình với mọi ngƣời: “Em ít khi chia sẻ những điều mình suy nghĩ với bố mẹ. Bố mẹ em cũng thương em, không đánh mắng em nhưng cũng không có thời gian để ý xem em nghĩ gì. Bố mẹ đi làm vất vả, em lại

có thêm 2 em nhỏ nên em cũng không muốn bố mẹ lo lắng cho em nhiều”.

vậy, H cũng không có thói quen chia sẻ những suy nghĩ, khó khăn của mình với thầy cô, bạn bè khi sống xa nhà. Mặt khác, tâm lý mặc cảm do điều kiện, hoàn cảnh gia đình, em không có máy tính để học tập, không có tiền tham gia các hoạt động với nhóm bạn khiến em càng trở nên xa cách với các bạn.

6.2. Yếu tố đặc điểm cá nhân

Đầu tiên là tính cách bản thân. Tự nhận thấy mình là ngƣời ít nói, có xu hƣớng hƣớng nội nên đã giải thích đƣợc một phần những khó khăn trong sự thích ứng với các mối quan hệ xã hội. Những khó khăn trong thích ứng học tập một phần vì em chƣa thực sự có đam mê với khoa sƣ phạm Toán. Chọn ngành sƣ phạm Toán Trƣờng Đại học Hải Phòng vì phù hợp với sức học, không phải đóng học phí do gia đình khó khăn chứ không phải do bản thân em yêu thích. Em cũng chƣa thực sự hiểu mình học để làm gì: “Học sư phạm không mất tiền nhưng em thấy mọi người bảo ra trường không xin được việc nên em cũng không biết sau này ra trường nếu không xin được việc thì mình làm gì”. Nhƣ vậy, không có mục đích, động cơ học tập rõ ràng là những nguyên nhân dẫn đến sự kém thích ứng trong học tập của H.

6.3. Các yếu tố khác

Bản thân H tự tách mình khỏi nhóm xã hội quan trọng trong môi trƣờng Đại học (bạn bè/ thầy cô). Do đó, H ít nhận đƣợc sự giúp đỡ, chia sẻ từ phía thầy cô giáo. H che giấu hoàn cảnh cá nhân của bản thân nên em không nhận

đƣợc sự hỗ trợ tài chính, phƣơng tiện học tập từ các tổ chức Đoàn thể nhà trƣờng. Đây là những yếu tố ảnh hƣởng đến thích ứng tâm lý – xã hội của H.

Nhƣ vậy, từ những thông tin thu thập đƣợc trên đây, chúng tôi cho rằng H là một sinh viên năm thứ nhất chƣa có sự thích ứng mức thấp về tâm lý – xã hội, cụ thể là:

-Có nhiều các cảm xúc tiêu cực: cô đơn, thất vọng, bất an, cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.

-Ít các cảm xúc tích cực nhƣ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, an toàn. -Không nhiều năng lƣợng trong cuộc sống.

-Không chủ động giao tiếp, chia sẻ những khó khăn của bản thân cho bạn bè, thầy cô.

-Không hòa đồng với bạn bè.

-Không chủ động tham gia các hoạt động cùng bạn bè, thầy cô giáo. -Lo lắng khi phải sử dụng các thiết bị học tập mới.

7. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu bằng thang đo thích ứng tâm lý – xã hội và phỏng vấn sâu, chúng tôi xin đƣa ra một số kết luận về trƣờng hợp của sinh viên L.T.H nhƣ sau:

Những biểu hiện về đời sống tâm lý nhiều biểu hiện tiêu cực hơn tích cực, không chủ động giao tiếp, hòa nhập trong các mối quan hệ xã hội, có nhiều cảm xúc lo lắng trong học tập là những biểu hiện của sự thích ứng chƣa tốt về tâm lý , các mối quan hệ xã hội tại trƣờng học. Những biểu hiện này chủ yếu xuất phát từ đặc điểm tâm lý ở H cùng với sự thiếu quan tâm chăm sóc từ phía gia đình H. Mặt khác, bản thân H không có sự chủ động thay đổi bản thân để thích ứng với môi trƣờng hoàn toàn mới.

Với một bức tranh lâm sàng nhƣ vậy, H cần đƣợc kịp thời tƣ vấn để bản thân tìm ra những biện pháp thích hợp để có sự thích ứng tốt về tâm lý – xã

hội ở môi trƣờng Đại học đầy mới mẻ, từ đó H sẽ có đời sống tâm lý tích cực hơn, các mối quan hệ đƣợc cải thiện và đạt kết quả học tập tốt.

NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP 2 1.Thông tin cá nhân

Họ và tên: N.T.A (tên sinh viên đã đƣợc thay đổi). Năm sinh: 1997.

Giới tính: Nữ.

Sinh viên năm thứ nhất khoa du lịch – Trƣờng Đại học Hải Phòng. Quê quán: Tiên Thắng – Tiên Lãng – Hải Phòng.

Nơi ở hiện tại: Kiến An – Hải Phòng. Hiện tại sống xa nhà cùng anh trai, chị gái.

2. Hoàn cảnh gia đình

A hiện đang là sinh viên năm thứ nhất Khoa du lịch, Trƣờng Đại học Hải Phòng. Bố mẹ A làm nghề nông, gia đình có A và một anh trai đang là sinh viên năm 4 trƣờng Đại học Hàng Hải Việt Nam. Hiện nay, A ở phòng trọ cùng anh trai của mình và một chị họ học khoa Kinh tế tại Trƣờng Đại học Hải Phòng.

3. Hoàn cảnh gặp gỡ và kết quả quan sát lâm sàng

Hoàn cảnh gặp gỡ: Sau khi khảo sát bằng bảng hỏi, chúng tôi tiến hành lọc phiếu và tìm lại những sinh viên có sự thích ứng tâm lý – xã hội ở mức cao. Một trong những sinh viên đó là bạn N.T.A. Chúng tôi đã quay lại khoa em đang học để tiến hành phỏng vấn.

A là sinh viên với vóc ngƣời nhỏ nhắn, xinh xắn. Lần đầu gặp gỡ, em nói chuyện vui vẻ, cởi mở, em khá thoải mái chia sẻ một số thông tin của bản thân.

4. Điểm các thang đo thích ứng tâm lý – xã hội

- Điểm thang đo thích ứng tâm lý: 3.31, thích ứng mức cao. - Điểm thang đo thích ứng xã hội: 3.39, thích ứng mức cao.

5. Biểu hiện thích ứng tâm lý – xã hội 5.1 Biểu hiện thích ứng tâm lý

Theo tự đánh giá của bản thân, A thấy mình là ngƣời dễ gần, cởi mở, tốt bụng. Em luôn cảm thấy vui vẻ, tự tin. Về phía gia đình, A đƣợc cả nhà yêu thƣơng nên em cảm thấy bản thân rất hạnh phúc. Em học đƣợc cách yêu thƣơng, quan tâm, chăm sóc mọi ngƣời từ chính bố, mẹ, anh trai của mình. Em cũng có những lúc cô đơn, hay cảm giác bất an, lo lắng trong học tập, thi cử nhƣng em nhận đƣợc rất nhiều lời động viên từ mọi ngƣời và em biết cách chia sẻ vấn đề của mình cho ngƣời khác nên A giải quyết khó khăn tâm lý của bản thân dễ dàng. Em cảm thấy mình luôn nhiều năng lƣợng cho cuộc sống, cho các hoạt động hàng ngày.

5.2. Biểu hiện thích ứng xã hội

5.2.1. Mối quan hệ bạn bè

A chia sẻ rằng, bản thân em khi còn là học sinh bậc học dƣới đã luôn đƣợc bạn bè, thầy cô và mọi ngƣời xung quanh đánh giá là ngƣời cởi mở, hòa đồng, tốt bụng. Em dễ dàng làm quen với các mối quan hệ mới, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ mọi ngƣời xung quanh. Vì vậy, em đƣợc mọi ngƣời yêu quý. Dù mới bƣớc chân vào môi trƣờng Đại học mới mẻ đƣợc một thời gian nhƣng A đã chủ động tìm kiếm cho mình những ngƣời bạn mới đến từ những địa phƣơng khác nhau. A chủ động giao tiếp, tham gia vào hoạt động cùng nhóm bạn mới. A luôn sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ bạn bè mọi vấn đề trong cuộc sống. Đây chính là yếu tố giúp sinh viên A thích ứng tốt với mối quan hệ bạn bè. Theo quan điểm của riêng A trong tình bạn, ai cũng có những khác biệt cá nhân, đó chính là điều bản thân em cảm thấy rất thích thú khi có những mối quan hệ bạn bè mới. A có một nhóm bạn thân tƣơng đồng về quan điểm, lối sống nhƣng không vì thế mà A không tham gia chơi với các bạn khác. A coi trọng nhất việc phải chia sẻ, giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn. Do đó, A nhận đƣợc sự yêu quý, tôn trọng từ phía bạn bè.

Trong mối quan hệ với thầy cô, em tự nhận thấy rất gần gũi với thầy cô giáo. A cảm thấy thoải mái khi trò chuyện cũng nhƣ hỏi những vấn đề bản thân em chƣa thực sự hiểu. Em cho biết, phong cách của các thầy cô giáo ở trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Hải Phòng. (Trang 93 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)