Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Hải Phòng. (Trang 42 - 48)

Chƣơng 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về các chủ đề nghiên cứu thích ứng ở sinh viên.

Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến các khái niệm nhƣ thích ứng, thích ứng tâm lý – xã hội, sinh viên, thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên.

Xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu liên quan đến khía cạnh chính của đề tài: Mức độ thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm thứ nhất, các yếu tố ảnh hƣởng đến thích ứng của sinh viên.

2.5.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (anket)

Mục đích: Hình thành nội dung bảng hỏi dành cho sinh viên năm thứ nhất và cán bộ giáo viên Trƣờng Đại học Hải Phòng.

2.5.2.1. Bảng hỏi dành cho sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Hải Phòng.

Để xây dựng bảng hỏi dành cho sinh viên năm thứ nhất Trƣờng Đại học Hải Phòng, chúng tôi đã tiến hành qua 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Thiết kế bảng hỏi và các thang đo:

- Nội dung bảng hỏi: Bảng hỏi chính thức đƣợc thiết kế gồm hai phần:

*Sự thích ứng tâm lý: Câu 1 bao gồm từ item 1 đến item 18.

* Sự thích ứng xã hội: Câu 2.

-Thích ứng trong quan hệ bạn bè bao gồm item 1 đến item 9.

-Thích ứng trong quan hệ với thầy cô bao gồm item 10 đến item 18. - Thích ứng với các nội quy, quy định của trƣờng: item 19 đến item 27.

* Các thang đo đƣợc cho điểm theo quy ƣớc sau:

Đối với những item thể hiện thích ứng tích cực của sinh viên năm thứ nhất sẽ đƣợc cho điểm theo quy ƣớc sau:

Thường xuyên 4 điểm Khá thường xuyên: 3 điểm Thỉnh thoảng: 2 điểm Không bao giờ: 1 điểm

Đối với những item thể hiện sự thích ứng tiêu cực của sinh viên năm thứ nhất sẽ đƣợc cho điểm theo quy ƣớc ngƣợc lại:

Thường xuyên: 1 điểm Khá thường xuyên: 2 điểm

Thỉnh thoảng: 3 điểm Không bao giờ: 4 điểm

Cụ thể:

+ Câu 1: item (1 – 6, 10, 15, 17, 18) thể hiện thích ứng tích cực; item (7 – 9, 11 – 14, 16) thể hiện thích ứng tiêu cực.

+ Câu 2: item (1 – 15, 21, 27) thể hiện sự thích ứng tích cực; item (16 – 20, 22 – 26) thể hiện thích ứng tiêu cực.

Bảng hỏi bao gồm từ câu 3 đến câu 13 nhằm thu thập các thông tin cá nhân của sinh viên, các yếu tố ảnh hƣởng đến sự thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm thứ nhất Trƣờng Đại học Hải Phòng.

Giai đoạn 2: Khảo sát thử

- Mục đích: Kiểm tra độ tin cậy của bảng hỏi, nội dung item có phù hợp với khách thể nghiên cứu không, có sát với mục đích nghiên cứu của đề tài không? Từ đó đƣa ra bảng hỏi cuối cùng có độ tin cậy cao cho nhóm khách thể nghiên cứu.

Để điều tra thử, chúng tôi phát phiếu điều tra cho 50 học sinh, thu về 49. Số phiếu không hợp lệ là 2.

- Kết quả: Chúng tôi đánh giá độ tin cậy của thang đo.

+ Thang đo thích ứng tâm lý xã hội:

- Điểm Alpha Cronbach của toàn thang là 0.63.

- Điểm Alpha Cronbach của thích ứng tâm lý là 0.64. - Điểm Alpha Cronbach thích ứng xã hội là 0.72.

Từ kết quả điều tra thử, thang đo thích ứng tâm lý- xã hội mà chúng tôi đƣa ra hoàn toàn đủ độ tin cậy để điều tra chính thức. Tuy nhiên, để tăng cƣờng độ tin cậy của thang đo chúng tôi đã chỉnh sửa một số item chẳng hạn nhƣ: Câu 2: item 6; bổ sung item 22 đến 26.

Giai đoạn 3: Điều tra chính thức.

- Bảng hỏi sau khi đã kiểm tra đƣợc đƣa vào điều tra chính thức. Số phiếu phát ra là 320 phiếu, số phiếu thu đƣợc là 300 phiếu, trong đó 277 phiếu đạt yêu cầu.

* Kết quả xử lý số liệu cho thấy:

+ Thang đo thích ứng tâm lý -xã hội:

- Điểm Alpha Cronbach của toàn thang là 0.75

- Điểm Alpha Cronbach của thích ứng tâm lý là 0.73. - Điểm Alpha Cronbach thích ứng xã hội là 0.78.

2.5.2.2. Bảng hỏi dành cho cán bộ/ giáo viên nhà trường

Mục đích: Thu thập đánh giá khách quan từ phía thầy cô giáo đối với thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm thứ nhất Trƣờng Đại học Hải Phòng.

Nội dung bảng hỏi gồm:

Câu 1: Đánh giá khách quan của thầy cô giáo về thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm thứ nhất Trƣờng Đại học Hải Phòng qua các mặt tâm lý và xã hội.

Câu 2: Một số thông tin cá nhân của các thầy cô giáo.

2.5.3. Phương pháp phân tích dữ liệu

Các số liệu từ bảng hỏi đƣợc xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0. Các phép phân tích đƣợc dùng trong nghiên cứu này là:

1/ Phân tích thống kê mô tả: gồm có tần suất, điểm trung bình (mean), độ lệch chuẩn (std), xem xét mối tƣơng quan chéo giữa hai biến bằng kiểm định Chi bình phƣơng (X2

). Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra thang đo thích ứng tâm lý – xã hội chung, thích ứng tâm lý, thích ứng xã hội và thấy rằng các thang đo đều thuộc tiệm cận phân bố chuẩn.

Điểm trung bình chung (X) và độ lệch chuẩn (SD) của các thang đo đƣợc xem xét để xếp hạng mức độ nhƣ sau:

- Nếu X(toàn thang đo) – 1SD ≤ điểm trung bình của item/ biến ≤ X (toàn thang

đo) +1SD: Điểm trung bình của item/ biến thuộc mức chuẩn.

- Nếu 1 ≤ điểm trung bình của item/ biến < X(toàn thang đo) – 1SD: Điểm trung bình của item/ biến thuộc mức thấp.

- Nếu X (toàn thang đo) + 1 SD < điểm trung bình của item/ biến ≤ 4: Điểm trung bình của item/ biến thuộc mức cao.

Điểm trung bình của từng thang đo và điểm xếp hạng giá trị trung bình của các biến của thang đo đƣợc trình bày ở bảng 2.1.

Bảng 2.1: Điểm trung bình các thang đo và điểm xếp hạng giá trị trung bình của các biến

Thang đo

Điểm trung bình/ Độ lệch

chuẩn

Mức xếp hạng giá trị trung bình các biến Mức thấp Mức chuẩn Mức cao Thích ứng tâm lý 2.92/0.36 1– 2.55 2.56 – 3.28 3.29 – 4 Thích ứng xã hội 3.21/0.20 1 – 3.00 3.01 – 3.41 3.42– 4 Thích ứng tâm lý – xã hội 3.06/0.25 1 – 2.81 2.82 – 3.31 3.32 – 4

2/ Phân tích so sánh: So sánh giá trị trung bình bằng phép kiểm định t về độc lập giữa hai mẫu cho hai nhóm và phân tích phƣơng sai một yếu tố (Anova) cho từ 3 nhóm trở lên. Trong mối quan hệ này, biến độc lập là yếu tố thuộc về sinh viên (giới tính, động cơ, mục đích học, các đặc điểm nhân khẩu); các yếu tố thuộc về những ngƣời có liên quan nhƣ thầy cô, bạn bè, anh chị; các yếu tố thuộc về môi trƣờng, vật chất nhƣ sự hỗ trợ về tài chính, phƣơng tiện, học liệu, nhà ở.

3/ Phân tích tƣơng quan: Phân tích tƣơng quan đƣợc tiến hành dựa trên hệ số tƣơng quan Person giữa các biến số (r). Nghiên cứu quan tâm đến tƣơng quan giữa các khía cạnh mức độ thích ứng tâm lý với xã hội; giữa hai mặt thích ứng với thích ứng chung; tƣơng quan giữa mức độ thích ứng tâm lý – xã

hội với xếp loại kết quả học tập ở sinh viên.

4/ Phân tích hồi quy: Phép phân tích này đƣợc sử dụng để phân tích ảnh hƣởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Nghiên cứu này sử dụng hồi quy để xem xét ảnh hƣởng của các biến thuộc về sinh viên, thuộc về ngƣời liên quan, môi trƣờng vật chất lên thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm thứ nhất Trƣờng Đại học Hải Phòng.

2.3.4. Phương pháp phỏng vấn nhóm/ trường hợp

Mục đích: Phỏng vấn một nhóm sinh viên năm thứ nhất, cán bộ giảng viên để thu thập các thông tin bổ sung và làm rõ những thông tin thu đƣợc từ phƣơng pháp anket và các thang đo. Phƣơng pháp này cũng đƣợc sử dụng để nghiên cứu trƣờng hợp sinh viên có thích ứng tâm lý – xã hội tốt/ không tốt.

Nội dung phỏng vấn sâu gồm: + Hoàn cảnh gia đình.

+ Đặc điểm thích ứng và làm rõ các yếu tố ảnh hƣởng đến sự thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên và đƣa ra các khuyến nghị.

Kết luận chƣơng 2

Dựa trên cơ sở lý luận tổng kết ở chƣơng 1 và đặc điểm riêng biệt về khách thể nghiên cứu, môi trƣờng giáo dục, đặc điểm kinh tế, xã hội ở Hải Phòng chúng tôi đã xây dựng các tiêu chí đánh giá thích ứng tâm lý – xã hội và các yếu tố ảnh hƣởng đến thích ứng ở sinh viên năm thứ nhất Trƣờng Đại học Hải Phòng. Với các tiêu chí đã đƣa ra và sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu Tâm lý học để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đã thu đƣợc kết quả thể hiện ở phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Hải Phòng. (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)