Mức độ thích ứng tâm lý của sinh viên năm thứ nhất Trƣờng Đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Hải Phòng. (Trang 49)

Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Mức độ thích ứng tâm lý của sinh viên năm thứ nhất Trƣờng Đại học

Hải Phòng

3.2.1. Mức độ thích ứng tâm lý chung của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Hải Phòng

Thích ứng tâm lý là một mặt vô cùng quan trọng đối với sinh viên. Trong nhiều nghiên cứu và đặc biệt là nghiên cứu của Petersen và cộng sự (2009) cho rằng yếu tố tâm lý của sinh viên năm thứ nhất là yếu tố quan trọng nhất cần có sự thích ứng và yếu tố này quan trọng hơn việc thích ứng học tập [41].

Để tìm hiểu sự thích ứng của sinh viên năm thứ nhất Trƣờng Đại học Hải Phòng, trƣớc hết, chúng tôi tìm hiểu mức độ thích ứng tâm lý chung . Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

TBC=2.92; SD= 0.36

Biểu đồ 3.2: Mức độ thích ứng tâm lý chung của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Hải Phòng (%). (N=277)

Theo kết quả nghiên cứu, có 72.9% tổng sinh viên năm thứ nhất tham gia điều tra thích ứng ở mức trung bình. Sinh viên năm thứ nhất thích ứng

mức thấp có 13.7% và thích ứng cao có 13.4% sinh viên. Nhƣ vậy, có thể kết luận rằng, đa số sinh viên năm thứ nhất Trƣờng Đại học Hải Phòng có sự thích ứng tâm lý ở mức trung bình, còn một bộ phận không nhỏ sinh viên năm thứ nhất thích ứng tâm lý thấp.

3.2.2 Mức độ thích ứng tâm lý thể hiện qua cảm xúc tích cực của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Hải Phòng

Có thể nói, biểu hiện rõ rệt nhất của thích ứng tâm lý là các cảm xúc khác nhau. Các cảm xúc tích cực là biểu hiện của thích ứng tốt, ngƣợc lại, các cảm xúc tiêu cực là biểu hiện của sự không thích ứng tâm lý hoặc thích ứng tâm lý ở mức thấp.

Bảng 3.1: Thực trạng mức độ thích ứng tâm lý thể hiện qua các cảm xúc tích cực của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Hải Phòng. (N=277)

TT Cảm xúc Thường xuyên Khá thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Điểm trung bình SD Mức độ

1 Tôi yêu cuộc sống

48.9 35.4 13.5 2.2 3.31 0.78 1

2 Tôi cảm thấy vui vẻ

36.1 44.4 18.1 1.4 3.15 0.76 2

3 Tôi luôn yêu thích hoạt động học tập, vui chơi.. 36.6 36.6 24.6 2.2 3.08 0.83 3 4 Tôi có cảm giác an toàn 33.9 40.8 21.3 4 3.05 0.84 4 5 Tôi cảm thấy luôn tràn đầy năng lƣợng trong 24.2 46.9 27.1 1.8 2.93 0.76 5

các hoạt động trong cuộc sống 6 Tôi cảm thấy hạnh phúc 24.1 36.5 36.5 2.9 2.82 0.83 6 7 Tôi luôn ở trạng thái cân bằng 20.2 39.7 35 5.1 2.75 0.83 7 8 Tôi tin tƣởng mọi ngƣời xung quanh 19.1 34.7 40.1 6.1 2.67 0.85 8 9 Tôi cảm thấy tự tin 15.2 29.2 49.5 6.1 2.53 0.82 9 10 Tôi yêu bản thân mình 3.2 10.5 67.8 18.5 1.99 0.64 10 TBC = 2.83

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, sinh viên năm thứ nhất Trƣờng Đại học Hải Phòng thích ứng mức cao biểu hiện qua cảm xúc “yêu cuộc sống”

(ĐTB=3.31). Tiếp theo sau là các cảm xúc nhƣ “yêu thích hoạt động học tập, vui chơi; cảm thấy vui vẻ; cảm thấy an toàn” các bạn sinh viên năm thứ nhất thích ứng ở mức trung bình.

Ở những nhận định cảm xúc sinh viên năm thứ nhất có mức thích ứng thấp, nổi lên là nhận định “tôi cảm thấy tự tin” (ĐTB=2.53). Có 55.6% tổng số sinh viên trong cuộc điều tra trả lời rằng các bạn không cảm thấy tự tin hoặc chỉ thỉnh thoảng tự tin. Khi chia sẻ cùng một số bạn sinh viên năm thứ nhất, chúng tôi thu đƣợc một số ý kiến tại sao các bạn lại không cảm thấy tự tin. Các bạn sinh viên năm thứ nhất cho rằng, môi trƣờng đại học xa lạ, các bạn cũng không quen biết ai, các bạn sợ rằng cách mình ăn mặc, nói chuyện, giao tiếp có thể làm cho mọi ngƣời trong trƣờng chê cƣời. Đó là một phần lý

do các bạn thấy không tự tin. Một bạn tâm sự rằng: “Bước chân vào Trường Đại học Hải Phòng em thấy mình thật nhỏ bé. Trường nhiều sinh viên, khuôn viên của trường rất rộng. Trường cấp 3 em học chỉ bằng một phần nhỏ của trường Đại học thôi”. Có thể lần đầu các bạn đƣợc sống trong môi trƣờng nhiều sinh viên, nhiều thầy cô trong khi các em lại ít quen biết mọi ngƣời, điều đó làm cho các bạn sinh viên năm thứ nhất kém tự tin.

Bên cạnh cảm xúc “chưa tự tin”, nhiều bạn sinh viên năm thứ nhất Trƣờng Đại học Hải Phòng còn chƣa thƣờng xuyên có các cảm xúc tích cực nhƣ: “bản thân luôn ở trạng thái cân bằng và tin tưởng mọi người xung quanh, tràn đầy năng lượng cho cuộc sống, cảm thấy hạnh phúc”. Đối với nhiều bạn sinh viên, cuộc sống tự lập khi sống xa nhà, các bạn phải làm chủ tài chính của mình với khoản tiền bố mẹ cho. Mặt khác, các bạn bắt đầu hòa nhập với các mối quan hệ thầy cô, bạn bè, những quy định mới... Vì vậy, những lý do trên làm cho các bạn sinh viên năm thứ nhất có nhiều căng thẳng, mệt mỏi, không nhiều năng lƣợng cho cuộc sống.

Đáng quan tâm nhất là cảm xúc “tôi cảm thấy yêu bản thân mình”

(ĐTB=1.99) mà chúng tôi đƣa ra. Có đến 18.5% sinh viên không bao giờ cảm thấy yêu bản thân và 67.8% sinh viên thỉnh thoảng có cảm xúc này. Một câu hỏi đặt ra với nhà nghiên cứu: Khi không yêu bản thân mình thì các bạn sinh viên năm thứ nhất sống cho ai, sống vì điều gì hay có quá nhiều điều các bạn chưa hài lòng với bản thân nên không yêu quý chính mình? Chúng tôi tiến hành thảo luận nhóm để giải đáp thắc mắc trên. Lý do nhiều bạn sinh viên chƣa yêu bản thân mình là do có quá nhiều điều làm các bạn tự ti, không hài lòng về bản thân. Các bạn mong ƣớc tiến tới một con ngƣời hoàn mỹ hơn. Nhiều ý kiến lý giải vì sao chƣa yêu bản thân từ các bạn sinh viên năm thứ nhất xuất phát từ: học kém hơn bạn khác, điểm thi đại học thấp hơn, thân hình quá béo hoặc không đẹp, gia đình không giàu có... và còn nhiều lý do giải

thích cho việc không yêu bản thân. Tuy nhiên, khi chúng tôi đƣa ra cảm xúc tƣơng phản “tôi cảm thấy căm ghét bản thân mình” thì có tới 63.2% sinh viên năm thứ nhất cho rằng không bao giờ cảm thấy căm ghét bản thân mình. Điều này là một minh chứng cho sự mâu thuẫn nội tâm của các bạn sinh viên năm thứ nhất nói chung mà cũng là ở hầu hết mọi cá nhân khác nhau đó chính là cảm xúc vừa yêu vừa ghét bản thân mình. Nếu ở các bạn sinh viên yêu quý bản thân mình nhiều hơn mặt chƣa hài lòng thì đó chính là điều tích cực để các bạn cố gắng hoàn thiện bản thân mình nhƣng ở các bạn sinh viên căm ghét bản thân mình nhiều hơn sự yêu quý bản thân thì có thể là một yếu tố làm hạn chế đi những cố gắng của sinh viên trong cuộc sống, trong học tập.

3.2.3 Mức độ thích ứng tâm lý thể hiện qua cảm xúc tiêu cực của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Hải Phòng

Để làm rõ hơn đặc điểm thích ứng tâm lý của sinh viên năm thứ nhất Trƣờng Đại học Hải Phòng, chúng tôi đƣa ra các nhận định cảm xúc tiêu cực và kết thu đƣợc nhƣ sau:

Biểu đồ 3.3: Mức độ thích ứng tâm lý biểu hiện qua cảm xúc tiêu cực ở sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Hải Phòng (%). (N=277)

TBC=3.03

Biểu đồ 3.4: Điểm trung bình thích ứng tâm lý biểu hiện qua cảm xúc tiêu cực ở sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Hải Phòng. (N=277)

Theo kết quả thu đƣợc, sinh viên năm thứ nhất Trƣờng Đại học Hải Phòng có biểu hiện cảm xúc tiêu cực ở mức trung bình (TBC=3.03). Tuy nhiên, biểu hiện cảm xúc “cô đơn”, “thất vọng” cho thấy sinh viên thích ứng mức thấp.

Số sinh viên năm thứ nhất đƣợc điều tra có cảm xúc “tức giận vô cớ”

ở mức độ thƣờng xuyên là 5.1% và khá thƣờng xuyên là 11.6%. Nhƣ vậy, nhiều sinh viên năm thứ nhất chƣa có sự kiểm soát tốt cảm xúc tức giận ở bản thân. Khi làm rõ “sự tức giận vô cớ” này nhiều bạn nói rằng bản thân tự thấy khó chịu trong ngƣời, dễ bực bội cáu gắt mà không kiểm soát đƣợc. Những lý do đƣợc đề cập tới chủ yếu là nhiều bạn có suy nghĩ rằng sau khi trải qua kỳ thi đại học, việc học sẽ trở nên đơn giản hơn tại trƣờng đại học. Tuy nhiên, trái ngƣợc với những mong muốn của các bạn, học đại học khó hơn, các bạn phải làm quen với điều kiện và môi trƣờng học tập. Chính điều này cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các bạn sinh viên

năm thứ nhất có nhiều áp lực và sự“tức giận vô cớ”. Khi hỏi về cách giải tỏa sự tức giận này, các bạn cũng chƣa biết tìm ra cách nào để giải tỏa sự

“tức giận vô cớ” của mình. Bên cạnh đó, trên 20% sinh viên năm thứ nhất

xuất hiện những cảm xúc “cô đơn”, “mệt mỏi khi làm bất cứ việc gì”.

Nhiều em sinh viên sống xa nhà có cảm giác cô đơn hoặc không tìm đƣợc nhóm bạn học phù hợp với bản thân là những lý do khiến các bạn sinh viên năm thứ nhất có cảm xúc tiêu cực trên. Ở các cảm xúc nhƣ “cảm thấy

mệt mỏi”, “lo lắng khi tiếp xúc với người khác”... Cũng có trên 70% sinh

viên có những cảm xúc trên ở mức độ thỉnh thoảng. Nhƣ vậy đối với các cảm xúc tiêu cực ở sinh viên năm thứ nhất Trƣờng Đại học Hải Phòng, làm chủ những “cơn tức giận vô cớ” và giảm bớt những cảm xúc nhƣ “cảm thấy cô đơn, mệt mỏi” là những vấn đề sinh viên năm thứ nhất cần có sự thích ứng tốt hơn nữa.

Tiểu kết: Tóm lại, đa số sinh viên năm thứ nhất Trƣờng Đại học Hải Phòng có sự thích ứng tâm lý ở mức trung bình (72.9%). Tuy nhiên, những đặc điểm nhƣ tự tin, yêu bản thân còn biểu hiện ở mức thấp. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên có các cảm xúc tiêu cực nhƣ cô đơn, có cảm giác thất vọng, cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, bất an khi tiếp xúc với ngƣời khác. Chính vì vậy, sinh viên năm thứ nhất Trƣờng Đại học Hải Phòng cần đƣợc hỗ trợ thêm về mặt tâm lý để có thể thích ứng tâm lý tốt hơn cụ thể là tăng các cảm xúc tích cực và hạn chế các cảm xúc tiêu cực.

3.2.4. Đánh giá của cán bộ, giảng viên Trường Đại học Hải Phòng về thích ứng tâm lý của sinh viên năm thứ nhất tại trường

Để đảm bảo tính khách quan trong nghiên cứu thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm thứ nhất Trƣờng Đại học Hải Phòng, chúng tôi đã tiến hành điều tra sự đánh giá của 52 cán bộ, giảng viên Trƣờng Đại học Hải Phòng đối với sự thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm thứ nhất tại trƣờng.

Nghiên cứu thích ứng tâm lý của sinh viên ở các khía cạnh: có các cảm xúc tích cực, ít cảm xúc tiêu cực, yêu đời và tràn đầy năng lƣợng trong cuộc sống. Chúng tôi đã kiểm tra đánh giá của các cán bộ, giảng viên Trƣờng Đại học Hải Phòng về các khía cạnh trên, kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 3.2: Đánh giá của cán bộ, giảng viên Trường Đại học Hải Phòng về thích ứng tâm lý của sinh viên năm thứ nhất tại trường (%).

STT Nội dung Toàn bộ SV Năm 1 Phần lớn SV năm 1 Một bộ phận nhỏ SV năm 1 Rất ít SV năm 1 1.1 Có cảm xúc tích cực 5.8 67.3 26.9 0 1.2 Ít các cảm xúc tiêu cực 3.8 26.9 44.2 25 1.3 Yêu đời 15.4 61.5 21.2 1.9 1.4 Tràn đầy năng lƣợng trong cuộc sống 7.7 53.8 36.5 1.9

Qua bảng số liệu, đa số thầy cô trong cuộc phỏng vấn (từ 53.8 đến 67.3%) cho rằng phần lớn sinh viên năm thứ nhất Trƣờng Đại học Hải Phòng có sự thích ứng tốt những đặc điểm tâm lý nhƣ có cảm xúc tích cực: yêu đời; tràn đầy năng lƣợng trong cuộc sống . Tuy nhiên, theo 25% tổng số thầy cô trong cuộc điều tra cho rằng rất ít sinh viên có “ít cảm xúc tiêu cực”. Để làm rõ nhận định trên, chúng tôi nhận đƣợc những chia sẻ nhƣ “nhiều sinh viên ngồi học không tập trung, sắc mặt ủ rũ”, “không nhận thấy sự hào hững của sinh viên trên giảng đường”... là những lý do vì sao chỉ có tới 25% thầy cô cho rằng rất ít sinh viên “có ít cảm xúc tiêu cực”.

Nhƣ vậy, đa số thầy cô đánh giá phần lớn sinh viên có các cảm xúc tích cực, tràn đầy năng lƣợng trong cuộc sống, yêu đời. Tuy nhiên, cũng còn không ít sinh viên có các cảm xúc tiêu cực. Vì vậy, dựa trên đánh giá khách

quan của thầy cô đã góp phần làm rõ nét hơn về đặc điểm thích ứng tâm lý của sinh viên năm thứ nhất Trƣờng Đại học Hải Phòng.

3.3. Mức độ thích ứng xã hội của sinh viên năm thứ nhất Trƣờng Đại học Hải Phòng

3.3.1. Mức độ thích ứng xã hội chung của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Hải Phòng

Thích ứng xã hội là mặt thích ứng quan trọng của sinh viên. Thích ứng xã hội thể hiện qua việc sinh viên chủ động hòa nhập vào mối quan hệ mới đó là bạn bè, thầy cô cũng nhƣ thích ứng với nội quy, quy định, hoạt động tại trƣờng Đại học Hải Phòng . Kết quả nghiên cứu tổng thể thích ứng xã hội của sinh viên năm thứ nhất Trƣờng Đại học Hải Phòng đƣợc thể hiện qua biểu đồ sau:

TBC=3.21; SD=0.20

Biểu đồ 3.5: Mức độ thích ứng xã hội chung của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Hải Phòng (%). (N=277)

Qua bảng số liệu, ta thấy, có 70.6%). sinh viên năm thứ nhất tham gia điều tra thích ứng với các mối quan hệ xã hội ở mức trung bình. Trong khi đó, có 15.3% sinh viên thích ứng mức thấp và 14.1% sinh viên thích ứng mức cao. Nhƣ vậy, đa số sinh viên năm nhất Trƣờng Đại học Hải Phòng thích ứng

xã hội mức trung bình, còn một bộ phận không nhỏ thích ứng mức thấp. Chúng tôi sẽ làm rõ mức độ thích ứng xã hội thông qua các hành vi của sinh viên ở phần dƣới dây:

3.3.2. Mức độ thích ứng xã hội của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Hải Phòng thể hiện qua mối quan hệ với bạn bè

Mối quan hệ bạn bè là mối quan hệ không thể thiếu ở mỗi sinh viên. Sinh viên năm thứ nhất tại bất kỳ trƣờng đại học nào cũng buộc phải có những mối quan hệ bạn bè mới do sự thay đổi môi trƣờng học tập. Theo một số nghiên cứu ở nƣớc ngoài, những du học sinh tham gia vào các chƣơng trình kết bạn và dành nhiều thời gian vui chơi với bạn bè bản địa cho thấy có sự thích nghi với xã hội tốt hơn so với những ngƣời không tham gia [25]. Chính vì vậy, nghiên cứu sự thích ứng xã hội của sinh viên năm thứ nhất Trƣờng Đại học Hải Phòng, chúng tôi đã tìm hiểu sự thích ứng với các mối quan hệ bạn bè của sinh viên. Để làm rõ hơn sự thích ứng của sinh viên năm thứ nhất với mối quan hệ bạn bè, chúng tôi đƣa ra các nhận định nhằm làm rõ hành vi của các bạn sinh viên trong mối quan hệ với bạn bè của mình. Kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.3: Mức độ thích ứng xã hội của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Hải Phòng thể hiện trong mối quan hệ bạn bè (%). (N=277)

TT Các nhận định Thường xuyên Khá thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ ĐT B SD Mức độ 1 Tôi tôn trọng bạn bè 73.3 25.3 0.7 0.7 3.71 0.51 1

2 Tôi yêu quý bạn bè

68.2 27.1 4 0.7 3.63 0.59 2

3 Tôi có bạn/ nhóm bạn thân

4 Tôi không thờ ơ trƣớc những khó khăn của bạn

4.4 3.6 32 60 3.47 0.76 4

5 Tôi hòa đồng với bạn bè

56 33.9 8.7 1.4 3.44 0.71 5

6 Tôi chủ động tham gia các hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Hải Phòng. (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)