Một số yếu tố ảnh hƣởng đến thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Hải Phòng. (Trang 32 - 37)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.4. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên

Theo tác giả Clinciu A. I. (2013) trong nghiên cứu “Sự thích ứng của sinh viên năm thứ nhất diễn ra tại trường đại học Zimbabwe” các yếu tố ảnh hƣởng đến sự thích ứng của sinh viên bao gồm kinh nghiệm học tập và xã hội, sống gần hay xa gia đình, bạn bè phổ thông, tài chính, trang phục, thức ăn, tự trọng cao hay thấp, nỗi sợ thất bại nhiều hay ít, phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên [30].

Theo nghiên cứu khác, những sinh viên học đại học gần gia đình và những sinh viên sống tại các đô thị sẽ có sự thích ứng tốt hơn. Bên cạnh đó, khi sinh viên năm thứ nhất tham gia đầy đủ vào các hoạt động định hƣớng kỹ năng, học tập tại các trƣờng đại học giúp sinh viên có kết quả học tập tốt hơn [22]. Hơn nữa, nghiên cứu của Enochs và Renk (2006) cho thấy rằng nam sinh viên thích nghi với môi trƣờng đại học mới tốt hơn hơn nữ [32].

Pascarella và Terenzini (1991) quan sát thấy rằng những sinh viên duy trì các mối quan hệ phù hợp với gia đình có nhiều khả năng thích ứng tốt hơn với môi trƣờng đại học [40]. Tƣơng tự nhƣ vậy, Wintre và Yaffe's (2000) nghiên cứu thấy rằng mối quan hệ tốt với cha mẹ giúp cả nam và nữ sinh viên thích ứng tốt trong trƣờng đại học. Tuy nhiên, sự thích ứng của sinh viên nữ chịu ảnh hƣởng nhiều hơn trong mối quan hệ với gia đình so với sinh viên nam. Do đó, sinh viên năm đầu tiên cần phải duy trì các mối quan hệ hiện có với cha mẹ và gia đình của họ để điều chỉnh tốt đối với môi trƣờng đại học [49, tr.9-37].

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những học sinh nhận đƣợc sự hỗ trợ xã hội sẽ có sự thích ứng tốt hơn. Ngoài ra, hỗ trợ từ bạn bè cũng đóng vai trò quan trọng trong thích ứng với môi trƣờng đại học. Theo nghiên cứu “Mô hình mạng lưới bạn hữu” của Bochner (1977) về sự thích ứng xã hội và hành vi vẫn có ảnh hƣởng nhiều tới các nghiên cứu về sự thích ứng xã hội - văn hóa của các du học sinh. Bochner cho rằng những sinh viên này có xu hƣớng thuộc về 3 mạng lƣới xã hội riêng biệt, và mỗi mạng lƣới có một chức năng tâm lý cụ thể:

Mạng lƣới đầu tiên đó là sự kết nối với những ngƣời bạn đồng hƣơng tại đất nƣớc đang học tập. Mặt khác, việc giao tiếp này ngày càng thuận tiện hơn nên họ có thể giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của mình.

Mạng lƣới thứ hai đó là những sinh viên, giáo viên, tƣ vấn viên bản địa. Thông qua đó, họ có thể học hỏi đƣợc nhiều kỹ năng cần thiết để học tập tốt.

Mạng lƣới thứ ba đó là kết bạn với những du học sinh khác. Từ đó, họ giúp đỡ lẫn nhau.

Ba mạng lƣới này đƣợc phân loại tƣơng ứng thành: mạng lƣới bạn hữu đơn, song và đa văn hóa . Du học sinh có thể hƣởng lợi từ việc tƣơng tác với ngƣời dân bản địa trên khía cạnh xã hội, tâm lý và học thuật. Ví dụ, càng tƣơng tác nhiều với dân bản địa thì các du học sinh càng ít gặp phải các vấn đề học thuật , các khó khăn trong xã hội, năng lực giao tiếp đƣợc cải thiện và

thích nghi tốt hơn với cuộc sống ở nƣớc ngoài. Những du học sinh tham gia vào các chƣơng trình kết bạn và dành nhiều thời gian vui chơi với bạn bè bản địa cho thấy có sự thích nghi với xã hội tốt hơn so với những ngƣời không tham gia. Thêm vào đó, việc liên lạc và kết bạn với những sinh viên bản địa còn đem lại nhiều lợi ích về tinh thần nhƣ giảm bớt cảm giác xa lạ và mức độ căng thẳng đƣợc giảm xuống và họ đƣợc dự đoán là sẽ thích ứng về mặt tâm lý tốt hơn . Bất chấp những lợi ích của việc tƣơng tác giữa du học sinh với ngƣời bản địa, mức độ của sự tƣơng tác này thƣờng có giới hạn. Các du học sinh thƣờng báo cáo rằng bạn tốt nhất của họ là ngƣời có cùng nền văn hóa [26, tr.277-297]. Bên cạnh đó, nhiều ngƣời tin rằng tôn giáo giúp cho sinh viên có khả năng thích ứng các vấn đề tốt hơn. Tôn giáo thúc đẩy sự tƣơng giao với những ngƣời khác. Vì vậy, đây cũng là một yếu tố quan trọng trong nghiên cứu thích ứng của sinh viên năm thứ nhất tại môi trƣờng đại học [31].

Ở Nam Phi, hạn chế trong sử dụng tiếng Anh đã đƣợc cho là nguyên nhân dẫn đến việc kém thích ứng của sinh viên da đen, từ đó ảnh hƣởng tiêu cực đến việc học của họ [39]. Một nghiên cứu của Redmond và Bunyi (1993) cho rằng trợ cấp xã hội cũng có tác động tới mặt tình cảm, làm cho sinh viên sống thoải mái hơn và giảm bớt nỗi nhớ nhà. Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng, mối quan hệ giữa thích ứng tâm lý và xã hội không thực sự rõ ràng, bên cạnh đó cũng chƣa thể khẳng định rằng thích ứng tốt về tâm lý – xã hội sẽ giúp sinh viên thành công trong học tập [43].

Grant-Vallone và Ensher (2000) cho rằng hỗ trợ từ bạn bè sẽ giúp sinh viên thích ứng tâm lý – xã hội ở một mức độ cao so với những nguồn hỗ trợ khác [35]. Trong nghiên cứu: “Thích ứng xã hội của sinh viên tốt nghiệp quốc tế” của Georgette Wilson (2011) cũng cho thấy các yếu tố ảnh hƣởng đến sự thích ứng xã hội của sinh viên bao gồm giới tính, sự hỗ trợ của cố vấn học tập và quan trọng nhất là bạn bè [34].

Kết quả nghiên cứu của tác giả Phan Quốc Lâm cũng chỉ ra những yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến sự thích ứng của hoạt động học tập của học sinh lớp 1, đó là hoàn cảnh gia đình, giới tính, trình độ phát triển trí tuệ của học sinh, sự chuẩn bị về mặt tâm lý cho hoạt động học tập...[12].

Trong nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên Đại học Văn Hiến” của tác giả Lê Sĩ Hải, tác giả chỉ ra rằng: đặc điểm môi trƣờng sống (sống ở trọ hay sống cùng gia đình); môi trƣờng học tập bao gồm chƣơng trình đào tạo, tổ chức hoạt động đào tạo, phƣơng pháp giảng dạy – học tập, phƣơng pháp kiểm tra đánh giá và định hƣớng lựa chọn nghề nghiệp là những yếu tố ảnh hƣởng đến học tập của sinh viên cũng nhƣ quá trình thích ứng để sinh viên có thể thành công sau này. Tác giả nhấn mạnh đế tính thích nghi nhanh hay chậm của từng sinh viên, đồng thời khẳng định vai trò của nhà trƣờng và giảng viên cũng rất quan trọng giúp sinh viên năm thứ nhất từ các tỉnh khác bắt nhịp và hòa nhập thành công [8].

Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tự học của sinh viên trường Đại hoc Trà Vinh” của tác giả Phạm Văn Tuân chỉ ra rằng: có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến tính tích cực tự học của sinh viên Trƣờng Đại học Trà Vinh. Trong đó, các yếu tố chủ quan nhƣ hứng thú học tập và hứng thú nghề nghiệp là yếu tố ảnh hƣởng nhiều nhất đến tính tích cực tự học của sinh viên [18].

Tóm lại, các nghiên cứu đã chỉ ra có rất nhiều các yếu tố ảnh hƣởng đến thích ứng của sinh viên đó là: các đặc điểm cá nhân nhƣ tự trọng cao hay thấp, nỗi sợ thất bại nhiều hay ít, sự hứng thú của từng sinh viên, tính thích nghi nhanh hay chậm; các đặc điểm thuộc về gia đình nhƣ sống cùng hay xa gia đình; các sự hỗ trợ nhƣ từ thầy cô, cố vấn học tập, bạn bè, trợ cấp xã hội... Đây chính là kết quả quan trọng để chúng tôi tham khảo và dựa vào thực tế nghiên cứu để xem xét các yếu tố ảnh hƣởng đến thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm thứ nhất trong nghiên cứu của mình.

Kết luận chƣơng 1

Qua phần lý luận về thích ứng ở học sinh, sinh viên đã cho thấy vấn đề đƣợc nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, nổi lên là hƣớng nghiên cứu thích ứng tâm lý – xã hội và thích ứng học tập ở học sinh, sinh viên. Các nghiên cứu nhấn mạnh đến sự thay đổi môi trƣờng học tập, điều kiện sống dẫn những khó khăn, thách thức mà sinh viên cần phải thích ứng để có thể hòa nhập vào các mối quan hệ mới, tồn tại và phát triển. Ở Việt Nam, các nghiên cứu thích ứng ở sinh viên tập trung chủ yếu vào thích ứng học tập. Vì vậy, thích ứng tâm lý – xã hội là một vấn đề cần đƣợc nghiên cứu nhiều hơn nữa. Bên cạnh đó, các nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hƣởng đến thích ứng của sinh viên đó chính là các đặc điểm thuộc về sinh viên, yếu tố gia đình, yếu tố thầy cô, bạn bè, nhà trƣờng và xã hội. Đây chính là cơ sở quan trọng để chúng tôi xác định các tiêu chí đánh giá, đo lƣờng trong nghiên cứu của mình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Hải Phòng. (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)