Thực trạng hoạt động marketing du lịch của Đà Lạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và một số giải pháp marketing du lịch cho thành phố đà lạt (Trang 56)

6. Bố cục của luận văn

2.2. Thực trạng hoạt động marketing du lịch của Đà Lạt

2.2.1. Định hướng phát triển du lịch và chiến lược marketing giai đoạn 2000 – 2005 đoạn 2000 – 2005

2.2.1.1. Định hướng phát triển du lịch giai đoạn 2000 – 2005

Định hướng phát triển du lịch giai đoạn này khơng tách rời định hướng phát triển du lịch thời kỳ 1996 – 2010 của cả nước nĩi chung và của Đà Lạt – Lâm Đồng nĩi riêng: phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững trên cơ sở phát triển hài hồ giữa các vùng, ngành kinh tế và các lĩnh vực văn hố – xã hội; bảo đảm quốc phịng an ninh, đồng thời kết hợp giữa tính hiện đại và tính đặc thù của du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng. Phấn đấu đến năm 2010, xây dựng Đà Lạt xứng đáng là một trong những trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng lớn của cả nước, đưa ngành du lịch, dịch vụ thật sự trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2005 của ngành du lịch là:

Tăng cường thu hút khách du lịch, phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm về khách du lịch từ 14 – 15% để đến năm 2005 thu hút từ 1.2 – 1.4 triệu lượt khách, trong đĩ khách quốc tế tăng bình quân hàng năm từ 35 – 50% để đến năm 2005 được 200.000 đến 250.000 lượt khách quốc tế.

Huy động mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án lớn đã được qui hoạch và phê duyệt, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch hiện cĩ, phát triển các sản phẩm mới. Phấn đấu 2005 đưa thời gian lưu trú bình quân đạt hơn 2,5 ngày; tăng tỉ trọng GDP của ngành du lịch gấp 2 lần so với năm 2000.

Tạo cho được sự chuyến biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp đối với phát triển du lịch. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ quản lý các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh du lịch. Nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ lao động phục vụ của ngành; phấn đấu đến năm 2005 thu hút thêm 5000 lao động vào lĩnh vực này.

2.2.1.2 Chiến lược marketing du lịch của giai đoạn 2000 – 2005

Với mục tiêu cụ thể phát triển du lịch cho giai đoạn 2000 – 2005, Đà Lạt – Lâm Đồng đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp để hồn thành mục tiêu: Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo vệ cảnh quan, mơi trường sinh thái phục vụ du lịch; tăng cường cơng tác quản lý nhà nước, củng cố kiện tồn bộ máy tổ chức cán bộ trên lĩnh vực dịch vụ du lịch; xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm khai thác tối đa các nguồn lực để phát triển du lịch, đồng thời cũng đề ra những mục tiêu cho các hoạt động marketing cho giai đoạn này là:

- Nâng cao chất lượng các dịch vụ và sản phẩm du lịch hiện cĩ, phát triển mạnh các sản phẩm du lịch mới.

- Tăng cường cơng tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến giới thiệu tiềm năng du lịch với nhiều thị trường trong và ngồi nước.

- Tổ chức các hội chợ triển lãm du lịch thương mại cho các doanh nghiệp tham gia giao lưu học hỏi lẫn nhau, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp cũng như quảng bá hình ảnh du lịch Đà Lạt đến với bè bạn trong nước và quốc tế.

- Tổ chức các sự kiện văn hố lớn (Đà Lạt, thành phố hoa, điểm hẹn năm 2000; Đà Lạt – 110 năm hình thành và phát triển năm 2003; Lễ hội hoa Đà Lạt năm 2004, Festival hoa Đà Lạt năm 2005) thu hút sự chú ý của các phương tiện thơng tin đại chúng, sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và

ngồi nước với tiềm năng phát triển du lịch của Đà Lạt để từ đĩ kích thích hơn nữa sự tăng trưởng của du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng.

2.2.2. Tình hình thực hiện các chính sách trong chiến lược marketing du lịch

Một điều dễ nhận thấy rằng, nhận thức của cơ quan quản lý du lịch địa phương về chiến lược marketing du lịch là chưa đầy đủ. Hoạt động marketing du lịch diễn ra chủ yếu là các hoạt động giới thiệu, quảng bá, quảng cáo về sản phẩm du lịch, cho đến gần đây mới cĩ các chương trình tổ chức mang tính chất sự kiện để quảng bá hình ảnh du lịch Đà Lạt. Cụ thể như sự kiện tổ chức lễ kỷ niệm “Đà Lạt 110 năm hình thành và phát triển” năm 2003, “Lễ hội hoa” năm 2004 và “Festival hoa Đà Lạt” năm 2005. Nhìn chung các sự kiện đã để lại những ấn tượng nhất định về hình ảnh thành phố hoa Đà Lạt.

Tuy nhiên, như đã nĩi hoạt động marketing chưa cĩ sự phối kết hợp các chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối và chính sách xúc tiến quảng bá thành một kế hoạch marketing mang tính chiến lược.

2.2.2.1. Phân tích thực trạng sản phẩm du lịch của Đà Lạt

Đà Lạt từng được mệnh danh là “tiểu Pari”, được các nhà khí hậu học gọi là “thành phố của mùa xuân”, và cái tên “thành phố hoa” đã quen thuộc với nhiều người. Một ngày bốn mùa xuân, hạ, thu, đơng làm cho cảnh vật luơn tươi mới, thời tiết mát lành nhiệt độ chỉ dao động từ 16 – 240C. Cảnh quan thiên nhiên và mơi trường hết sức lý tưởng, ít nơi nào cĩ được: núi đồi, rừng thơng, thác nước - một cảnh trí thiên nhiên sống động và ngoạn mục xen lẫn các ngơi biệt thự cổ kính khiến lịng du khách như được trút bỏ những lo toan thường nhật, chìm vào cảm giác dễ chịu, thanh thản. Hình ảnh từng tốp du khách trên xe đạp đơi đi dạo quanh bờ hồ Xuân Hương, qua những con dốc

đã trở thành quen thuộc với thành phố du lịch cĩ nhiều con dốc nhất, điều này thật hiếm ở các thành phố khác.

Sản phẩm du lịch của Đà Lạt đã từng bước được đa dạng hố, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh. Nhiều sản phẩm du lịch được đưa vào khai thác như các tuyến du lịch sinh thái, du lịch văn hố tại các buơn làng dân tộc ít người, một số sản phẩm du lịch cĩ giá trị độc đáo với vai trị liên vùng như “Con đường xanh Tây Nguyên” cũng bắt đầu được phối hợp triển khai. Hệ thống cáp treo được đưa vào sử dụng từ đầu năm 2002 với chiều dài 2.300m, trở thành một trong hoạt động rất hấp dẫn du khách. Các sản phẩm cao cấp như sân golf, nghỉ mát… được nghiên cứu phát triển đã tăng sức thu hút khách du lịch, thúc đẩy sự hấp dẫn của du lịch Đà Lạt. Các sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ do bàn tay con người làm nên như tranh thêu, Festival Hoa Đà Lạt thực sự cĩ những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động du lịch Đà Lạt.

Tuy nhiên, sản phẩm du lịch của Đà Lạt mới chỉ chú trọng khai thác thiên nhiên, thiếu nhạy bén trong đa dạng hố sản phẩm phục vụ du lịch. Các điểm tham quan chủ yếu dựa vào cảnh quan thiên nhiên, vì lẽ đĩ nên mơi trường cảnh quan hiện đang xuống cấp nghiêm trọng. Thành phố mất dần những mảng xanh, những cánh rừng thơng, những thảm hoa dại tự nhiên đầy thơ mộng. Mơi trường, cảnh quan thiên nhiên – sản phẩm chính của du lịch đang ngày càng bị mai một, bị huỷ hoại.

Trong tham luận “Suy nghĩ về sản phẩm du lịch của Đà Lạt”, tác giả Lê Kim Ngữ nêu: “…Thiên nhiên Đà Lạt đã và đang bị huỷ hoại nghiêm trọng và chức năng du lịch nghỉ dưỡng của Đà Lạt sẽ dần dần bị mất đi… sản phẩm cịn quá đơn điệu, lại bị khai thác quá mức. Từ đĩ mà các thắng cảnh ngày càng xấu hơn, nghèo nàn đi và thậm chí vơ hồn… nếu Đà Lạt khơng cĩ những biện pháp kịp thời thì thành phố Đà Lạt xinh đẹp, mộng mơ sẽ chỉ cịn là một kỷ niệm…”.

Với cái nhìn của những nhà kinh doanh, những nhà tổ chức du lịch, trong hầu hết các bài báo viết về sản phẩm du lịch Đà Lạt, vấn đề sản phẩm du lịch được nhiều người quan tâm và cho rằng sản phẩm du lịch Đà Lạt vẫn cịn đơn điệu, chưa cĩ tính hấp dẫn. Đà Lạt rất đẹp, rất thơ nhưng cũng rất buồn, rất tĩnh lặng và dường như ít thay đổi trong một thế giới năng động. Đây là một ưu thế, cũng là một điểm yếu của Đà Lạt. Đến Đà Lạt lần thứ ba sẽ khơng cịn gì để khám phá. Đà Lạt vẫn cịn thiếu một cái gì đĩ để buộc người ta khơng ngần ngại chi tiêu, khơng tiếc quĩ thời gian và tài chính.

Trong đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu cơ chế quản lý và đa dạng hố sản phẩm du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng”, tác giả Trương Trổ cho rằng “Trong xã hội cơng nghiệp hiện nay, tìm được một nơi yên tĩnh, mát mẻ như Đà Lạt quả là hiếm. Thế nhưng chúng ta mới chỉ phục vụ được một khâu cho du khách là nghỉ ngơi, cịn phần nghỉ dưỡng cho đến nay vẫn cịn bị bỏ ngỏ”.

Cĩ thể nĩi thiếu tính đa dạng, phong phú là một thực trạng của sản phẩm du lịch Đà Lạt hiện nay. Các sản phẩm du lịch chủ yếu phục vụ nhu cầu cơ bản của du khách như ăn ở, đi lại; tập trung khai thác những gì cĩ sẵn của thiên nhiên mà lại khơng cĩ sự tơn tạo, sáng tạo trong việc phối hợp, sắp xếp theo những chủ đề nổi bật. Một yếu điểm của hệ thống dịch vụ phục vụ du lịch của Đà Lạt là thiếu hẳn một hệ thống chăm sĩc y tế chất lượng cao cĩ thể phục vụ du khách trong và ngồi nước.

Sản phẩm du lịch Đà Lạt chưa cĩ ý tưởng chủ đạo: các sản phẩm được tạo nên một cách tự phát khơng theo một qui hoạch cơ bản. Do đĩ sẽ làm mơi trường bị tàn phá nặng nề vì khơng ai cảm thấy cĩ trách nhiệm bảo tồn, và bảo tồn cái gì? Khi đã cĩ một qui hoạch cơ bản thì những sản phẩm du lịch được xây dựng sẽ xoay quanh một ý tưởng cốt lõi, một triết lý cho du lịch Đà Lạt.

Do bị áp lực về tăng nhanh lượng khách để tăng doanh thu trong khi chưa cĩ một qui hoạch phù hợp, hầu như mọi điểm du lịch đều bị xuống cấp và biến dạng. Các cơng trình xây dựng vơ nghĩa, ơ nhiễm mơi trường vì khĩi bụi, vì rác thải… đã làm cho Đà Lạt đang biến dần thành một thành phố khác đi: xây dựng nhiều hơn, nĩng bức hơn, ồn ào hơn, ơ nhiễm hơn.

Với những gì thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Đà Lạt thì ngành Du lịch phải đem về một nguồn lợi rất to lớn cho người dân địa phương. Tuy nhiên, do những sản phẩm cung ứng rời rạc, chắp vá và cạnh tranh khơng lành mạnh đã làm cho doanh thu từ du lịch chưa tương xứng. Hơn nữa, phần lớn các nguồn thu từ hoạt động du lịch đã khơng đến với địa phương mà đi vào các cơng ty ở nước ngồi hoặc ở các địa phương khác. Điều này buộc chúng ta phải suy nghĩ đã đến lúc cần cĩ những cơng ty du lịch địa phương đủ mạnh để cĩ thể xây dựng, tơn tạo và tổ chức các hoạt động du lịch, tạo ra nhiều sản phẩm cung ứng cho du khách để đem lại nguồn lợi thích đáng cho địa phương.

2.2.2.2. Thực trạng về giá

Giá cả sản phẩm dịch vụ du lịch ở Đà Lạt tương đối cao, điều này cĩ lẽ là tình trạng chung của cả nước. Nhưng giá cao khơng tương xứng với chất lượng dịch vụ đã làm giảm đi sức hấp dẫn của sản phẩm. Tại sao lại cĩ tình trạng này? Hãy so sánh mức giá với một số nước trong khu vực: khách mua tour đi từ Nhật đến Việt Nam trong khoảng thời gian 4 – 5 ngày sẽ cĩ mức giá từ 1000USD đến 1200 USD, trong khi cũng tour 4 – 5 ngày đến Thái Lan hoặc Singapore chỉ mất khoảng 600 – 700 USD. Khách từ Châu Âu, Bắc Mỹ đến Việt Nam cũng vậy, họ phải mua tour với giá cao hơn so với đến các nước khác trong khu vực.

Sở dĩ giá tour của họ rẻ hơn là vì các cơng ty, các ngành thuộc lĩnh vực du lịch phối hợp chặt chẽ với nhau để tạo ra một chuỗi các doanh nghiệp du lịch liên hồn và hỗ trợ nhau. Các điểm tham quan và mua sắm gĩp phần đáng kể làm giá tour thấp. Các địa điểm này cĩ chính sách tài trợ phương tiện hoặc giảm chi phí vận chuyển cho các cơng ty tổ chức tour đưa khách đến với họ. Điều này giúp rất nhiều cho các cơng ty du lịch, họ chịu ít hoặc khơng mất nhiều chi phí cho hoạt động tổ chức tham quan hoặc mua sắm đối với khách du lịch.

Ở Đà Lạt nĩi riêng và cả nước nĩi chung, các cơng ty du lịch cho rằng, hiện chưa cĩ sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nước với các cơng ty hoạt động trong ngành Du lịch, kể cả hàng khơng, nên chưa phát huy được hết sức mạnh của ngành du lịch. Khơng chỉ cĩ ở Đà Lạt, nhiều địa phương khác ở nước ta cĩ lợi thế về tiềm năng du lịch tự nhiên với nhiều thắng cảnh thiên nhiên đẹp và ấn tượng, khác hẳn với các nước Thái Lan, Singapore hay Malaysia… chỉ là những cụm du lịch nhân tạo. Nhưng các nước bạn lại cĩ kinh nghiệm tổ chức du lịch và biết kết hợp sức mạnh các đơn vị liên quan để làm nên những điều mà chúng ta chưa làm được. Chúng ta chưa cĩ sự liên kết giữa các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, các cơng ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch và các ngành liên quan thì việc tạo lợi thế về giá sẽ khĩ thực hiện.

Việc giá cả lên xuống vào những thời điểm mùa vụ du lịch và ngồi thời vụ cũng gây khơng ít phiền tối cho các doanh nghiệp và khách du lịch. Vào thời vụ du lịch, để tránh tình trạng tăng giá bắt chẹt khách, địa phương đã yêu cầu các cơ sở lưu trú niêm yết giá, nhưng vào ngày lễ, tết phịng nghỉ ở Đà Lạt rất căng thẳng, một số khách sạn làm ăn kiểu “chụp giựt” bắt đầu tăng giá. Thậm chí cĩ nơi khơng nhận đặt phịng trước từ các hãng lữ hành, đợi

khách đi lẻ đến tìm phịng sẽ cĩ dịp “cứa cổ”. Ngược lại vào thời gian thấp điểm thì lại hạ giá quá thấp tạo nên một cuộc cạnh tranh khơng lành mạnh.

Hiệp hội Du lịch tỉnh Lâm Đồng ra đời năm 2001, nhưng vai trị tương đối mờ nhạt trong việc đưa ra một mức giá chuẩn trong kinh doanh dịch vụ du lịch. Về mặt này cĩ thể học hỏi Hiệp hội Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nghị quyết Bình ổn giá trong kinh doanh dịch vụ du lịch của Hiệp hội vừa được tỉnh phê duyệt với mục đích nhằm khống chế giá dịch vụ du lịch “nhảy loạn” trong những thời gian cao điểm.

2.2.2.3. Hệ thống phân phối sản phẩm du lịch

Nếu như quảng cáo, thơng tin phát triển cĩ mục đích nhằm phổ biến một hình ảnh tốt đẹp về sản phẩm du lịch và tạo ra ý muốn đi du lịch thì chính sách phân phối sẽ nhằm mục đích thúc đẩy và tạo điều kiện cho việc mua hàng của khách du lịch. Trong khi quảng cáo chủ yếu hướng vào quảng đại quần chúng, thì phân phối hướng vào những nhà kinh doanh chuyên nghiệp về du lịch. Họ là những người trung gian để nối quan hệ giữa cung và cầu du lịch. Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, hầu hết người sản xuất khơng bán hàng hố của mình trực tiếp cho người tiêu dùng mà là qua các khâu trung gian, đặc biệt do đặc điểm của sản phẩm du lịch, nhất thiết cần phải cĩ khâu trung gian trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.

Những kênh phân phối chính trong du lịch là: đại lý lữ hành, cơng ty du lịch, khách sạn hoặc đại diện khách sạn, hàng khơng, dịch vụ đặt phịng tự động và cuối cùng là hệ thống đặt phịng trung tâm. Các sản phẩm, dịch vụ du lịch ở Đà Lạt được bán tới du khách qua các cơng ty lữ hành, các đại lý du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và một số giải pháp marketing du lịch cho thành phố đà lạt (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)