Định hướng phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và một số giải pháp marketing du lịch cho thành phố đà lạt (Trang 79 - 84)

6. Bố cục của luận văn

3.2. Định hướng phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt

giai đoạn 2006 – 2010

3.2.1. Quan điểm phát triển

Nhận thức được tầm quan trọng của ngành Du lịch trong phát triển xã hội hiện nay, đặc biệt là một địa phương cĩ tiềm năng du lịch đa dạng và cĩ nhiều lợi thế trong phát triển du lịch, Đà Lạt – Lâm Đồng đã đưa ra những quan điểm phát triển du lịch cho mình:

- Phù hợp với chiến lược, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước: Phát triển du lịch là hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm gĩp phần thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh.

- Giáo dục tồn dân hiểu biết về ngành kinh tế du lịch: Ngành du lịch là ngành kinh tế mới phát triển, địi hỏi giáo dục tồn dân cĩ hiểu biết về ngành kinh tế du lịch, gĩp phần tích cực vào sự phát triển và đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội, bảo vệ mơi trường, mở rộng giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hố của các dân tộc

- Phát huy mọi nguồn lực, mọi ngành cùng hợp tác để phát triển phát du lịch, đẩy mạnh phát triển du lịch nội địa, song song với việc mở rộng, gia tăng nguồn khách quốc tế: Ngành du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, phải huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế, mọi ngành trực tiếp và liên quan dựa trên nền tảng bình đẳng trước pháp luật và sự thống nhất quản lý của Nhà nước, để phát triển du lịch một cách bền vững.

- Phát triển du lịch gắn liền với việc mở rộng giao lưu, hợp tác: Tăng cường giao lưu và hợp tác giữa các vùng, ngành, các cấp, các địa phương, các doanh nghiệp trong nước và các tổ chức, các doanh nghiệp, các cá nhân nước ngồi, tăng cường cơng tác tuyên truyền, quảng cáo, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng và đa dạng hố sản phẩm du lịch, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, gĩp phần nâng cao dân trí, tăng cường sức khoẻ, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

3.2.2. Định hướng phát triển

Cùng với sự phát triển du lịch của cả nước, ngành du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng đã, đang và sẽ phát triển tương đối nhanh. Trong chiến lược phát triển

kinh tế của tỉnh xác định đưa ngành du lịch nhanh chĩng trở thành ngành kinh tế động lực, và đối với thành phố Đà Lạt được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Do đĩ việc định hướng phát triển du lịch là vơ cùng quan trọng.

Trên cơ sở qui hoạch tổng thể thành phố Đà Lạt đến năm 2010 và Nghị quyết của Bộ Chính trị, tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tăng cường trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp của Đảng bộ, chính quyền và các đồn thể nhân dân cả tỉnh và thành phố, với phương châm “Đà Lạt vì cả tỉnh, cả tỉnh vì Đà Lạt”, nhằm khai thác mọi tiềm năng, lợi thế, tranh thủ thời cơ thuận lợi để phát triển Đà Lạt tồn diện, vững chắc với trọng tâm là phát triển kinh tế du lịch để nhanh chĩng đưa du lịch – dịch vụ sớm trở thành ngành kinh tế động lực thúc đẩy các ngành và lĩnh vực khác.

Tuy nhiên, phát triển du lịch Đà Lạt khơng thể tách rời được những định hướng và phát triển của ngành du lịch Việt Nam thời kì 1996 – 2010 trong qui hoạch tổng thể du lịch Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Những định hướng đĩ là:

- Phát triển du lịch theo chính sách mở của nhà nước, đảm bảo hoạt động của kinh doanh du lịch đạt hiệu quả kinh tế cao và hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển.

- Sự phát triển cần chú trọng đến sự đa dạng hố sản phẩm, đảm bảo phát triển du lịch bền vững.

- Sự phát triển phải đảm bảo Đà Lạt là một trung tâm du lịch của cả tỉnh và là trung tâm du lịch lớn của cả nước, đĩng vai trị quan trọng đối với hoạt động của vùng Nam trung bộ.

Theo định hướng qui hoạch phát triển đến năm 2010, ngồi những tính chất về chính trị, văn hố, khoa học giáo dục, nơng nghiệp và an ninh quốc phịng thì tính chất quan trọng hàng đầu của thành phố Đà Lạt là một trong

những trung tâm du lịch (đặc biệt là du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, hội nghị - hội thảo, và sinh thái) của vùng, cả nước và quốc tế.

Trong hơn 100 năm qua, thành phố Đà Lạt đã được phát triển để trở thành một thành phố nghỉ mát và du lịch nổi tiếng. Nhiều đồ án qui hoạch được thiết lập và định hướng cho sự phát triển, biến đổi vùng cao nguyên hoang vu trở thành một thành phố cĩ tương đối đủ các cơ sở hạ tầng phục vụ đơ thị như: mạng lưới giao thơng đường bộ, đường sắt, sân bay, các hệ thống cung cấp điện nước, thốt nước, bưu điện, các hồ nước, các cơng trình phục vụ cơng cộng như chợ, bệnh viện, trường học, các viện nghiên cứu, nhà hát, cơng sở…

Bước đầu, thành phố Đà Lạt cĩ cường độ phát triển thấp, qui mơ thành phố được giới hạn và khơng lớn, thành phố cĩ cơ cấu tổ chức đơn giản với mật độ dân số và mật độ xây dựng thấp, tỷ lệ khơng gian đơ thị nhỏ so với khơng gian của cảnh quan tự nhiên, thành phố như hồ lẫn trong đồi núi và rừng thơng. Với qui mơ hợp lý này của thành phố đã tạo cho con người được sự gần gũi với thiên nhiên, bảo đảm được sự cân bằng sinh thái.

Với những tiềm năng và lợi thế sẵn cĩ, Đà Lạt ngày nay tập trung các nguồn lực phát triển nhanh ngành du lịch để sớm trở thành ngành kinh tế động lực của cả tỉnh. Trọng tâm là đa dạng hố và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch mang tính đặc thù. Trước mắt ưu tiên phát triển các khu du lịch, các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, thể thao, hội nghị - hội thảo, đồng thời với việc giữ gìn, tơn tạo cảnh quan các khu du lịch hiện cĩ và xây dựng các khu vui chơi giải trí mới, tổ chức hội hoa và các lễ hội văn hố hàng năm, từng bước hình thành các tuyến du lịch liên vùng nhằm tăng khả năng thu hút khách. Tiếp tục triển khai chủ trương kinh doanh du lịch dưới tán rừng với sự quản lý chặt chẽ nhằm bảo vệ và phát triển được vốn rừng, giữ gìn mơi trường sinh thái. Phấn đấu đến năm 2010, Đà Lạt trở thành một

thành phố “xanh, sạch, đẹp” nổi tiếng, là khu du lịch lớn của cả nước, tiến tới là khu du lịch cĩ tầm cỡ quốc tế.

3.2.3. Mục tiêu phát triển

Nhằm phát triển một ngành kinh tế du lịch đủ mạnh và cĩ sức thuyết phục, đĩng gĩp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, những mục tiêu chiến lược mà ngành du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng đặt ra như sau:

Tối ưu hố sự đĩng gĩp của ngành du lịch vào thu nhập của thành phố, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng ngành du lịch – dịch vụ chiếm trên 70 - 80%, bằng cách tạo mơi trường thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của ngành sao cho du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Phát triển du lịch gắn liền với bảo vệ mơi trường sinh thái bền vững, từ đĩ đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tơn tạo, khai thác các di sản thiên nhiên, mơi trường, đặc biệt là các khu vực thắng cảnh, các khu rừng thơng, thảm cỏ, nguồn nước và các di tích lịch sử, văn hố… Phát triển du lịch cũng phải gắn liền với việc giữ gìn phát huy truyền thống văn hố đặc trưng của địa phương đồng thời khai thác tốt các di sản văn hố cĩ giá trị, giàu bản sắc dân tộc, các di tích lịch sử, cơng trình văn hố để phát triển du lịch. Bên cạnh đĩ cần tiếp thu cĩ chọn lọc kinh nghiệm phát triển du lịch chất lượng cao của cả nước và quốc tế để đa dạng hố các sản phẩm du lịch của Lâm Đồng.

Song song với du lịch quốc tế, đẩy mạnh phát triển du lịch nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, thăm viếng, tham quan du lịch của nhân dân, kết hợp giữa các tổ chức nhà nước với khu vực tư nhân, gĩp phần cải thiện, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân các địa phương, đặc biệt ở những vùng

đồng bào dân tộc ít người để gĩp phần nâng cao dân trí, cải thiện điều kiện sống cho đồng bào các vùng xa xơi hẻo lánh.

Mục tiêu cụ thể của ngành: tăng cường thu hút khách du lịch, phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm về khách du lịch từ 16 – 17% , đến năm 2010 thu hút được từ 3 – 3,5 triệu lượt khách, trong đĩ khách quốc tế là 800 - 900 ngàn lượt; huy động mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án lớn đã được qui hoạch và phê duyệt, nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ du lịch hiện cĩ, phát triển các sản phẩm mới; tạo cho được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp đối với phát triển du lịch. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường củng cố bộ máy tổ chức và cơng tác cán bộ trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và đội ngũ cán bộ quản lý các doanh nghiệp du lịch. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ lao động phục vụ của ngành, phấn đấu đến năm 2010 thu hút 10.000 lao động vào lĩnh vực này.

Như vậy, mục tiêu cơ bản của ngành du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng là phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững trên cơ sở phát triển hài hồ giữa các vùng, ngành kinh tế và các lĩnh vực văn hố – xã hội, bảo đảm quốc phịng an ninh, đồng thời kết hợp giữa tính hiện đại và đặc thù của du lịch Đà Lạt. Phấn đấu đến năm 2010, xây dựng Đà Lạt xứng đáng là một trong những trung tâm du lịch nghỉ dưỡng lớn của cả nước và quốc tế, đưa ngành du lịch, dịch vụ thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và một số giải pháp marketing du lịch cho thành phố đà lạt (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)