Quan điểm nhân văn về nghĩa trang:

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HỆ THỐNG CÂY XANH ĐÔ THỊ KHU CÔNG NGHIỆP (Trang 67 - 68)

- Chiến lược thành phố vườn thập niên 90:

e. Phân cấp nghĩa trang đô thị:

4.2.1. Quan điểm nhân văn về nghĩa trang:

Từ xa xưa, người Việt Nam – với đa số là người Kinh, đã chú trọng đến việc chôn cất người chết và xây dựng các nghĩa trang.

Ngày nay, việc chôn cất và tổ chức các nghĩa trang cho người đã khuất đã trở nên phức tạp hơn so với trước kia, đồng thời vấn đề này cũng tạo ra sự quan tâm nhiều hơn của các cộng đồng, các dân tộc trên thế giới.

Nghĩa trang là nơi thể hiện văn hoá, văn minh cộng đồng, dân tộc được tổ chức theo một trật tự xã hội nhất định, có kèm theo những qui định hoặc luật lệ về bố cục không gian, tôn giáo, tín ngưỡng hay phong tục tập quán.

Không chỉ là nơi đơn thuần an táng người đã khuất mà nó còn chứa đựng những ý nghĩa về mặt tâm linh, là nơi mà người sống bày tỏ những tình cảm, sự tiếc thương đối với người đã khuất.

Phải coi nghĩa trang như một bộ phận cấu thành bản kiến trúc của mỗi vùng miền, mỗi sắc tộc, cộng đồng dân cư.

Thực tế đã có khá nhiều nghĩa trang chôn cất vĩnh viễn bị lọt vào giữa đô thị do tốc độ phát triển đô thị quá nhanh, do không dự đoán được khả năng mở rộng đô thị… dẫn đến tình trạng các nghĩa trang gần như không đảm bảo khoảng cách ly đến các công trình xung quanh, không đảm bảo được cảnh quan đô thị, cản trở việc phát triển của các đô thị, khu vực phát triển kinh tế.

Theo con số thống kê đến thời điểm năm 2002 cho thấy, đất nghĩa trang đang chiếm một diện tích khá lớn so với tỷ lệ đất xây dựng đô thị, cao nhất tại thành phố Huế là 2,88% (một số nước trên thế giới tỷ lệ này chỉ chiếm 1-1,2%). Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ chiếm đất cao là quan niệm của người dân hết sức bảo thủ với xu hướng chôn 3 năm mới bốc mộ còn phổ biến, thậm chí một số nơi còn chôn vĩnh viễn, hạn chế không thích ứng với công nghệ chôn cất hiện đại như hoả táng.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HỆ THỐNG CÂY XANH ĐÔ THỊ KHU CÔNG NGHIỆP (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w