Thực trạng sử dụng đất nghĩa trang:

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HỆ THỐNG CÂY XANH ĐÔ THỊ KHU CÔNG NGHIỆP (Trang 64 - 65)

- Chiến lược thành phố vườn thập niên 90:

e. Phân cấp nghĩa trang đô thị:

4.1.3. Thực trạng sử dụng đất nghĩa trang:

Theo các số liệu thống kê, hiện nay tỷ lệ diện tích đất nghĩa trang trong các đơ thị khá lớn. Trong đó, đa phần (chiếm 80%) là các nghĩa trang nhân dân riêng

của các phường, xã, làng, bản, cụm dân cư vẫn đang hoạt động không thuộc sự quản lý của chính quyền địa phương.

Hiện nay, tổng cộng TP.HCM có khoảng 1.200 ha đất nghĩa trang, trong đó 100 ha đất nghĩa trang nhân dân và 1.100 ha đất nghĩa địa tự phát nằm rải rác trong các khu dân cư. Theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP, dự kiến đến năm 2020 dân số TP.HCM sẽ là 10 triệu người. Trong đó, số tử là 40.000 người/năm (0,4%), dự trù số người được chôn cất tại quê nhà là 8.000 người (20%), số còn lại 32.000 người (80%) sẽ mai táng ở TP và các vùng lân cận. Tiêu chuẩn chôn cất hiện nay là 15m2/mộ, như vậy hằng năm TP cần khoảng 30 ha/năm dành cho đất nghĩa trang. Nhu cầu quỹ đất nghĩa địa cho 50 năm là 1.440 ha.

Trong các nghĩa trang nhân dân đô thị đã khảo sát, hiện tại tỷ lệ sử dụng diện tích đất dùng cho mai táng là khá cao, lên tới 60-90% tổng diện tích đất nghĩa trang. Diện tích đất dành cho giao thơng nội bộ hiện thường chiếm từ 9,35-20,07%; diện tích đất dành cho cây xanh là từ 0-16%.

Diện tích sử dụng đất các mộ hung táng và chôn cất một lần thường chiếm khoảng 8-12 m2 và có nơi là 16 m2, riêng tại thành phố Hà Nội diện tích này là 5,1 m2.

Diện tích các mộ cát táng thơng thường khoảng 3,7-4,6 m2. Khoảng cách giữa hai hàng mộ từ 0,5-1 m, còn khoảng cách giữa hai mộ liên tiếp cùng hàng từ 0,4-0,6 m.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HỆ THỐNG CÂY XANH ĐÔ THỊ KHU CÔNG NGHIỆP (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w