2.3.1. Chất thải rắn đô thị:
- Việc xử lý chất thải rắn đô thị cho đến nay chủ yếu vẫn là đổ ở các bãi thải lộ thiên khơng có sự kiểm sốt, mùi hôi và nước rác là nguồn gây ô nhiễm cho môi trường đất, nước và khơng khí. Theo báo cáo của sở khoa học cơng nghệ và môi trường các tỉnh, thành và theo kết quả quan trắc của 3 vùng, mới chỉ có 32/64 tỉnh, thành có dự án đầu tư xây dựng bãi chơn lấp hợp vệ sinh, trong đó 13 đơ thị đã được đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, trừ bãi chôn lấp chất thải rắn tại Khu Liên hợp Xử lý chất thải Nam Sơn, Hà Nội và bãi chôn lấp chất thải rắn tại thành phố Huế đang hoạt động trong sự tuân thủ các yêu cầu đảm bảo mơi trường một cách tương đối, cịn các bãi khác, kể cả bãi chơn lấp rác thải hiện đại như Gị Cát ở thành phố Hồ Chí Minh, cũng đang ở trong tình trạng hoạt động khơng hợp vệ sinh.
- Thành phố Hà Nội là địa phương đầu tiên tiến hành xử lý chất thải sinh hoạt bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh (Sanitary Landfill) tại Khu Liên hợp Xử lý chất thải Nam Sơn kể từ năm 1999 đến nay với tổng năng lực chôn lấp khoảng 13 triệu tấn chất thải sinh hoạt trên tổng diện tích 83ha.
- Tái chế: Hoạt động tái chế, giảm lượng chất thải sinh hoạt được tập trung
chủ yếu vào đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến rác thành phân hữu cơ. Tuy nhiên do chưa có những khảo sát chi tiết về khả năng chấp thuận của cộng đồng đối với sản phẩm phân vi sinh, đồng thời do kỹ năng phân loại trong q trình sản xuất của các nhà máy này cịn thấp, nên hiệu quả hoạt động của các nhà máy này chưa cao.
2.3.2. Chất thải cơng nghiệp nguy hại:
- Ở phía Bắc, hiện mới chỉ có một lị đốt chất thải nguy hại công nghiệp với công suất 150 kg/giờ lắp đặt tại Khu Liên hợp Xử lý chất thải rắn tại Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội do Trung tâm Kỹ thuật Mơi trường Đô thị và Khu công nghiệp nghiên cứu, thiết kế và xây lắp thử nghiệm. Tại Khu Liên hợp Xử lý chất thải rắn này, URENCO Hà Nội đã xây dựng bãi chôn lấp chất thải công nghiệp nguy hại đúng kỹ thuật. Còn lại ở các nơi khác hầu hết các loại chất thải này mới chỉ được lưu giữ ngay tại cơ sở sản xuất hoặc xử lý tạm thời.
- Ở các tỉnh phía Nam, cơng nghiệp phát triển với nhiều dự án được đầu tư, nên những năm gần đây đã hình thành khá nhiều các cơ sở tư nhân tham gia vào hoạt động xử lý chất thải nguy hại. Theo báo cáo của các sở khoa học công nghệ và môi trường tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh, thì hiện có tới 11 cơ sở tham gia vào hoạt động xử lý chất thải nguy hại tại khu vực của các tỉnh trên. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở tư nhân đều chưa có đầy đủ cơ sở vật chất để tiêu huỷ hay xử lý triệt để chất thải nguy hại mà họ đã thu gom. Chi phí xử lý do từng cơ sở quy định, mà chưa có đơn giá thống nhất. Thí dụ ở Đồng Nai, chi phí xử lý bùn thải chứa kim loại nặng khoảng 80USD/tấn, chi phí xử lý dung mơi khoảng 800 - 2.000đồng/kg (tương đương với 50USD/tấn - 150USD/tấn).
- Xỉ tro, bùn thải từ q trình sản xuất khơng độc hại được thu hồi, chủ yếu để sử dụng cho mục đích san lấp mặt bằng trong và ngồi khn viên của chính bản thân các cơ sở sản xuất.
- Tái chế: Đối với các loại bao bì, thùng chứa các hóa chất nguy hại, sau khi
sử dụng được xử lý vệ sinh sạch sẽ ngay tại một số nhà máy có hệ thống xử lý nước thải hoặc giao cho đơn vị xử lý vệ sinh sạch sẽ, sau đó được dập lại hoặc cắt nhỏ chuyển sang mục đích sử dụng khác nhằm tránh trường hợp để thất thoát ra thị trường tiêu thụ, sử dụng vào mục đích chứa, đựng nước uống hoặc thực phẩm. Tuy nhiên, việc quản lý loại chất thải này nếu khơng được kiểm sốt chặt chẽ, để thất thốt ra thị trường bên ngồi và được sử dụng vào mục đích sinh hoạt, thì khả năng gây nhiễm độc mãn tính cho con người và động vật là điều khơng thể tránh khỏi.
2.3.3. Chất thải y tế nguy hại:
- Theo Dự thảo báo cáo quy hoạch tổng thể xử lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam, tính đến tháng 9 năm 2003 tồn quốc có 47 lị đốt ngoại được lắp đặt và vận hành để xử lý chất thải y tế nguy hại, trong đó có 2 lị đốt cơng suất lớn (200kg/giờ và 1.000kg/giờ) đặt bên ngồi khn viên bệnh viện thuộc trách nhiệm của xí nghiệp xử lý chất thải y tế (trực thuộc URENCO) tại hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, cịn lại hầu hết là các lị đốt có cơng suất nhỏ (từ 20 đến dưới 100kg/giờ). Số lượng lò đốt sản xuất trong nước là 14 lị với cơng suất xử lý dao động từ 20kg/giờ đến 50kg/giờ.
Hình 2.5: Chất thải nguy hại cơng nghiệp được chôn lẫn cùng chất thải sinh hoạt đabg là phổ biến ở Việt Nam
2.4. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ GIẢM THIỂU CHẤT THẢI RẮN
- Triển khai rộng rãi công tác phân loại rác thải ngay tại nguồn phát sinh sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng cho thu gom và xử lý chất thải đô thị;
- Xây dựng hướng dẫn về cơng tác quản lý chất thải rắn nói chung, chất thải nguy hại nói riêng và phổ biến rộng rãi các hướng dẫn này;
- Tăng cường khung thể chế, kể cả phát triển hệ thống thu phí chất thải để cân bằng chi phí cho quản lý chất thải rắn;
- Mở rộng chương trình nâng cao nhận thức về quản lý chất thải rắn cho cộng đồng, đặc biệt là đối với các công ty là chủ nguồn thải;
- Tăng cường đáng kể nguồn lực giám sát và cưỡng chế thực hiện quy chế quản lý chất thải rắn;
- Đầu tư cơ sở vật chất để xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn theo phương thức hợp vệ sinh. Cụ thể là đầu tư hệ thống xử lý chất thải nguy hại và bãi chơn lấp an tồn cho các loại chất thải rắn;
- Quy hoạch hệ thống thu gom vận chuyển CTR CN và CTR CN nguy hại đối
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc quản lý chất thải rắn và huy động cộng đồng tự giác tham gia giải quyết vấn đề chất thải rắn.