Mức độ đến thăm khu di tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của cộng đồng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội đền trần, tỉnh nam định (Trang 77)

Về thời gian đến thăm di tích vào dịp lễ hội nào:

Khi được hỏi về thời gian người dân đến với di tích có 58% số người đến di tích nhân dịp lễ hội khai ấn, 39% số người đến lễ hội tháng Tám và 3% số người đến với di tích vào các thời gian khác (như ngày rằm, mùng một,…). Có thể thấy lễ hội khai ấn bắt nguồn từ nhận thức của nhân dân về nguồn gốc và thời khắc tổ chức lễ hội - giờ Tý đêm ngày 14 tháng giêng cùng với tính thiêng của lộc ấn những năm gần đây kể từ khi được phục dựng quy mô và có sự tham gia của các vị lãnh đạo Nhà nước đã thu hút được đông đảo sự tham gia của nhân dân địa phương trong và ngoài tỉnh. Cùng với tục lệ đầu năm người dân thường xuyên đi đền chùa, cầu cho một năm làm ăn hanh thông, sức khỏe, bình an cho gia đình nên lượng người đến với di tích rất đông. Bên cạnh đó lễ hội tháng tám nhân ngày kỵ của Đức Thánh Trần cũng đón nhận được sự tham gia của nhân dân bởi tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần là một tín ngưỡng bản địa, đã ăn sâu vào tiềm thức nhân dân tự bao đời nay. Dịp lễ hội tháng tám người dân đến với di tích chủ yếu từ các địa bàn tỉnh Nam

Định cùng một số vùng lân cận như: Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hải Phòng, Hải Dương,...

Biểu đồ 3.3: Ngƣời dân đến thăm di tích nhân dịp các lễ hội.

Mục đích của người d n khi đến thăm di tích

Theo biểu đồ có thể nhận thấy người dân đến với khu di tích đền Trần với mục đích lớn nhất là đi lễ (70%), tiếp theo là nhằm tham quan, vãn cảnh (50%); tìm hiểu giá trị di tích lịch sử (49%); cầu tài lộc, công danh 42%); sức khỏe (31%); giải hạn (7%) và do trí tò mò (2%). Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, con người cuốn theo vòng xoáy kinh tế, và không còn những khoảng thời gian cho tâm hồn. Hơn nữa là một quốc gia có nền văn hóa mở, người dân thường không theo một tôn giáo nào. Do đó họ có xu hướng đi tìm cho mình niềm tin tâm linh, đó là những thế lực thiên nhiên hoặc nhân thần mang lại giá trị niềm tin, mong được các thế lực siêu hình phù trợ, che chở, đáp ứng những mong muốn, nguyện vọng cho họ. Bởi vậy đến với khu di tích đền Trần họ vừa bày tỏ được niềm tôn kính với vị anh hùng dân tộc, bày tỏ lòng tri ân với vương triều Trần và thể hiện mong muốn, khát khao của bản thân, đáp ứng nhu cầu cân bằng cuộc sống.

Biểu đồ 3.4: Mục đích của ngƣời dân khi đến khu di tích đền Trần

Nhận thức về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là một thuật ngữ thường xuyên được sử dụng. Tuy nhiên hiểu như thế nào về cụm từ này, chúng tôi cũng đã có một câu hỏi nhằm thăm dò ý kiến cộng đồng và du khách khi đến với di tích và lễ hội đền Trần để tìm hiểu nhận thức của họ về thuật ngữ này.

Nhận thức Số người %

Là hoạt động tu bổ, trùng tu di tích 26 13.0

Là những hoạt động nhằm tu bổ, tôn tạo di sản cùng với việc làm lan tỏa những giá trị độc đáo của di sản văn hóa, giới thiệu cho nhiều bạn bè người thân biết đến

160 80.0

Chưa bao giờ tìm hiểu 14 7.0

Total 200 100.0

Bảng 3.3: Nhận thức của ngƣời dân về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Kết quả cho thấy có 80% số người hiểu rằng đây là những hoạt động nhằm tu bổ, tôn tạo di sản văn hóa (bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể) cùng với việc làm lan tỏa những giá trị độc đáo của di sản văn hóa, giới thiệu cho nhiều bạn bè người thân biết đến. Có 13% số người có sự nhìn nhận về thuật

ngữ này chưa đúng, chỉ coi đó là các hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích đơn thuần. Và có 7% số người chưa bao giờ tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ trên. Tuyên truyền ý nghĩa của thuật ngữ này góp phần nâng cao nhận thức quần chúng nhân dân về di sản văn hóa, góp phần vào các hoạt động thực tế nhằm bảo tồn và phát huy các di tích, lễ hội. Đó là những việc làm vô cùng thiết thực để những thế hệ trẻ sau này kế thừa được những di sản văn hóa hiện tại, để sáng mãi tinh hoa dân tộc Việt trong quá trình hội nhập toàn cầu.

Các hoạt động nhằm duy trì, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định.

Để tham gia vào quá trình duy trì, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lễ hội đền Trần có rất nhiều hoạt động khác nhau. Qua số liệu khảo sát định lượng cho thấy 55% số người được hỏi để đóng góp vào quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội đền Trần tham gia vào hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ về di tích và lễ hội, 36% số người sẽ vận động người dân đóng góp sức lực, tiền của, hiện vật và 37% trực tiếp tham gia vào việc tổ chức lễ hội. Nhìn chung khi được hỏi đa số người dân đều đã từng và rất mong muốn được tham gia vào quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích và lễ hội đền Trần. Có thể thấy hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ về di tích và lễ hội là một hoạt động đơn giản nhưng tuyên truyền như thế nào để thế hệ trẻ có được tầm nhận thức đúng đắn để tham gia hiệu quả vào quá trình này lại là một bài toán khó của nền giáo dục nước ta hiện tại. Bởi thời lượng dành cho môn học lịch sử không nhiều, môn học này với phương pháp giảng dạy truyền thống không thu hút được sự tham gia của học sinh. Bên cạnh đó những kiến thức về di sản văn hóa và bảo tồn, phát huy di sản chưa có những tiết học với nội dung giáo án cụ thể. Do đó trong gia đình bố mẹ, ông bà là cũng là những người cần phải góp phần vào việc truyền dạy kiến thức này.

Biểu đồ 3.5: Các hoạt động nhằm duy trì, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lễ hội đền Trần.

Hình thức tham gia vào quá trình bảo tồn, tôn tạo di tích:

Có 48% số người được hỏi trả lời rằng để tham gia vào hoạt động bảo tồn, tôn tạo di tích họ đóng góp tiền của (ghi công đức), 35% số người đóng góp sức lao động và 17% số người đóng góp bằng hiện vật. Như vậy đóng góp tiền vẫn là hình thức đóng góp phổ biến nhất. Mức độ đóng góp công đức có thể khác nhau để tu bổ, tôn tạo di tích.

Trong những năm qua nhân dân đóng vào trò quan trọng trong việc tu bổ di tích. Cùng với nguồn ngân sách của Nhà nước cùng nhân dân trong và ngoài tỉnh hay bà con Kiều bào đều có những người góp phần vào quá trình bảo tồn, tôn tạo di tích. Sự đóng góp của nhân dân cho việc tu bổ di tích không ít hơn so với nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ. Nhờ đó mà khu di tích ngày càng trở nên khang trang, sạch đẹp và quy mô hơn vào mỗi dịp lễ hội đón du khách về tham quan.

Hoạt động đóng góp Số người %

Tiền của 96 48.0

Hiện vật 34 17.0

Sức lao động 70 35.0

Mục đích khi tham gia tu bổ, tôn tạo di tích

Khi tham gia duy trì, tôn tạo di tích mỗi cá nhân có một mục đích khác nhau: Đa số người dân đóng góp tiền của, sức lao động, … với mục đích góp phần tu bổ, tôn tạo di tích (69%), 32% số người có mục đích cầu tài lộc phúc đức cho bản thân và mọi người trong gia đình.

Biểu đồ 3.6: Mục đích khi tham gia hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích

Đánh giá chung về hoạt động bảo tồn, tôn tạo di tích của cộng đồng.

Việc bảo tồn, tôn tạo di tích và lễ hội đền Trần - chùa Tháp như một sự tất yếu, là nhu cầu khách quan trong đời sống văn hóa, tinh thần của con người. Đây là hoạt động quan trọng đối với việc giữ gìn và phát huy các giá trị di tích trong một môi trường sống, luôn luôn biến động có thể do thiên tai hoặc các hoạt động của con người, chịu sự tác động từ nhiều phía nhằm góp phần gìn giữ những giá trị chân - thiện - mỹ của khu di tích vốn đã tồn tại hàng trăm năm.

Khi đánh giá chung về hoạt động bảo tồn, tôn tạo di tích của cộng đồng địa phương có 82 % số người được hỏi đánh giá di tích tốt hơn nhiều so với trước, 16% số người cho rằng di tích không có gì thay đổi và 2% số người có ý kiến khác. Thực tế theo quan sát của chúng tôi, có thể thấy những năm gần đây khu di tích đền Trần rất khang trang vào mỗi dịp lễ hội với: hệ thống đèn chiếu sáng, pano, áp phích,

bảng giới thiệu về di tích lễ hội, môi trường cảnh quan sạch đẹp,… Bên cạnh đó vẫn giữ được vẻ uy nghiêm, cổ kính vốn có của ngôi đền từ bao đời nay.

Biểu đồ 3.7: Đánh giá chung về hoạt động bảo tồn, tôn tạo di tích của cộng đồng địa phƣơng

3.2.3. Vai trò của cộng đồng trong việc tuyên truyền giáo dục các giá trị lịch sử văn hóa. lịch sử văn hóa.

Để bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa cần phải giải quyết hài hòa các mâu thuẫn giữa biến đổi của di tích và xã hội đương đại trong xu thế đô thị hóa hiện nay, giữa bảo tồn và phát triển, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích bền vững lâu dài. Để từng bước đưa hoạt động bảo tồn di tích và đúng quỹ đạo, chúng ta cần phải ngày càng đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến Luật di sản văn hóa. Qua đó nâng cao ý thức pháp luật về di tích lịch sử văn hóa cho các cấp, các ngành và toàn thể cộng đồng. Cùng với việc tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát ở các di tích lịch sử văn hóa, chúng ta cần chủ động thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phòng chống vi phạm di tích, tăng cường vai trò giám sát của nhân dân trong việc ngăn chặn, giải quyết triệt để các vi phạm di tích.

Công tác tuyên truyền, phổ biến các giá trị của di tích và lễ hội giữ vai trò định hướng nhận thức cho các thế hệ trẻ và du khách thập phương tới thăm di tích với quá trình bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Với lòng say mê nghề nghiệp các thế hệ thuyết minh viên hay các hướng dẫn viên du lịch tại Ban quản lý khu di tích lích sử đền Trần - chùa Tháp đã tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân và du khách thập phương một lớp nền kiến thức về vương triều Trần - một trong những triều đại phong kiến thịnh trị nhất Đại Việt cùng với quá trình xây dựng và trùng tu di tích đền Trần qua các triều đại. Điều này đã làm tăng thêm nhận thức cho các du khách, góp phần làm lan tỏa các giá trị lịch sử, văn hóa của di tích và lễ hội.

Hàng năm tại Ban quản lý khu di tích đền Trần - chùa Tháp vẫn diễn ra các kì sát hạch hướng dẫn viên nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn để phổ biến kiến thức sâu rộng cho quần chúng nhân dân.

Ngoài ra công tác tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (sách báo, tạp chí) cũng được phổ biến rộng rãi. Đã có hàng trăm bài viết được đăng tải trên các tạp chí từ trung ương tới địa phương, giới thiệu về các giá trị di tích và lễ hội nhằm nâng cao tầm nhận thức của nhân dân. Trong nhà đền các cuốn sách phổ biến về nội dung di tích, lễ hội đền Trần cũng như các vị danh tướng triều Trần được trưng bày và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của du khách đến tham quan di tích. Mỗi năm trước dịp khai ấn và lễ hội tháng tám thông tin về diễn trình lễ hội và giá trị, ý nghĩa của lễ hội đều được Ban quản lý tuyên truyền trên hệ thống phát thanh cho đông đảo du khách thập phương.

Trên website dulichnamdinh.com.vn cập nhật thường xuyên các bài viết, thông tin về di tích lịch sử và lễ hội đền Trần - chùa Tháp, tp. Nam Định, được hàng ngàn người truy cập và theo dõi.

Trên địa bàn tỉnh thường xuyên diễn ra hàng loạt các cuộc hội thảo, các dự án nghiên cứu có giá trị về khu di tích. Những hội thảo và công trình này đã góp phần làm sáng tỏ thêm những giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh. Từ đó nâng cao nhận thức, hiểu biết lịch sử, góp phần giáo dục truyền thống, văn hóa cho nhân dân.

Đối với các trường học trên địa bản tỉnh đã diễn ra nhiều phong trào, các cuộc thi tìm hiểu về di tích lịch sử văn hóa nhà Trần. Đặc biệt nhân dịp 750 năm Thiên Trường, trên địa bàn tỉnh đã diễn ra cuộc thi “Tìm hiểu di tích lịch sử đền Trần” trong phạm vi các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông. Ngoài ra tại khu di tích lịch sử còn diễn ra các buổi học ngoại khóa môn lịch sử để các em học sinh hiểu sâu sắc hơn về di tích đền Trần. Đây thực sự trở thành những giờ học lý thú và trang bị cho các bạn học sinh những kiến thức thực tiễn, không mang tính lí thuyết, giảm tải sự nhàm chán cho môn học. Hơn nữa tạo hành trang cho các bạn trẻ với vốn kiến thức bổ ích về giá trị di sản văn hóa của địa phương, giúp cho thế hệ tương lai cảm thấy tự hào về quê hương mình.

Nhân dịp kỉ niệm 710 năm ngày hóa Đức Thánh Trần, tại ngũ môn đền Trần đã diễn ra chương trình nghệ thuật “Thăng Long - Thiên Trường, Đức Thánh Trần và hào khí Đ ng A với sự tham gia của hơn 500 diễn viên, nhạc công của Trung ương, các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, nhà văn hóa 3-2, trường trung cấp văn hóa nghệ thuật tỉnh Nam Định đã thể hiện rõ dấu ấn vế thời Trần - thời đại võ công văn trị lừng lẫy trong lịch sử Việt Nam.

Đối với khách du lịch sau khi đến tham quan tại di tích, chúng tôi đưa ra câu hỏi: Ông (bà) có khuyến khích người thân, con cái đến tham quan di tích và tham dự lễ hội không thì có 98% số người trả lời rằng họ khuyến khích người thân con cái mình tới với di tích và lễ hội đền Trần. Việc làm này góp phần làm lan tỏa rộng rãi các giá trị văn hóa lịch sử, thay đổi nhận thức hành vi của du khách khi tới với khu di tích và lễ hội.

Sau khi đi tham quan, lễ tại di tích đền Trần thường giới thiệu cho ai biết về khu di tích này. Đa số người dân sau khi đến với di tích và lễ hội đền Trần đều tuyên truyền những giá trị văn hóa, lịch sử và khuyến khích người thân của mình như con cháu, bạn bè, đồng nghiệp đến với di tích (chiếm tỷ lệ từ 70% - 77%). Việc làm này đã góp phần làm lan tỏa những tinh hóa văn hóa dân tộc, góp phần phát huy giá trị di sản văn hóa.

Biểu đồ 3.8: Sau khi tham quan khu di tích đền Trần, tuyên truyền cho các đối tƣợng

Hình thức phổ biến về di sản văn hóa đền Trần đến người dân:

Khi được hỏi về hình thức phổ biến di sản văn hóa đền Trần đến người dân đại đa số nhân dân cho biết họ tiếp nhận các thông tin về di sản văn hóa đền Trần thông qua loa đài phát thanh của phường xã (chiếm tỷ lệ 91,3%), bên cạnh đó di sản được giới thiệu qua các cuộc họp tại tổ dân phố và các cán bộ văn hóa phường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của cộng đồng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội đền trần, tỉnh nam định (Trang 77)