Các giải pháp cần thiết nhằm phổ biến giá trị khu di tích đền Trần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của cộng đồng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội đền trần, tỉnh nam định (Trang 96 - 130)

Hiện nay công nghệ thông tin giữ vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân tại một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, thời đại hiện nay được coi là kỷ nguyên của công nghệ số. Internet trở thành phương tiện truyền tải thông tin với tốc độ nhanh nhất và mức độ lan tỏa có phạm vi vô cùng lớn. Trong khi đó là một di sản văn hóa cấp quốc gia đặc biệt, di tích và lễ hội đền Trần lại chưa có một trang thông tin điện tử nhằm tuyên truyền và quảng bá các giá trị đến người dân. Do đó việc lập một website về di sản văn hóa đền Trần đang là giải pháp được đề xuất cao nhất (chiếm tỷ lệ 88,3%). Bên cạnh đó cũng phải chú trọng đến các nhóm giải pháp in ấn phẩm văn hóa, tờ rơi giới thiệu các biểu tượng, hiện vật của di tích; tuyên truyền, giáo dục về các giá trị của khu di tích trên đài báo và cần nâng cao trình độ của hướng dẫn viên tại khu di tích.

3.3.2. Đào tạo và nâng cao tr nh độ của đội ngũ cán ộ văn hóa tại di tích

Đội ngũ các hướng dẫn viên thuyết minh cùng các ông thủ từ tại di tích chính là cây cầu nối giúp người tham quan hiểu rõ hơn giá trị ẩn chứa bên trong di tích và lễ hội. Chính vì vậy việc bồi dưỡng nghiệp vụ, tri thức cho hai đối tượng này giữ vai trò quan trọng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Họ cần

phải được trang bị vốn kiến thức không chỉ chuyên sâu về di tích và lễ hội đền Trần mà cần phải có vốn kiến thức rộng về bức tranh lịch sử Việt Nam và sự liên hệ giữa di tích và lễ hội đền Trần với những địa điểm thờ nhà Trần tại các địa phương khác.

Việc tổ chức các lớp học hỗ trợ vốn kiến thức về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa để họ truyền tải những thông tin tới khách du lịch cần trở thành một trong những vấn đề cấp thiết. Đó cũng là một trong những hành động cụ thể để hướng dẫn viên góp phần vào công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

3.3.3 Việc trùng tu, tôn tạo các di tích có liên quan đến lễ hội

Di tích là nơi diễn ra lễ hội truyền thống vì vậy việc trùng tu tôn tạo, bảo quản di tích là hết sức cần thiết vì nó vừa là nơi bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; vừa đáp ứng nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng; tham quan các di tích lịch sử - văn hóa, công trình kiến trúc, nghệ thuật, cảnh quan thiên nhiên và các như cầu chính đáng khác của nhân dân địa phương và du khách.

Công tác bảo quản di tích tại đền Trần vô cùng quan trọng bởi hàng năm số lượng du khách về tham dự lễ hội ngày càng tăng. Do đó cần phải vừa tuyên truyền nâng cao ý thức tự giác của nhân dân vừa phải có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt. Việc trùng tu tôn tạo phải đảm bảo tính khoa học, giữ gìn được các thông điệp văn hóa, yếu tố gốc của di sản. Đối với di tích lịch sử văn hóa đền Trần được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, việc trùng tu tôn tạo phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch.

3.3.4 Việc tổ chức lễ hội truyền thống

Việc tổ chức lễ hội phải đảm bảo tính kế thừa có chọn lọc những truyền thống tốt đẹp của thế hệ trước. Đồng thời phải tiếp thu, vận dụng sao cho phù hợp với điều kiện xã hội hiện đại. Nhờ đó lễ hội mới có sức sống lâu bền, thỏa mãn được nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của quần chúng nhân dân, làm cho người dân nhiệt tình, háo hức tham dự lễ hội.

Theo một số tư liệu thì hằng năm vào dịp lễ hội đầu xuân, dân làng địa phương thường tổ chức lễ rước nước tế cá nhằm tưởng nhớ lại nguồn gốc dòng họ Trần từ nghề chài lưới. Qua quá trình lịch sử lâu dài nghi thức này đã không còn được tổ chức và không lưu lại theo tư liệu văn bản mà chỉ còn rất ít trong ký ức các vị cao niên trong làng. Từ ngày 12 tháng giêng năm 2014, dân làng địa phương đã tổ chức phục dựng nghi lễ này. Đến năm 2015 nghi thức rước kiệu Ngọc Lộ được phục dựng dựa trên những thư tịch cổ và hồi ức của các bậc cao niên tại thôn Tức Mặc. Đây là một giải pháp nhằm giãn lượng du khách tập trung đến vào ngày diễn ra lễ khai ấn.

Lễ hội đền Trần được sản sinh và lưu truyền trong cộng đồng dân cư làng Tức Mặc. Nhờ có cộng đồng làng mà đến nay các thế hệ trẻ mới được kế thừa, tiếp nhận những tinh hóa văn hóa của lễ hội với những giá trị giáo dục sâu sắc. Hiện nay lễ hội đền Trần đã và đang được Nhà nước hóa. Người dân chỉ là những đối tượng thụ động thực hiện các hoạt động nghi thức theo sự chỉ đạo của các nhà quản lý văn hóa. Có thể thấy Nhà nước đang tham gia quá sâu vào quá trình tổ chức và tham gia vào lễ hội, khiến cho người dân mất đi vai trò chủ thể của mình. Do vậy cần phải xem lại mức độ tham gia của Nhà nước, có thể quản lý ở các khâu vĩ mô như đảm bảo về an ninh, trật tự cho lễ hội. Vai trò sáng tạo của cộng đồng dân cư cần phải để họ chủ động thực hiện lễ hội mới lưu giữ được những màu sắc dân gian và giá trị vốn có của nó.

Khởi nguồn của lễ khai ấn là một nghi thức cung đình sau đó nó được lưu truyền trong dòng họ Trần và ngày nay lại được nhà nước hóa khi phục dựng. Do đó có thể thấy lễ hội khai ấn ở đền Trần hiện nay phần nhiều là những nghi lễ. Bởi vậy việc tổ chức các trò chơi dân gian, một số hình thức diễn xướng, các trò chơi giải trí mang tính văn minh sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu tham gia, hưởng thụ của thành phần đa dạng người tham dự lễ hội, góp phần làm phong phú giá trị của lễ hội. Nhờ đó sẽ thu hút đông đảo khách du lịch thập phương tham gia.

Bên cạnh đó cần phải loại bỏ tệ nạn trộm cắp, móc túi, ăn xin của du khách. Mở rộng các loại hình ăn uống, giải trí nhưng phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm cho du khách. Vấn đề an ninh, trật tự phải được đảm bảo để du khách không phải e ngại khi tham dự lễ hội truyền thống.

Lễ hội tháng giêng trong những năm gần đây đã và đang thu hút sự tham gia của đông đảo du khách thập phương, thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển mạnh hơn, mang lại một nguồn thu lớn cho tỉnh Nam Định nói chung và cộng đồng cư dân phường Lộc Vượng nói riêng. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là phân chia nguồn thu này để đảm bảo lợi ích cho từng lớp cộng đồng và bồi đắp lại các giá trị cho họ để tránh gây những mâu thuẫn, bất đồng giữa chính quyền và nhân dân địa phương.

3.3.5 ết hợp ch t ch công tác quản l lễ hội của nhà nước và địa phương

Có một sự thật đáng buồn khi đến tham dự trực tiếp vào lễ hội có thể biết được rằng du khách đi lễ phần nhiều chỉ để đáp ứng nhu cầu tâm linh mà nhiều người đến lễ hội không biết được rằng di tích đền Trần này ca ngợi công đức của ai, tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc nào. Vì vậy cần phải tăng cường công tác phổ biến tư liệu về lễ hội và di tích để du khách hiểu và bảo vệ di sản văn hóa đền Trần nói riêng và cả nước nói chung. Thường xuyên tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng cũng như các chính sách khác để nhân dân thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ, quyền lợi của mình khi tham dự lễ hội, từ đó có hành vi phù hợp tại di tích.

Ngành Văn hóa, Thể thao và du lịch phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức lễ hội. Có thể thấy trong sáu bảy năm trở lại đây khi lễ hội khai ấn thu hút hàng vạn du khách, lễ hội rơi vào tình trạng quá tải bởi đêm 14 tháng giêng họ chờ đợi trên tay mình mang được “lộc ấn”. Sự vào cuộc của Viện Văn hóa nghệ thuật và Ủy ban nhân dân thành phố Nam Định cùng các ban ngành trong tỉnh với những quyết định đúng đắn đã góp phần làm giảm tải lượng khách đến lễ hội vào đêm 14. Do đó có thể thấy được vai trò của Nhà nước mang tính định hướng sâu sắc về lễ hội, góp phần lớn và công tác quản lí lễ hội được thành công, nhân dân tham gia lễ hội với thái độ vui vẻ, nhiệt tình.

Tiểu kết

Di sản văn hóa là khối tài sản vô giá được tạo dựng bởi quá trình lịch sử lâu dài cùng sự kết tinh sáng tạo của nhiều thế hệ cộng đồng. Hành cung Thiên Trường xưa - chốn cố hương của triều Trần giữ vai trò là kinh đô thứ hai của Đại Việt, sau kinh thành Thăng Long. Đây vẫn là nơi lui về của các Thái thượng hoàng sau khi nhường ngôi cho con. Ngày nay hành cung Thiên Trường xưa không còn nữa những những dấu vết của nó vẫn còn lưu lại. Được phục dựng lại từ thời Hậu Lê từ nhà thờ đại tôn họ Trần, và tu sửa nhiều lần dưới triều Nguyễn, khu di tích đền Trần nay tọa lạc trên nền đất cũ của phủ Thiên Trường xưa Thiên Trường, thuộc làng Tức Mặc, phường Lộc Vượng, tp. Nam Định. Di tích và lễ hội đền Trần là nơi chứa đựng những giá trị lịch sử, kiến trúc, văn hóa tâm linh của triều Trần - một trong những triều đại phong kiến thịnh trị nhất của Đại Việt. Do đó bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội đền Trần trở thành một nhiệm vụ thiết yếu trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay cần sự chung tay của nhiều thành phần khác nhau như: Nhà nước, chính quyền địa phương, cộng đồng cư dân tại địa bàn di tích và lễ hội tồn tại.

Một trong những nguyên nhân gây ra những phức tạp xung quanh hình ảnh lễ hội khai ấn chính là sự nhận thức sai lệch của du khách khi tham dự lễ hội về lá ấn và ý nghĩa của nghi thức này. Do đó vấn đề truyền tải thông tin để định hướng nhận thức cho cộng đồng và du khách là nhiệm vụ hàng đầu. Bên cạnh đó cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền các giá trị di sản văn hóa và tổ chức, tham gia lễ hội cũng như trong việc tu bổ, tôn tạo di tích.

Trải qua thời gian vấn đề tổ chức các kỳ lễ hội và việc trùng tu di tích còn một số mặt hạn chế, do đó chúng tôi đã có đề xuất một số các giải pháp nhằm cải thiện thực trạng lộn xộn của lễ hội hiện nay. Thực hiện các đề xuất trên một cách hiệu quả cần có sự tham gia của các lớp cộng đồng và nhận thức đúng đắn về vai trò chủ thể của cộng đồng địa phương - lớp cư dân làng Tức Mặc và phường Lộc Vượng, tp. Nam Định

KẾT LUẬN

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là nhiệm vụ thiết yếu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước và cần có sự góp sức của nhiều thành phần: Đảng và nhà nước, chính quyền địa phương cùng cộng đồng cư dân sáng tạo ra những di sản văn hóa.

Được dựng trên nền cũ của hành cung Thiên Trường xưa, khu di tích lịch sử đền Trần là một trong những di sản văn hóa quốc gia đặc biệt của tỉnh Nam Định, được công nhận vào ngày 27/9/2012. Lễ hội đền Trần được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào 19/12/2014 với hai kỳ lễ hội chính (lễ hội tháng giêng và lễ hội tháng tám). Có thể thấy di tích và lễ hội đền Trần là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh tiêu biểu cho triều Trần - một thời kì phong kiến thịnh nhất nước ta vào thế kỷ XIII - XIV. Trong những năm gần đây khi phục dựng lễ hội đền Trần đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp và trở thành một điểm nóng của sư luận xã hội do những nhận thức sai lệch của cộng đồng về ý nghĩa của lộc ấn được phát vào đêm 14 tháng giêng hay tình trạng phát ấn cùng một số tệ nạn xã hội khác. Do vậy đã dẫn tới những hành vi không đẹp của du khách trong lễ hội, ảnh hưởng tới nét đẹp văn hóa của một lễ hội truyền thống dân gian.

Đề tài nghiên cứu của tác giả đi sâu nghiên cứu về vai trò cộng đồng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định. Đề tài đã xây dựng nền tảng lý thuyết từ vai trò cộng đồng của các học giả nghiên cứu trong và ngoài nước, tìm hiểu thực trạng quá trình bảo tồn, tôn tạo di tích và phục dựng lễ hội từ giai đoạn trước 2001 và từ 2001 - 2015. Trong khoảng thời gian này di tích đền Trần đã và đang được tu bổ, tôn tạo ngày một khang trang để ngày càng đáp ứng nhu cầu tâm linh của du khách. Lễ hội đền Trần trong một số năm gần đây đã phục dựng lại một số nghi thức được lưu truyền trong dân gian như tục rước nước tế cá, nghi thức rước kiệu Ngọc Lộ với sự tham gia đông đảo của cộng đồng dân cư địa phương và du khách tới thăm di tích. Qua đó đề tài đi sâu tìm hiểu sự tham gia của cộng đồng với quá trình bảo tồn, tôn tạo di tích và phục dựng lễ hội. Đặc biệt là vấn đề nhận thức về di sản và tuyên truyền các di sản văn hóa đền Trần tới thế hệ trẻ và các du khách thập phương khi đến với di tích lễ hội; sự tham gia

của cộng đồng trong quá trình tổ chức lễ hội. Trong quá trình nghiên cứu có thể thấy cộng đồng cư dân làng Tức Mặc nói riêng và cộng đồng cư dân phường Lộc Vượng nói chung giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc tổ chức và duy trì lễ hội đền Trần từ xưa tới nay. Tuy nhiên cộng đồng mới đứng ở góc độ thụ động trong việc tham gia lễ hội do những can thiệp quá sâu của bộ máy Nhà nước.

Cuối cùng đề tài đưa ra một số đề xuất các giải pháp để thực hiện quá trình bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa đền Trần, tỉnh Nam Định được hiệu quả hơn trong thời gian tới. Bên cạnh đó là vấn đề trả lại vai trò chủ thể cho cộng đồng trong tổ chức và tham gia lễ hội. Nhà nước có thể đứng ở góc độ vĩ mô, quản lý chung để người dân trực tiếp tham gia vào các nghi thức lễ hội để giữ được màu sắc dân gian và tính nguyên bản của lễ hội đền Trần.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu văn ản

1. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ “Lễ hội và các giải pháp quản lí lễ hội trên địa bàn tỉnh Nam Định” (2007), Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định - Sở văn hóa thông tin và du lịch tỉnh Nam Định.

2. Bộ VH – TT (1999): Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc: thực tiễn và giải pháp, văn phòng Bộ VHTT, báo Văn hóa, tạp chí Văn hóa nghệ thuật.

3. Bộ văn hóa, Thể thao và du lịch, Cục Di sản văn hóa (2010): Một con đường tiếp cận di sản văn hóa, tập 5, 6 Nxb Thế giới.

4. Bộ Khoa học và công nghệ - Chương trình KX03/06-10, GS.TS Dương Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của cộng đồng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội đền trần, tỉnh nam định (Trang 96 - 130)