Đánh giá về tổ chức lễ khai ấn gần đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của cộng đồng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội đền trần, tỉnh nam định (Trang 92 - 96)

Kết quả khảo sát cho thấy 63% số người được hỏi cho rằng thời gian gần đây lễ khai ấn đã được tổ chức quy mô, thể hiện đúng tinh thần và giá trị của lễ hội truyền thống; 34% cho rằng Nhà nước và chính quyền tham gia quá sâu vào các khâu tổ chức của lễ hội nên thiếu vắng hình ảnh của người dân trong vai trò chủ thể của lễ hội. Có thể thấy sự tham gia của Nhà nước và chính quyền bằng việc đề ra các nhóm giải pháp về việc phát ấn, đảm bảo an ninh, trật tự, phân luồng giao thông,…. đã góp phần làm cho nghi thức khai ấn diễn ra ổn định hàng năm. Tuy nhiên sự tham gia của Nhà nước quá sâu vào các khâu trong lễ hội như việc đón lượng quan khách lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trực tiếp tham gia vào nghi thức đêm 14, phân chia các loại thẻ Vip tham dự lễ hội, phục dựng lễ hội theo những kịch bản sẵn có,… đã khiến cho nghi lễ này mất đi màu sắc dân gian và đánh mất vai trò chủ thể của nhân dân.

Khi được hỏi về tâm tư nguyện vọng của quý khách để lễ khai ấn có thể được tổ chức tốt hơn có 93% số người trả lời rằng cần tăng cường các biện pháp bảo vệ an ninh trật tự; 3% số người được hỏi mong rằng ban tổ chức lễ hội cần tổ chức phân luồng giao thông và loại bỏ các tệ nạn ăn xin, bán hàng rong; 4% số người được hỏi cho răng cần bố trí thêm một số điểm phát ấn để giảm tải sự chen lấn xô đẩy. Từ những năm 2005 - 2010 là thời điểm lễ khai ấn rơi vào tình trạng quá tải. Công tác tổ chức lễ khai ấn và phát ấn vào đêm 14 gặp không ít khó khăn. Tại thời điểm đó lễ khai ấn đền Trần trở thành một trong những điểm nóng trong dư luận bởi tình trạng ùn tắc giao thông khi nhân dân đổ về địa điểm tổ chức khai ấn quá đông; người dân dẫm đạp, chen lấn lên nhau để xin được lộc ấn. Bên cạnh đó còn xuất hiện tình trạng ấn giả, sự phân biệt chất liệu ấn giấy và ấn lụa. Công tác an ninh trật tự của lễ khai ấn được đặt lên hàng đầu, mỗi năm chính quyền địa phương phải huy động lực lượng công an, an ninh trật tự của tỉnh lên con số 1000 - 1500 người.

Theo tâm tư nguyện vọng của người dân cần phải bố trí thêm một số địa điểm phát ấn do hiện nay chỉ có hai địa điểm phát ấn tại các nhà giải vũ tại 3 ngôi đền. Đó còn là nơi người dân vào sắp lễ, viết sớ, nên dễ xảy ra tình trạng lộn xộn, người dân chen lấn xô đẩy để xin lộc ấn.

Nguyện vọng Số người %

Tăng cường an ninh trật tự 186 93.0

Tổ chức phân luồng giao thông thuận tiện, loại bỏ ăn xin, bán hàng ăn rong

6 3.0

Bố trí thêm 1 số điểm phát ấn tránh đông đúc 8 4.0

Total 200 100.0

Bảng 3.6: Tâm tƣ nguyện vọng của ngƣời dân để lễ khai ấn đƣợc tổ chức tốt hơn 3.3. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định.

Trước thực trạng của quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đền Trần, tp. Nam Định chúng tôi xin đề xuất một số nhóm giải pháp để làm tốt hơn nữa công tác này.

3.3.1. Vấn đề nâng cao nhận thức

a. Nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ về di tích và lễ hội đền Trần, Nam Định Thế hệ trẻ là thế hệ kế thừa và tiếp thu những giá trị di sản văn hóa. Bởi vậy thế hệ này cần phải được trang bị hệ thống kiến thức chuẩn mực, khoa học. Mà ở đây đối tượng hướng tới là các bạn học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Nếu ngay từ đầu thế hệ trẻ đã có những nhận thức đúng đắn về giá trị của di tích và lễ hội thì họ cũng góp phần tuyên truyền, phổ biến những kiến thức đã được truyền đạt tới đông đảo các thành viên khác trong gia đình và xã hội. Từ đó có thể nâng cao nhận thức của các cá nhân trong xã hội, xóa dần những nhìn nhận sai lệch về giá trị mà lễ hội mang lại. Nguồn thông tin mà thế hệ trẻ cần tiếp nhận không chỉ

là những giá trị của di tích và lễ hội mang lại mà còn là những hoạt động thiết thực mà họ có thể tham gia để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

Hơn nữa chúng ta thường quan niệm cần phải nắm vững di sản cổ truyền làm nền tảng cho việc bảo tồn và phát huy những giá trị của nó. Vì vậy đào tạo là vấn đề đóng vai trò quan trọng nhằm trao truyền cho thế hệ trẻ nắm vững kiến thức cũng như kỹ năng thực hành trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Vấn đề đào tạo, truyền dạy phải hết sức đa dạng, cùng với sự kết hợp tham gia của nhiều cơ quan đoàn thể của nhà trường và gia đình, dưới những hình thức linh hoạt để tạo nên sự tiếp thu kiến thức dễ dàng nhất. Để truyền dạy những vốn kiến thức đó có thể tổ chức các buổi học ngoại khóa tại di tích hay các cuộc thi tìm hiểu về di tích và lễ hội. Nhờ đó có thể tăng khả năng tiếp nhận thông tin của các đối tượng

b. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tự giác của người dân, cán bộ trong và ngoài ngành văn hóa thể thao và du lịch trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đền Trần, Nam Định chỉ có thể đạt được hiệu quả khi người dân tự giác tham gia. Do đó việc giáo dục để nâng cao ý thức của người dân, khơi dậy ở họ lòng tự hào đối với di sản văn hóa của cộng đồng mình là công việc có ý nghĩa quan trọng để hướng người dân tự có ý thức khi tham gia lễ hội và bảo vệ di tích.

Ngoài việc phổ biến các quy định cần thiết phải giải thích và cụ thể hóa, thể chế hóa các quy định chung của Nhà nước và thành phố. Các văn bản hướng dẫn phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu để mọi người dân dễ dàng tiếp thu và tự giác chấp hành. Mặt khác cần phải làm rõ và gắn lợi ích của người dân khi tham gia các hoạt động bảo tồn. Việc mà mỗi người dân tham gia vào là một thành viên trong nghi thức lễ hội cũng góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội địa phương mình. Chỉ khi người dân có ý thức trong việc bảo tồn di sản văn hóa thì mọi khó khăn đều có thể được giải quyết nhanh chóng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của cộng đồng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội đền trần, tỉnh nam định (Trang 92 - 96)