Hình thức tham gia vào quá trình bảo tồn, tôn tạo di tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của cộng đồng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội đền trần, tỉnh nam định (Trang 81 - 91)

Mục đích khi tham gia tu bổ, tôn tạo di tích

Khi tham gia duy trì, tôn tạo di tích mỗi cá nhân có một mục đích khác nhau: Đa số người dân đóng góp tiền của, sức lao động, … với mục đích góp phần tu bổ, tôn tạo di tích (69%), 32% số người có mục đích cầu tài lộc phúc đức cho bản thân và mọi người trong gia đình.

Biểu đồ 3.6: Mục đích khi tham gia hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích

Đánh giá chung về hoạt động bảo tồn, tôn tạo di tích của cộng đồng.

Việc bảo tồn, tôn tạo di tích và lễ hội đền Trần - chùa Tháp như một sự tất yếu, là nhu cầu khách quan trong đời sống văn hóa, tinh thần của con người. Đây là hoạt động quan trọng đối với việc giữ gìn và phát huy các giá trị di tích trong một môi trường sống, luôn luôn biến động có thể do thiên tai hoặc các hoạt động của con người, chịu sự tác động từ nhiều phía nhằm góp phần gìn giữ những giá trị chân - thiện - mỹ của khu di tích vốn đã tồn tại hàng trăm năm.

Khi đánh giá chung về hoạt động bảo tồn, tôn tạo di tích của cộng đồng địa phương có 82 % số người được hỏi đánh giá di tích tốt hơn nhiều so với trước, 16% số người cho rằng di tích không có gì thay đổi và 2% số người có ý kiến khác. Thực tế theo quan sát của chúng tôi, có thể thấy những năm gần đây khu di tích đền Trần rất khang trang vào mỗi dịp lễ hội với: hệ thống đèn chiếu sáng, pano, áp phích,

bảng giới thiệu về di tích lễ hội, môi trường cảnh quan sạch đẹp,… Bên cạnh đó vẫn giữ được vẻ uy nghiêm, cổ kính vốn có của ngôi đền từ bao đời nay.

Biểu đồ 3.7: Đánh giá chung về hoạt động bảo tồn, tôn tạo di tích của cộng đồng địa phƣơng

3.2.3. Vai trò của cộng đồng trong việc tuyên truyền giáo dục các giá trị lịch sử văn hóa. lịch sử văn hóa.

Để bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa cần phải giải quyết hài hòa các mâu thuẫn giữa biến đổi của di tích và xã hội đương đại trong xu thế đô thị hóa hiện nay, giữa bảo tồn và phát triển, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích bền vững lâu dài. Để từng bước đưa hoạt động bảo tồn di tích và đúng quỹ đạo, chúng ta cần phải ngày càng đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến Luật di sản văn hóa. Qua đó nâng cao ý thức pháp luật về di tích lịch sử văn hóa cho các cấp, các ngành và toàn thể cộng đồng. Cùng với việc tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát ở các di tích lịch sử văn hóa, chúng ta cần chủ động thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phòng chống vi phạm di tích, tăng cường vai trò giám sát của nhân dân trong việc ngăn chặn, giải quyết triệt để các vi phạm di tích.

Công tác tuyên truyền, phổ biến các giá trị của di tích và lễ hội giữ vai trò định hướng nhận thức cho các thế hệ trẻ và du khách thập phương tới thăm di tích với quá trình bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Với lòng say mê nghề nghiệp các thế hệ thuyết minh viên hay các hướng dẫn viên du lịch tại Ban quản lý khu di tích lích sử đền Trần - chùa Tháp đã tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân và du khách thập phương một lớp nền kiến thức về vương triều Trần - một trong những triều đại phong kiến thịnh trị nhất Đại Việt cùng với quá trình xây dựng và trùng tu di tích đền Trần qua các triều đại. Điều này đã làm tăng thêm nhận thức cho các du khách, góp phần làm lan tỏa các giá trị lịch sử, văn hóa của di tích và lễ hội.

Hàng năm tại Ban quản lý khu di tích đền Trần - chùa Tháp vẫn diễn ra các kì sát hạch hướng dẫn viên nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn để phổ biến kiến thức sâu rộng cho quần chúng nhân dân.

Ngoài ra công tác tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (sách báo, tạp chí) cũng được phổ biến rộng rãi. Đã có hàng trăm bài viết được đăng tải trên các tạp chí từ trung ương tới địa phương, giới thiệu về các giá trị di tích và lễ hội nhằm nâng cao tầm nhận thức của nhân dân. Trong nhà đền các cuốn sách phổ biến về nội dung di tích, lễ hội đền Trần cũng như các vị danh tướng triều Trần được trưng bày và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của du khách đến tham quan di tích. Mỗi năm trước dịp khai ấn và lễ hội tháng tám thông tin về diễn trình lễ hội và giá trị, ý nghĩa của lễ hội đều được Ban quản lý tuyên truyền trên hệ thống phát thanh cho đông đảo du khách thập phương.

Trên website dulichnamdinh.com.vn cập nhật thường xuyên các bài viết, thông tin về di tích lịch sử và lễ hội đền Trần - chùa Tháp, tp. Nam Định, được hàng ngàn người truy cập và theo dõi.

Trên địa bàn tỉnh thường xuyên diễn ra hàng loạt các cuộc hội thảo, các dự án nghiên cứu có giá trị về khu di tích. Những hội thảo và công trình này đã góp phần làm sáng tỏ thêm những giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh. Từ đó nâng cao nhận thức, hiểu biết lịch sử, góp phần giáo dục truyền thống, văn hóa cho nhân dân.

Đối với các trường học trên địa bản tỉnh đã diễn ra nhiều phong trào, các cuộc thi tìm hiểu về di tích lịch sử văn hóa nhà Trần. Đặc biệt nhân dịp 750 năm Thiên Trường, trên địa bàn tỉnh đã diễn ra cuộc thi “Tìm hiểu di tích lịch sử đền Trần” trong phạm vi các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông. Ngoài ra tại khu di tích lịch sử còn diễn ra các buổi học ngoại khóa môn lịch sử để các em học sinh hiểu sâu sắc hơn về di tích đền Trần. Đây thực sự trở thành những giờ học lý thú và trang bị cho các bạn học sinh những kiến thức thực tiễn, không mang tính lí thuyết, giảm tải sự nhàm chán cho môn học. Hơn nữa tạo hành trang cho các bạn trẻ với vốn kiến thức bổ ích về giá trị di sản văn hóa của địa phương, giúp cho thế hệ tương lai cảm thấy tự hào về quê hương mình.

Nhân dịp kỉ niệm 710 năm ngày hóa Đức Thánh Trần, tại ngũ môn đền Trần đã diễn ra chương trình nghệ thuật “Thăng Long - Thiên Trường, Đức Thánh Trần và hào khí Đ ng A với sự tham gia của hơn 500 diễn viên, nhạc công của Trung ương, các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, nhà văn hóa 3-2, trường trung cấp văn hóa nghệ thuật tỉnh Nam Định đã thể hiện rõ dấu ấn vế thời Trần - thời đại võ công văn trị lừng lẫy trong lịch sử Việt Nam.

Đối với khách du lịch sau khi đến tham quan tại di tích, chúng tôi đưa ra câu hỏi: Ông (bà) có khuyến khích người thân, con cái đến tham quan di tích và tham dự lễ hội không thì có 98% số người trả lời rằng họ khuyến khích người thân con cái mình tới với di tích và lễ hội đền Trần. Việc làm này góp phần làm lan tỏa rộng rãi các giá trị văn hóa lịch sử, thay đổi nhận thức hành vi của du khách khi tới với khu di tích và lễ hội.

Sau khi đi tham quan, lễ tại di tích đền Trần thường giới thiệu cho ai biết về khu di tích này. Đa số người dân sau khi đến với di tích và lễ hội đền Trần đều tuyên truyền những giá trị văn hóa, lịch sử và khuyến khích người thân của mình như con cháu, bạn bè, đồng nghiệp đến với di tích (chiếm tỷ lệ từ 70% - 77%). Việc làm này đã góp phần làm lan tỏa những tinh hóa văn hóa dân tộc, góp phần phát huy giá trị di sản văn hóa.

Biểu đồ 3.8: Sau khi tham quan khu di tích đền Trần, tuyên truyền cho các đối tƣợng

Hình thức phổ biến về di sản văn hóa đền Trần đến người dân:

Khi được hỏi về hình thức phổ biến di sản văn hóa đền Trần đến người dân đại đa số nhân dân cho biết họ tiếp nhận các thông tin về di sản văn hóa đền Trần thông qua loa đài phát thanh của phường xã (chiếm tỷ lệ 91,3%), bên cạnh đó di sản được giới thiệu qua các cuộc họp tại tổ dân phố và các cán bộ văn hóa phường xã trực tiếp về với địa bàn để phổ biến. Việc làm này thể hiện sự chú trọng quan tâm của chính quyền đến việc tiếp nhận các thông tin về di sản văn hóa đền Trần, góp phần xã hội hóa các hoạt động để gìn giữ bảo tồn hiện trạng di tích và lễ hội.

Đánh giá về việc quảng bá di tích, giới thiệu lễ hội tại khu di tích đền Trần

Quảng bá di tích và giới thiệu lễ hội tại khu di tích đền Trần là một hoạt động thiết yếu nhằm tăng cường nhận thức cho quần chúng, giúp nhân dân hiểu được những giá trị đúng đắn của lễ hội. Từ đó có những hành vi và nhận thức tích cực với hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Ý kiến Số người %

Thông tin đầy đủ, truyền tải được nhiều giá trị di tích và lễ hội.

122 61.0

Thông tin còn sơ sài 68 34.0

Không quan tâm 10 5.0

Total 200 100.0

Bảng 3.5: Đánh giá về việc quảng bá di tích, giới thiệu lễ hội tại khu di tích đền Trần

Thực hiện nghiên cứu định lượng về đánh giá việc quảng bá di tích, giới thiệu lễ hội tại khu di tích đền Trần, chúng tôi thu được kết quả: 61% số người trả lời lượng thông tin truyền tải đầy đủ, truyền tải được nhiều giá trị di tích và lễ hội; 34% số người được hỏi thông tin truyền tải còn sơ sài, và 5% số người đến di tích và lễ hội không quan tâm đến các thông tin. Đến với lễ hội đền Trần hàng năm có thể thấy hệ thống phát thanh loa đài của Ban quản lý thường xuyên truyền tải đến nhân dân các giá trị văn hóa, lịch sử cho nhân dân; nguồn gốc và tiến trình lễ hội; nhắc nhở du khách khi tham gia đi lễ cần bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo vệ tài sản cá nhân, để xe đúng nơi quy định, thực hiện nếp sống văn minh.

3.2.4Vai trò của cộng đồng trong việc tổ chức và tham gia lễ hội

Lễ hội là di sản văn hóa phi vật thể, là linh hồn của di tích ẩn chứa các giá trị nhân văn sâu sắc. Khi tham gia lễ hội người dân như đang giao cảm với một thế giới vừa linh tiêng, vừa gần gũi, bồi đắp thêm tình cảm đối với quê hương đất nước qua những nghi lễ, tưởng nhớ đến các vị thần. Yếu tố thiêng trong lễ hội làm cho

con người thấy tôn kính, mong muốn những điều tốt lành, khát khao được ứng nghiệm trong cuộc sống.

Hiện nay tại khu di tích đền Trần mỗi năm thường diễn ra hai kỳ lễ hội chính: lễ hội đầu xuân (lễ khai ấn) và lễ hội tháng tám (lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo). Lễ hội có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là dân làng Tức Mặc và phường Lộc Vượng.

Do nguồn tư liệu văn bản về nghi thức khai ấn đến nay không còn được lưu giữ nên chúng tôi đã thực hiện một số cuộc phowngr vấn đối với các bậc cao niên trong làng. Theo phỏng vấn hồi cố lễ hội khai ấn tổ chức vào đêm 14 rạng ngày 15 tháng riêng trong thời kì xã hội truyền thống được tổ chức như sau: Dưới thời Trần nghi thức khai ấn là một nghi thức cung đình, có sự tham gia của các vị vua đương triều cùng các quan lại được diễn ra rất trang trọng. Sau khi nhà Trần sụp đổ, nghi thức này không còn được tổ chức. Đến thời Lê sơ, để tưởng nhớ công lao của dòng họ mình khi con cháu từ khắp nơi đã quy tụ lại ở hương Tức Mặc, triều Lê ban lệ quốc tế vào ngày khai ấn. Nghi thức khai ấn bắt đầu được phục dựng lại với sự tham gia của các vị vua đầu triều cùng nhân dân trong làng Tức Mặc. Những năm nhà vua không về tham dự được nghi lễ khai ấn sẽ cử Tổng đốc hoặc chánh lý đứng đầu tỉnh, huyện về tham dự. Đến thời Nguyễn nghi thức khai ấn vẫn được duy trì nhưng một số năm do điều kiện kinh tế khó khăn nghi thức này không được tổ chức hàng năm mà ba năm tổ chức một lần. Giữ vai trò tổ chức và tham dự lễ hội chính là nhân dân tại làng Tức Mặc cùng các vị cao niên trong làng.

Trước những năm 1990 khi điều kiện kinh tế khó khăn, lễ khai ấn được tổ chức rất đơn giản, phạm vi tổ chức chỉ bó hẹp trong dân làng Tức Mặc. Quy mô lễ hội rất khiêm tốn, phần lễ nghi đơn giản, công trình kiến trúc và hệ thống thờ tự hầu như đã xuống cấp.

Dân làng tự đứng ra tổ chức lễ hội, số lượng chỉ khoảng 50 - 60 người, luôn có Chánh tổng đứng ra làm chủ tế cùng các vị cao niên trong làm tham gia. Vật lễ

cũng rất đơn giản, chủ yếu là những nông sản mà bà con trong làng mang đến như các loại hoa quả gia đình trồng được như chuối, bưởi, đu đủ, cam, quýt, hoa cúc, hoa mẫu đơn,…. Kiệu để rước hòm ấn khi ấy có khi còn là một chiếc bàn gỗ chứ không được trang trí long trọng như bây giờ. Việc rước kiệu và hòm ấn từ đền Cố Trạch sang đền Thiên Trường vẫn được duy trì cho đến ngày nay. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế đoàn rước kiệu có khi chỉ có các vị cao niên trong làng chứ không có đội phù giá, đội loa,…như hiện nay.

Việc đóng ấn và phát cho nhân dân cũng diễn ra nhanh chóng, đơn giản. Chỉ có dân làng Tức Mặc mới lên xin ấn, số lượng ấn phát ra cũng không nhiều, chỉ khoảng một vài trăm chiếc. Trước kia người dân còn mang những tờ giấy lấy từ vở học sinh lên để xin đóng ấn. Ai có sự chuẩn bị chu đáo hơn thì có giấy màu vàng hoặc giấy dó mang đến để xin ấn.

Hiện nay lễ hội khai ấn được tổ chức rất quy mô và trang trọng dưới sự điều hành của UBND tp. Nam Định. Đồng chí Phó chủ tịch UBND tp. Nam Định giữ vai trò trưởng ban chỉ đạo. Ban tổ chức thành lập 4 tiểu ban: Tiểu ban nghi lễ (do các cụ cao tuổi, nhà đền, người dân địa phương là thành viên; Tiểu ban an ninh (do lực lượng công an làm nòng cốt); Tiểu ban tuyên truyền (Phòng văn hóa - thông tin thành phố chủ trì); Tiểu ban hậu cần (Ban quản lý khu di tích thực hiện)

Ngoài ra Ban quản lý Khu di tích đền Trần - chùa Tháp và UBND phường Lộc Vượng là những đơn vị tham mưu chính cho việc tổ chức lễ hội.

Tại hai lễ hội nghi lễ dâng hương đều do UBND tp. Nam Định chủ trì. Nghi lễ rước kiệu ấn và khai ấn theo tục lệ truyền thống do nhân dân phường Lộc Vượng mà nòng cốt là dân làng Tức Mặc thực hiện. Ngoài việc tổ chức lễ dâng hương, lễ khai ấn còn tổ chức các hoạt động múa lân, rồng, sư tử; các hoạt động văn nghệ (hát chèo, chầu văn); thi đấu cờ người, võ, vật, múa rối nước,… ngoài cổng ngũ môn đền Trần. Các hoạt động hội do các đoàn văn hóa nghệ thuật trong và ngoài tỉnh được mời đến biểu diễn và thi đấu, góp phần làm phong phú thêm cho lễ hội, thu

hút sự quan tâm đông đảo của quần chúng nhân dân. Điều này khiến cho lễ hội trở nên sinh động, đa sắc thái, góp phần làm sáng mãi tinh hoa văn hóa dân tộc.

Dân làng Tức Mặc với bốn chi Trần Xuân, Trần Huy, Trần Đăng, Trần Thế là những chi phái có vai trò quan trọng trong việc tổ chức và tham gia lễ hội. Trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của cộng đồng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội đền trần, tỉnh nam định (Trang 81 - 91)