7. Bố cu ̣c luâ ̣n văn
2.2 Khái quát về tài nguyên du lịch
2.2.3 Một số điểm tham quan chính
Thƣơng cảng Vân Đồn
Thƣơng cảng Vân Đồn xƣa, nằm ở huyện Vân Đồn, phía Đông Nam Quảng Ninh. Thƣơng cảng Vân Đông không chỉ là một bến cảng với những cầu tàu nối tiếp trên một vũng biển hay bờ sông theo cách hiểu thời hiện đại, mà là một hệ thóng các bến thuyền thƣơng mại phân bố trên chiều dài hàng chục km trong vùng vịnh Bái Tử Long.
Sách Đại Việt sử ký toàn thƣ chép: “Kỷ Tỵ (Đại Định) năm thứ 10 (1149). Mùa Xuân, tháng Hai, thuyền buôn ba nƣớc Trảo Oa, Lộ Lạc, Xiêm La vào cảng Hải Đông xin cƣ trú buôn bán, bèn cho lập trang ở nơi hải đảo, gọi là Vân Đồn, để mua bán hàng hoá quý, dâng tiến sản vật địa phƣơng...”. Đại Định là niên hiệu vua Lý Anh Tông; nên có thể khẳng định thƣơng cảng Vân Đồn đã có từ năm 1149, dƣới triều vua Lý Anh Tông. Lúc đầu chỉ có thƣơng thuyền một số nƣớc trong vùng Đông Nam á đến buôn bán. Về sau, có cả thuyền buôn của Trung Quốc, Nhật Bản, ấn Độ và các nƣớc Trung Cận Đông...
Trung tâm thƣơng cảng Vân Đồn nằm trong quần đảo Vân Hải ngày nay, nơi có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Quần đảo Vân Hải ở về phía Đông vịnh Hạ Long, cách Bãi Cháy khoảng 60 km. Đảo lớn nhất trong quần đảo này là Trà Bản, dài 30 km, nằm theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, giống hình chiếc thuyền rộng khoang, ở giữa phình ra, hai đầu khép dần lại. Chung quanh Trà Bản là các đảo Quan Lạn - hình củ lạc, Ngọc Vừng - hình con sao biển, Thừa Cống - hình lƣỡi kiếm. Vút lên sừng sững giữa đảo Trà Bản là ngọn núi Vân cao 445 mét, đỉnh quanh năm phủ mây trắng. Chính địa hình đảo, núi, vụng, vịnh, luồng lạch xen kẽ, nhấp nhô là nơi ra đời và tồn tại hàng trăm năm cảng cổ Vân Đồn sầm uất một thời.
Kể từ đại dƣơng đi vào, bến đầu tiên của cảng Vân Đồn là Cái Làng nằm sát dƣới chân núi Man thuộc đảo Quan Lạn. Đối diện với bến Cái Làng là bến Cống Cái nằm dƣới chân núi Vân. Rồi bến Con Quy ven đảo Ngọc
Vừng, các bến thuyền kẹp giữa hai đảo Cống Đông, Cống Tây v.v. Hình thành nhiều bến thuyền của thƣơng cảng Vân Đồn là nhằm san bớt lƣu lƣợng tàu thuyền vào các bến một cách hợp lý, không tập trung quá đông vào một bến thuyền, đồng thời quy định cụ thể nơi đỗ của tàu thuyền ngoại quốc và tàu thuyền trong nƣớc, tránh đỗ xen kẽ để dễ bề quản lý.
Hàng hoá trao đổi ở cảng Vân Đồn thời đó gồm: Các sản vật tự nhiên phong phú nhƣ hƣơng liệu, ngà voi, sừng tê, ngọc trai, vàng, bạc, đồng, diêm tiêu. Loại hàng hoá này thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số hàng xuất khẩu hàng năm của quốc gia Đại Việt. Đứng sau sản vật tự nhiên, đồ sứ là loại hàng hóa đƣợc buôn bán nhiều tại Vân Đồn. Thời Lý, đồ sứ men ngọc với kỹ thuật chế tác khá cao, không kém đồ sứ men xanh “Long Tuyền” của Trung Quốc hồi đó. Loại hàng hoá thứ ba là lụa là, gấm vóc. Tuy tỷ trọng xuất khẩu không lớn, những đồ dệt của thợ thủ công kỷ nguyên Đại Việt khá đa dạng, kỹ thuật tinh tế, màu sắc rực rỡ đã làm cho thƣơng nhân ngoại quốc không thể không “để mắt” tới.
Thƣơng cảng Vân Đồn ra đời từ thời Lý, tồn tại và phát triển qua thời Trần, thời Lê đến tận thời Tây Sơn. Quanh năm thuyền bè trong nƣớc, thuyền bè ngoại quốc vào ra buôn bán tấp nập. Vân Đồn trở thành mảnh đất hội ngộ náo nhiệt của khách tƣơng phùng từ bốn phƣơng trời đến...
Các bến thuyền, di tích cổ
- Bến Cống Đông: Nằm trên đảo Cống Đông thuộc xã Thắng Lợi
- Bến Cái Làng: nằm sát dƣới chân núi Man nay thuộc xã Quan Lạn
- Bến Cống Cái: nằm ở bờ Tây đảo Vân hải, nay thuộc xã Quan Lạn.
- Bến Con Quy: bến Con Quy nay thuộc xã Minh Châu.
- Dấu vết và các công trình kiến trúc cổ: Cùng với việc mở thƣơng cảng Vân Đồn, các triều đại phong kiến cũng cho xây dựng ở khu vực này nhiều công trình kiến trúc tôn giáo, quân sự để đáp ứng nhu cầu tín ngƣỡng của nhân dân và các thuyền buôn. Hơn nữa, cũng đảm bảo về mặt chủ quyền an ninh trong khu thƣơng cảng cũng nhƣ an ninh Quốc gia.
Bắt đầu từ khu vực đảo Cống Đông, CôngTây là sự xuất hiện của một loạt các công trình kiến trúc tôn giáo nhƣ dấu tích ngọn bảo tháp, chùa vụng Cây Quéo, chùa vụng Chuồng Bò, chùa Lấm, chùa Trong, chùa Cát (trên đảo Cống Đông, Cống Tây), đồn Tĩnh Hải (đảo Ngọc Vừng), cụm di tích đình đền
chùa Quan Lạn (đảo Quan Lạn),…
Bãi Dài
Nằm bên bờ Vịnh Bái Tử Long xinh đẹp, mấy năm trở lại đây, khu du lịch sinh thái Bãi Dài đã trở thành một điểm đến đầy hấp dẫn cho du khách mỗi khi đến huyện đảo Vân Đồn. Với một cảnh quan tự nhiên còn khá hoang sơ, bãi biển đẹp trải dài gần 2 km tạo cho khu du lịch này có đƣợc một bãi tắm khá lý tƣởng. Đến đây, du khách không chỉ đƣợc tận hƣởng bầu không khí trong lành, bình yên mà còn đƣợc thăm thú những cảnh đẹp do bàn tay con ngƣời tạo nên và những gì mà thiên nhiên ƣu ái ban tặng cho mảnh đất này.
Đảo Ba Mùn
Đảo Ba Mùn là đảo phiến thạch thuộc địa phận xã Minh Châu huyện Vân Đồn, nằm song song với đảo Quan Lạn, cách Quan Lạn bằng Cửa Đối về hƣớng Đông Bắc. Đảo còn có tên gọi khác là đảo Cao Lô. Đảo Ba Mùn cách bờ khoảng 15 km, đảo có diện tích khoảng 1.800 ha với chiều dài hơn 20 km, chiều ngang hẹp, chạy dài theo hƣớng đông tây. Ngọn núi cao nhất là núi Quít, đỉnh cao 397m. Đảo Ba Mùn là đảo phiến thạch duy nhất có rừng nguyên sinh của vịnh Bái Tử Long. Trên đảo có vô vàn các loài thực vật quý hiếm nhƣ đinh, lim, sến, táu, vàng hƣơng cùng nhiều loài cây cổ thụ khác, có những cây to ba bốn ngƣời ôm không xuể. Đảo Ba Mùn là nơi còn bảo tồn đƣợc nhiều loài động vật quý hiếm nhƣ sơn dƣơng, hƣơu, nai, khỉ, voọc cùng các loài chim biển, chim di cƣ.
Trên đảo có cánh rừng Trâm với diện tích 13ha, trải dài theo hình vòng cung và phủ gần kín côgn cát tƣơng đối bằng phẳng cạnh bãi biển Chƣơng Nẹp. Tuy chiều cao trung bình khu rừng tƣơng đối thấp, chỉ 10m, nhƣng với độ dày của cây rừng, khu rừng đã trở thành vị hộ mệnh cho Minh Châu, là bức tƣờng xanh chắn gió, chắn cát và che chở cho dân làng, bảo vệ bờ biển trƣớc cơn thịnh nộ của biển.
Ở Minh Châu, du khách có thể bắt đầu chuyến đi của mình từ việc đi xuyên qua cánh rừng Trâm, qua Đầm Lác - nơi có thể chiêm ngƣỡng vẻ đẹp của thiên nhiên với sự đa dạng của các loài cây quen thuộc và hàng chục loài cây thuốc nam - loài thuốc quý của dân gian Việt Nam. Đầm Lác là hệ sinh thái đất ngập nƣớc tự nhiên hiếm có trên đảo Vân Hải - thuộc xã Minh Châu, cùng với bãi cát Cồn Trụi, là nơi sinh sống của loài rùa biển và rùa nƣớc ngọt. Qua Đầm Lác, du khách đến với bãi tắm Nhãng Rìa, nơi đây có sóng mạnh và cát trắng nhƣ ở Quan Lạn - là địa điểm cắm trại lý tƣởng. Từ Nhãng Rìa, men theo bờ biển về bãi san hô Đầu Cào, rồi về với bãi biển Chƣơng Nẹp hay còn gọi là bãi tắm Minh Châu nơi sở hữu bãi biển tự nhiên cát trắng mịn, đƣợc đánh giá là bãi biển đẹp nhất Vịnh Bắc Bộ.
Đến Minh Châu, du khách không thể không thƣởng thức món ăn Sá Sùng - một loài giun biển. Sá sùng ở Minh Châu là một trong nhƣng đặc sản nổi tiếng và có giá trị thực phẩm cao của vùng biển Bái Tử Long.
Đảo Quan Lạn
Đảo Quan Lạn cách thị xã Cẩm Phả 25km về phía đông nam, cách thành phố Hạ Long 55 km, thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Đảo thuộc vùng vịnh Bái Tử Long, đây là tuyến đảo phía ngoài cùng của vịnh Bắc
Bộ, toàn đảo có diện tích 11 km2, trên đó cƣ dân sống trong 8 thôn làng. Đảo
Quan Lạn trải dài theo hƣớng đông tây, từ chân dãy núi Vân Đồn tới núi Gót với những ngọn núi cao phía đông, tạo nên nhƣ bức tƣờng thành ngăn sóng gió từ biển khơi bảo vệ cho cƣ dân.
Quan Lạn nằm trên tuyến đƣờng giao thông hàng hải quan trọng giữa Việt Nam với Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Philipin... Chạy dọc suốt theo hai bên đảo là những bãi cát dài tới hàng chục kilômét, đây là nguồn nguyên liệu làm thuỷ tinh dƣờng nhƣ vô tận của biển cả dành cho con ngƣời và là tài nguyên du lịch vô cùng hấp dẫn của vùng. Các bãi cát này cũng trở thành
những bãi biển đẹp và thu hút du khách: Sơn Hào, Quan Lạn,…
Quan Lạn có rất nhiều loại đặc sản biển quý và ngon nhƣ mực, cá chim, cá thu, hải sâm, tôm, sá sùng - một loài giun biển cũng trắng nhƣ tuyết, là
món gia vị không thể thiếu đƣợc của các nồi nƣớc dùng cho các món ãn nổi tiếng là phở sá sùng, bún thang...
Ngay từ thế kỷ 11, Quan Lạn đã là một trung tâm của thƣơng cảng cổ Vân Đồn sầm uất và thịnh vƣợng, tàu bè ra vào tấp nập. Hiện nay, trên đảo còn có rất nhiều di tích liên quan tới thƣơng cảng đó. Điều này cũng giải thích vì sao giữa chốn biển khơi mênh mông lại có những ngôi chùa to lớn cùng nhiều di chỉ khảo cổ đến vậy.
Tại đây có ngôi đình Quan Lạn đƣợc xây dựng từ thế kỷ XVIII tuyệt đẹp, hiện nay vẫn giữ lại gần nhƣ nguyên vẹn, các đƣờng nét chạm khắc hoa văn tinh xảo. Bên cạnh đình là chùa Quan Lạn (Linh Quang tự) thờ Phật và bà chúa Liễu Hạnh. Cạnh chùa Quan Lạn là Miếu Nghè Quan Lạn (miếu Đức Ông) thờ Phạm Công Chính, một ngƣời dân địa phƣơng đã tham gia trận Vân Đồn lịch sử chống quân Nguyên và đƣợc suy tôn là Vị Thần.
Mặc dù xa cách đất liền nhƣng những làng xóm dân cƣ trên đảo còn lƣu giữ đƣợc rất nhiều phong tục tập quán cổ truyền. Đặc biệt, hội làng Quan Lạn diễn ra từ ngày 10 – 20 tháng 6 âm lịch (chính hội ngày 18/6 âm lịch) tại bến Đình, nơi có đình Quan Lạn với tục đua thuyền rất đông vui, độc đáo thu hút dân chúng từ đất liền và từ các đảo xa về tham dự.
Đảo Ngọc Vừng
Cách cảng tàu du lịch 34km, cách bến cảng Vân Đồn khoảng 2h tàu chạy, thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Nằm giữa 2 đảo đá nhỏ: Hòn Nét và đảo Phƣợng Hoàng, đảo Ngọc Vừng (ngọc phát sáng) vẫn lƣu giữ đƣợc những nét độc đáo, sự nguyên sơ của một hòn đảo mệnh danh là đảo Ngọc. Trên cao nhìn xuống, đảo Ngọc đẹp nhƣ một tấm khăn choàng nhung, có nhiều đƣờng diềm sáng trắng nhƣ đang trôi nổi bồng bềnh trên mặt nƣớc. Xung quanh đảo có nhiều bãi biển đẹp, có núi Vạn Xuân cao 182m.
Theo lời của những ngƣời già trên đảo: Xƣa kia vùng biển quanh đảo có rất nhiều loại trai ngọc quý hiếm, ngọc ở đây nổi tiếng là đẹp và sáng, đêm đêm vẫn phát sáng cả một vùng biển rộng. Tàu thuyền đi từ xa có thể nhìn thấy ánh
hào quang của ngọc trai sáng một vùng. Vì vậy nơi đây còn có nhiều đảo mang tên Ngọc nhƣ Ngọc Vừng (ngọc phát sáng), Minh Châu (Ngọc Châu)...
Rừng thông thẳng tắp, dài hàng km ven bãi tắm Trƣờng Chinh ở phía đông của đảo là địa điểm lý tƣởng thƣ giãn thƣởng thức không khí biển cả. Từ mỏm Mắt Rồng có thể bao quát hết cả vùng đảo Cô Tô.
Đảo Cống Tây
Đảo Cống Tây nằm ở vịnh Bái Tử Long, cách Cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 40km trong tour du lịch đi đảo Ngọc Vừng, Quan Lạn. Tàu thƣờng chạy từ Cẩm Phả khoảng 90 phút, tàu cao tốc khoảng 30 phút.
Đảo Cống Tây đƣợc ví nhƣ nàng Lọ Lem trong câu chuyện thần thoại. Hiện nay Cống Tây đã và đang trở thành điểm du lịch khá hấp dẫn khách du lịch. Hệ thống nhà nghỉ tiếp tục đƣợc nâng cấp, sửa sang khang trang cùng với hệ thống dịch vụ ngày càng đƣợc hoàn thiện hơn để đáp ứng nhu cầu của du khách.
Đảo Thẻ Vàng
Đảo Thẻ Vàng nằm ở khu vực vịnh Bái Tử Long, cách Cẩm Phả khoảng 13km. Trên đảo đang xây dựng khu du lịch sinh thái để đón khách nghỉ cuối tuần. Một bãi tắm nhân tạo cũng đã đƣợc hình thành. Bãi tắm ở trên đảo tuy nhỏ nhƣng sạch và đẹp. Trong tƣơng lai, một hệ thống nhà nghỉ với các dịch vụ du lịch khép kín sẽ đƣợc xây dựng để phục vụ du khách có nhu cầu nghỉ ngơi, thƣ giãn.
Đông Trong
Đây là một trong những hòn đảo đẹp và thơ mộng trên vịnh Bái Tử Long và cũng là địa chỉ du lịch sinh thái biển hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Toàn bộ đảo Đông Trong là núi đá nhô lên từ đáy biển. Xung quanh đảo là các doi cát tự nhiên và nhân tạo.
Khu du lịch Vũng Đục
Khu du lịch này nằm bên vịnh Bái Tử Long, dƣới chân núi Bàn Cờ, cách Thành phố Hạ Long 45km về phía Đông Bắc. Đây là một khu du lịch độc đáo mang đậm ý nghĩa về lịch sử - tôn giáo, đƣợc liên kết bởi năm hang
động hoành tráng và kì vĩ: động Thiên Đăng - Long Vân - Ngỡ Ngàng - Hang Kim Quy - Hang Dơi.
Thung áng Hang dơi
Thung áng Hang Dơi là nằm ở khu vực Cái Lim, thuộc đảo Trà Ngọ Lớn, trong quần thể các đảo ở VQG Bái Tử Long. Nƣớc biển chảy qua những hang ngầm hay những khe hốc đá, cộng với nƣớc ngọt chảy trên sƣờn núi xuống tạo ra sự đa dạng của các loài động thực vật. ở đây có nhiều loài sinh sống nhƣ ếch, nhái, rắn, xen kẽ với những loài nƣớc mặn nhƣ tôm, ngán, sam…
Nằm ở phía cuối rừng ngập mặn này là Hang Dơi, đây là nơi trú ngụ của hàng ngàn con dơi. Hiện tại Hang Dơi còn là nơi cƣ trú cho nhiều loài động vật nhƣ dái cá, cầy, cáo. Cách hang Dơi khoảng 1 km đi về phía Bắc là hang luồn Cái Đé - hang ngầm xuyên qua 1 dãy núi trùng điệp có chiều dài khoảng 500m, trong lòng hang chỗ rộng nhất khoảng 60m. Hang luồn Cái Đé chỉ vào đƣợc khi tuần nƣớc cạn, vì khi nƣớc lớn nƣớc ngập tận đỉnh hang.
Vƣờn tƣợng trong Vƣờn
Các đảo đá đó đều tập trung ở khu vực Trà Thần, gần đảo Cái Lim. Đầu tiên phải kể đến Hòn Rùa, nom rất giống một con rùa biển. Ngoài ra còn có
các hòn khác nhƣ Hòn ấm, Hòn Thiên Nga, Hòn Đầu Mối,… Bên cạnh những
“bức tƣợng” đơn lẻ nhƣ vậy, còn có những “cụm tƣợng” nhƣ hai hòn đảo Lạc đà con và Lạc đà mẹ. Có “tƣợng đơn”, có “cụm tƣợng”, trong các hang động ở Bái Tử Long lại còn có những “bức phù điêu”; chẳng hạn nhƣ ở hang Dơi có một nhũ đá nom rất giống đầu một con voi có cả tai, vòi, mắt rất sinh động. Ngoài ra còn rất nhiều nữa những hòn tƣợng muôn hình vạn trạng để du khách khi đến đây thoả sức tƣởng tƣợng.