Tiêu chuẩn GreenGlobe dành cho doanh nghiệp du lịch và lữ hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng một số tiêu chuẩn quốc tế về du lịch bền vững tại vườn quốc gia bái tử long (Trang 33 - 45)

7. Bố cu ̣c luâ ̣n văn

1.2 Tiêu chuẩn GreenGlobe dành cho doanh nghiệp du lịch và lữ hành

1.2.1 Khái quát chung

1.2.1.1 Tiêu chuẩn Green Globe

Tiêu chuẩn Green Globe có tên ban đầu là Green Globe 21- đƣợc xây dựng dựa trên những nguyên tắc phát triển bền vững đƣợc thông qua tại chƣơng trình Nghị sự Agenda 21 và tuyên bố Rio gồm 27 nguyên tắc về PTBV tại Hội nghị thƣợng đỉnh Liên hợp quốc về Môi trƣờng và Phát triển (United Nations Conference on Environment and Development – UNCED) có tên gọi “the Rio Earth Summit”, với sự tham gia của 182 Nguyên thủ Quốc gia tại Rio de Janeiro, Brazil năm 1992. Chƣơng trình Nghị sự Agenda 21 xác định các hành động cho sự phát triển bền vững của toàn thế giới trong thế kỷ 21. Chƣơng trình này tiếp tục đƣợc phát triển trong chƣơng trình Chứng nhận, đánh giá chuẩn mực liên kết toàn cầu về Du lịch bền vững bởi Ủy ban Du lịch và lữ hành quốc tế vào năm 1993. Tại Hội nghị thƣợng đỉnh Thế giới về PTBV (The World Summit on Sustainable Development - WSSD) tại Johanesburg, Nam Phi năm 2002, chƣơng trình tiếp tục đƣợc đề cập và phát triển. Tổ chức du lịch thế giới và Ủy ban Trái đất, cùng với Ủy ban Du lịch và lữ hành Quốc tế đã kết hợp cùng nhau xây dựng chƣơng trình Nghị sự 21 trong ngành công nghiệp du lịch và xây dựng kế hoạch hành động. Kết quả của quá trình này là

"Nghị sự 21 cho ngành công nghiệp du lịch và lữ hành: Hướng tới môi trường phát triển bền vững". Hơn 20 năm sau khi tuyên bố Agenda 21, tại

Hội nghị về PTBV (United Nations Conference on Sustainable Development – UNCSD), tuyên bố RIO tiếp tục đƣợc đề cập đến với tên RIO+20 tập trung vào chƣơng trình nghị sự “nền kinh tế xanh”.

Tiêu chuẩn Green Globe ban đầu là chƣơng trình dựa trên các hội viên là các công ty du lịch và lữ hành. Tại đó các công ty du lịch và lữ hành tham gia và thực hiện các hoạt động du lịch bền vững một cách tự nguyện theo Tuyên bố Nghị sự 21. Tiêu chuẩn Green Globe là tài liệu đặt ra các yêu cầu cần thiết để

đạt đƣợc hiệu quả về mặt quản lý môi trƣờng và xã hội; đánh giá về khía cạnh cải tiến liên tục đối với các doanh nghiệp hoạt động du lịch thành viên tham gia vào chƣơng trình, hƣớng tới việc xúc tiến các cơ hội cải thiện chất lƣợng môi trƣờng với quy mô khu vực và toàn cầu, bảo tồn các di sản địa phƣơng, nâng cao điều kiện sống và đóng góp vào kinh tế địa phƣơng.

Có thể tóm tắt nhƣ sau: Chứng nhận Tiêu chuẩn Green Globe thể hiện

chất lượng môi trường tốt hơn, tính tương tác cộng đồng được cải thiện, việc tiết kiệm thông qua việc sử dụng ít hơn các nguồn tài nguyên, và tăng lợi nhuận từ việc tăng nhu cầu của người tiêu dùng của các doing nghiệp hoạt động du lịch (lữ hành, khách sạn,…). Đồng thời, Green Globe mang tới sự hiểu biết và hỗ trợ phân phối tới thị trường khách hàng toàn cầu.

Tiêu chuẩn Green Globe là hệ thống đối sánh, đƣợc chứng nhận và hƣớng tới sự cải thiện, đƣợc phát triển để trợ giúp ngành du lịch và lữ hành hƣớng tới sự phát triển bền vững. Tiêu chuẩn Green Globe nhắm tới việc cung cấp cho ngành này hệ thống chứng nhận liên quan với những vấn đề nghiêm trọng về môi trƣờng mà hành tinh chúng ta đang đối mặt nhƣ hiệu ứng nhà kính, sử dụng quá mức nguồn nƣớc, giảm đa dạng sinh học, xả thải chất thải và các vấn đề về xã hội. Tiêu chuẩn Green Globe cung cấp những công cụ cho phép ngành du lịch và lữ hành so sánh hiệu quả hoạt động về môi trƣờng của họ và đo đạc những kết quả của việc cải thiện điều kiện môi trƣờng.

1.2.1.2 Cơ sở xây dựng tiêu chuẩn

Khởi nguồn từ Hội nghị Thƣợng đỉnh Rio de Janeiro , các tiêu chuẩn Green Globe hiện nay đƣợc dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế và các hiệp định sau đây:

• Tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu

• Quan hệ đối tác toàn cầu cho các tiêu chuẩn du lịch bền vững (Global Partnership for Sustainable Tourism Criteria - STC Partnership)

• Tiêu chuẩn cơ bản của Mạng lƣới chứng nhận Du lịch bền vững Du lịch châu Mỹ

• ISO 9001/14001/19011 (Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế)

Để đảm bảo việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất, một kiểm toán viên độc lập của bên thứ ba đƣợc bổ nhiệm làm việc với khách hàng tại chỗ. Các tiêu chuẩn quốc tế ISO 19011 cung cấp hƣớng dẫn về quản lý các chƣơng trình kiểm toán, các thức hoạt động của các hệ thống quản lý nội bộ và bên ngoài cũng nhƣ thẩm quyền và đánh giá của kiểm toán viên. Tiêu chuẩn Green Globe đƣợc thể hiện trong ISO 19011:2002 trong việc phát triển chƣơng trình kiểm toán của bộ tiêu chuẩn.

Biểu đồ 1.1: Biểu đồ tiêu chuẩn Green Globe thể hiện trên các lĩnh vực:

- Quản lý bền vững - Kinh tế - Xã hội - Di sản - Văn hóa - Môi trƣờng

(Nguồn: http://greenglobe.com/register/green-globe-certification-standard/) Biểu đồ 1.2: Biểu đồ Chỉ số tiêu chuẩn Green Globe hỗ trợ các tiêu chí:

- Quản lý bền vững - Kinh tế - Xã hội - Di sản - Văn hóa - Môi trƣờng

(Nguồn: http://greenglobe.com/register/green-globe-certification-standard/)

Tiêu chuẩn Green Globe đƣợc xây dựng từ tập hợp 337 chỉ số tuân thủ áp dụng theo 41 tiêu chí phát triển bền vững cá nhân trên các lĩnh vực kinh

doanh chính kể trên trong mỗi thành phần của ngành Du lịch và lữ hành. Các thành phần này bao gồm:

- Điểm du lịch hấp dẫn

- Kinh doanh bán buôn/bán lẻ - Trung tâm hội nghị

- Tàu du lịch - Sân gôn

- Khách sạn và khu nghỉ dƣỡng - Khu hội nghị và sự kiện - Nhà hàng

- Trung tâm spa, thể dục thẩm mỹ

- Vận chuyển (Phƣơng tiện vận chuyển công cộng, xe hợp đồng, dịch vụ đƣa đón, cho thuê xe)

- Lữ hành (Điều hành tour, cơ quan quản lý điểm du lịch …)

Các chỉ số đƣợc áp dụng khác nhau trong cấp chứng nhận đối với từng khu vực địa lý cũng nhƣ các yếu tố địa phƣơng khác nhau. Các tiêu chuẩn Green Globe đƣợc xem xét và cập nhật hai năm 1 lần.

Chỉ số chuẩn ngành chỉ rõ các biện pháp quan trọng của môi trƣờng và xã hội tác động tới các thành phần của ngành Du lịch và lữ hành. Các biện pháp này đƣợc sử dụng bởi Tiêu chuẩn Green Globe để thiết lập Báo cáo đánh

giá chuẩn dùng để đánh giá các tiêu chí chuẩn về hiệu suất hoạt động của

doanh nghiệp để đóng góp ý kiến, đƣa ra các chỉ dẫn và các cải thiện thích ứng có thể thực hiện cho doanh nghiệp.

Quá trình chứng nhận tiêu chuẩn Green Globe là hoạt động kết hợp hài hòa với các chƣơng trình chứng nhận tính bền vững đã đƣợc phát triển trên thế giới. Quá trình cân đối này góp phần duy trì những tiêu chí cốt lõi và các vấn

đề khu vực phát sinh cùng thời điểm thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn phát triển tại địa phƣơng.

1.2.1.3 Mục tiêu

Doanh nghiệp muốn tham gia và thực hiện tiêu chuẩn Green Golbe có thể xác định phạm vi hành động trong điều khoản dành cho cả doanh nghiệp hoặc cho các hoạt động cụ thể. Doanh nghiệp đƣợc yêu cầu xác định và xây dựng hệ thống tài liệu thể hiện phạm vi thực hiện Tiêu chuẩn Green Golbe của riêng doanh nghiệp về hệ thống quản lý môi trƣờng và các hoạt động của doanh nghiệp thực hiện trong khuôn khổ các điều khoản đƣợc quy định tại các chỉ số ngành điểm chuẩn có liên quan.

Khi phạm vi đƣợc xác định, tất cả các hoạt động của doanh nghiệp cùng các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đều phải thực hiện theo hệ thống quản lý môi trƣờng của tiêu chuẩn Green Globe. Doanh nghiệp nên quan tâm tới những lựa chọn trong việc xây dựng phạm vi và thực hiện hệ thống quản lý môi trƣờng nhằm thể hiện cam kết thực hiện của doanh nghiệp với Tiêu chuẩn Green Globe. Trƣờng hợp một phần tách rời của doanh nghiệp không nằm trong phạm vi của hệ thống quản lý môi trƣờng tiêu chuan Green Globe thì doanh nghiệp cần phải có giải thích đối với bên kiểm duyệt.

Mục tiêu tiên quyết của tiêu chuẩn Green Globe là tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển ngành công nghiệp Du lịch ở hai vấn đề:

- Các hoạt động môi trƣờng và xã hội có trách nhiệm và bền vững - Nâng cao hiệu quả môi trƣờng và xã hội.

Tiêu chuẩn Green Globe cung cấp cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch & các tổ chức du lịch có thể cho phép hoạt động dựa trên các tiêu chuẩn hoạt động môi trƣờng và xã hội của doanh nghiệp, với mục đích đạt đƣợc chứng nhận và liên tục cải thiện hiệu suất của doanh nghiệp. Kết quả đạt

đƣợ

c là nâng cao tổng thể của hoạt động của doanh nghiệp trong vấn đề môi trƣờng, xã hội và kinh tế, hoặc đạt cả ba hiệu suất đó.

Một doanh nghiệp đƣợc coi là "Kiểu mẫu" khi họ có các kết quả hoạt động về môi trƣờng, xã hội và kinh tế ở trên mức cơ bản bao gồm 9 lĩnh vực chính, cụ thể là:

Phát thải khí nhà kính

Bảo toàn và quản lý năng lượng

Sử dụng nguồn tài nguyên nước

Bảo vệ chất lượng không khí

Quản lý nước thải

Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải

Bảo tồn và quản lý hệ sinh thái (bao gồm tác động tới đa dạng sinh học, đặc biệt là tới môi trường sống)

Quy hoạch môi trường và sử dụng đất, đặc biệt là tại những khu vực có giá trị xã hội và môi trường cao, và

Gia tăng các lợi ích đối với xã hội, văn hóa và kinh tế địa phương, đặc biệt là văn hóa bản địa và tạo ra việc làm tối đa cho địa phương.

1.2.1.4 Các cấp độ của chương trình Nhãn sinh thái Green Globe

Tiêu chuẩn Green Globe áp dụng cho các tổ chức thuộc ngành công nghiệp du lịch và lữ hành với mọi quy mô và loại hình, bao gồm các doanh nghiệp, cộng đồng và khu bảo tồn. Các tổ chức có thể tham gia vào chƣơng trình với 3 cấp độ từ thấp đến cao: Nâng cao nhận thức (Awareness level - Affiliate), Kiểu mẫu (Benchmarking) và Đƣợc chứng nhận (Certifying).

- Nâng cao nhận thức: Cấp độ thấp nhất trong tiêu chuẩn Green Globe là cấp độ Nhận thức. Tại cấp độ này, doanh nghiệp đƣợc hỗ trợ để hiểu hơn về đƣờng lối của Green Globe cũng nhƣ các lợi ích và các yêu cầu của chƣơng trình nhƣ việc tìm hiểu các cách thức để giảm khí thải nhà kính.

- Kiểu mẫu: Những doanh nghiệp đƣợc chứng nhận đạt cấp Kiểu mẫu

bởi Green Globe phải duy trì các chỉ số chuẩn của doanh nghiệp dựa trên Cấp

độ thực hiện cơ bản7 (the GREEN GLOBE Baseline Level), đồng thời đạt

đƣợc các yêu cầu trong phần 1 của tiêu chuẩn Green Globe doanh nghiệp sẽ đƣợc sử dụng logo của Green Globe trong việc xúc tiến các thành tựu môi trƣờng và xã hội của doanh nghiệp.

Old Benchmarked - 2003 New Benchmarked - 2012

- Đƣợc chứng nhận: Doanh nghiệp đáp ứng tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn Green Globe 21 với những chỉ số chuẩn đạt Kiểu mẫu vƣợt mức Cấp độ

7Cấp độ thực hiện cơ bản (Baseline Level): Doanh nghiệp đạt được chỉ số chuẩn Earth check cùng các thành tựu về hiệu quả xã hội và môi trường. Để được sử dụng logo riêng biệt Green Globe, chỉ số Erarth check của doanh nghiệp phải bằng hoặc cao hơn Cấp độ thực hiện cơ bản. Nếu chỉ số đó thấp hơn Cấp độ thực hiện cơ bản, doanh nghiệp được khuyến khích thực hiện cải thiện hàng năm trong các hoạt động hướng tới Cấp độ thực hiện tốt nhất (Best practice) trong 12 tháng đầu tiên, Green Globe linh hoạt cho 1 chỉ số chuẩn đạt chuẩn nếu như chỉ số đó gần mức cơ bản và có thể được cải thiện trong vòng 12 tháng. Trong đó:

- Cấp độ thực hiện tốt nhất (Best Pratice level): Chỉ số chuẩn Earth check của doanh nghiệp thể hiện đạt chuẩn mẫu trong quá trình hoạt động.

- Chỉ số Earth Check (Earth CheckTM indicators): là hệ thống sở hữu độc quyền sử dụng các chỉ số chuẩn được lựa chọn cẩn thận để đo lường và đánh giá môi trường và các tác động xã hội địa phương, cũng như hiệu quả hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp

thực hiện cơ bản dựa trên sự giám sát và chứng nhận đạt chuẩn từ phía có thẩm quyền thứ ba. Doanh nghiệp đƣợc quyền sử dụng logo của Green Globe với

dấu tích () giữa logo.

Old Certified – 2003 New Certified - 2012

Các doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch và lữ hành cam kết tham gia quá trình chứng nhận sẽ phải trải qua bƣớc Kiểu mẫu. Các tổ chức trong nhóm Hội viên đƣợc khuyến khích tham gia vào cấp độ Kiểu mẫu và Đƣợc chứng nhận. Điểm mấu chốt của chƣơng trình chứng nhận tiêu chuẩn này là đƣa ra việc kiểm tra xác nhận một cách độc lập về những cải thiện đối với các hoạt động về môi trƣờng và xã hội của doanh nghiệp, qua đó có đủ cơ sở cho việc chứng nhận.

1.2.2 Nội dung

Tiêu chuẩn Green Globe thể hiện thông qua 05 tiêu chuẩn8

1.2.2.1 Quản lý bền vững

i. Xây dựng hệ thống quản lý bền vững: Doanh nghiệp phải bổ sung và thi hành hệ thống quản lý bền vững mang tình dài hạn và phù hợp với thực lực và quy mô của doanh nghiệp bao quát các vấn đề môi trƣờng, văn hóa, xã hội, chất lƣợng, y tế và an toàn lao động.

ii. Tuân thủ pháp luật: Hoạt động kinh doanh phù hợp với luật pháp sở tại và luật pháp quốc tế (ở cả bên trong, giữa các hoạt động khác, các vấn đề sức khỏe, an toàn, lao động và môi trƣờng)

iii. Đào tạo nhân viên: Tất cả nhân viên đƣợc đào tạo định kỳ về vai trò của mình trong quản lý môi trƣờng, văn hóa xã hội, y tế và an toàn lao động.

8

iv. Hài lòng khách hàng: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng thƣờng xuyên nhằm có các biện pháp điều chỉnh kinh doanh thích hợp

v. Độ chính xác của thông tin quảng cáo: Các quảng cáo phải đúng sự thật, đầy đủ và không hứa hẹn những điều không có trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

vi. Quy hoạch, thiết kế và xây dựng

- Tuân thủ luật pháp trong thiết kế và xây dựng: Doanh nghiệp phải chấp hành các thủ tục mua và sử dụng đất của địa phƣơng, Luật đất đai, quy hoạch địa phƣơng và các quy định về bảo tồn di sản tại địa phƣơng.

- Thiết kế và xây dựng bền vững các công trình và cơ sở hạ tầng, các công trình mới và bảo tồn các công trình hiện tại. Sử dụng nguyên tắc thích hợp mang tính địa phƣơng trong xây dựng và thiết kế bền vững đồng thời tôn trọng môi trƣờng tự nhiên và văn hóa xung quanh.

vii. Diễn giải/giải thích: Cung cấp thông tin cho khách hàng về môi trƣờng tự nhiên xung quanh, văn hóa địa phƣơng và di sản văn hóa, cũng nhƣ giải thích hành vi thích hợp khi đến tham quan các khu vực tự nhiên, nền văn hóa, và các điểm di sản văn hóa.

viii. Chiến lƣợc truyền thông: Doanh nghiệp thi hành chiến lƣợc truyền thông toàn diện nhằm thông tin tới du khách về chính sách bền, chƣơng trình và sáng kiến bền vững của doanh nghiệp.

xv. Y tế và an toàn: Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo đảm phù hợp với tất cả các biện pháp y tế và an toàn có liên quan để đảm bảo phúc lợi của khách hàng, nhân viên và cộng đồng địa phƣơng.

1.2.2.2 Kinh tế/ xã hội (Gia tăng lợi ích kinh tế xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương)

i. Phát triển cộng đồng: Các doanh nghiệp du lịch tích cực ủng hộ các sáng kiến phát triển cộng đồng xã hội và cơ sở hạ tầng liên quan nhƣ công trình giáo dục, y tế và vệ sinh môi trƣờng.

ii. Tuyển dụng tại địa phƣơng: Tuyển dụng lao động địa phƣơng, bao gồm cả vị trí quản lý và có thể đào tạo nếu cần thiết.

iii. Bình đẳng thƣơng mại: Các dịch vụ và hàng hóa địa phƣơng nên đƣợc doanh nghiệp bày bán rộng rãi ở bất kỳ nơi nào có thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng một số tiêu chuẩn quốc tế về du lịch bền vững tại vườn quốc gia bái tử long (Trang 33 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)