7. Bố cu ̣c luâ ̣n văn
3.2.2 Tiêu chuẩn GreenGlobe dành cho doanh nghiệp, cộng đồng địa phương
Các vấn đề về môi trƣờng, về phát triển bền vững hiện đang là vấn đề nóng bỏng và cần đƣợc quan tâm chú trọng trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam nói chung và hoạt động du lịch tại VQG nói riêng. Từ kết quả kinh
doanh, thực trạng phát triển du lịch tại Bái Tử Long đƣợc phân tích ở chƣơng 2, các cơ quan chức năng, Ban quản lý VQG Bái Tử Long cũng nhƣ các doanh nghiệp trong khu vực cùng cộng đồng dân cƣ cần thực hiện đồng bộ thông qua cách tiếp cận một cách hệ thống các tiêu chuẩn Green Golbe nhằm cắt giảm các tác động tới môi trƣờng. Dƣới sự chỉ đạo của các Sở ban ngành, Ban Quản lý Vƣờn cần có văn bản quy định cụ thể các tiêu chí. cách thức theo tiêu chuẩn Green Globe. Từ đó, thông tin tới các doanh nghiệp lữ hành thông qua các thông báo, quy định nhằm mục đích cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp hoạt động du lịch có cùng cách thức phát triển, bảo tồn cộng đồng địa phƣơng. Yếu tố quan trọng nhất để phát triển mang tính bền vững và lâu dài, các cơ quan chức năng cùng phối hợp để tuyên truyền giáo dục nhận thức của ngƣời dân địa phƣơng trong hoạt động bảo tồn, phát triển bền vững trong chính cuộc sống hàng ngày.
Ban quản lý VQG Bái Tử Long và cơ quan chức năng liên quan phải thực hiện cắt giảm lớn dựa trên các tiêu chuẩn Green Globe nhằm đảm bảo các yếu tố:
32.2.1 Quản lý bền vững
- Xây dựng hệ thống quản lý bền vững: doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống quản lý bền vững và minh bạch bao gồm các văn bản, chính sách, các kế hoạch thực hiện và truyền thông. Một chính sách quản lý bền vững hiệu quả phải xác định và thông tin rõ ràng về mục tiêu và các đối tƣợng liên quan đến hoạt động kinh doanh hiệu suất, môi trƣờng, văn hóa xã hội và kinh tế của doanh nghiệp. Mục đích chính của kế hoạch quản lý bền vững là hƣớng dẫn việc đƣa ra quyết định, quản lý và các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp mang tính bền vững.
- Để phát triển bền vững điều các doanh nghiệp cần phải nghiêm túc thực hiện là tuân thủ pháp luật (bao gồm cả luật pháp sở tại và luật pháp Quốc tế.
- Sự thành công của hệ thống quản lý bền vững của doanh nghiệp phụ thuộc vào sự phối hợp và nội bộ hóa hiệu quả của hệ thống bởi tất cả các cấp nhân viên. Bởi vậy, doanh nghiệp có nhiệm vụ đào tạo tất cả nhân viên về vai trò của mình trong quản lý môi trƣờng, văn hóa xã hội, y tế và an toàn lao động. Chƣơng trình đào tạo cho phép các nhân viên hiểu về các mục tiêu, đối tƣợng kinh doanh, lý do tại sao họ lại quan trọng và làm nhƣ thế nào họ có thể đóng góp tích cực cho các nỗ lực kinh doanh mang tính bền vững từ vai trò cá nhân của họ.
- Doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá sự hài lòng của khách hàng thƣờng xuyên nhằm có các biện pháp điều chỉnh kinh doanh thích hợp bởi khách hàng là trọng tâm của kinh nghiệm du lịch. Cần tích cực đạt tới sự hài lòng của khách hàng để khuyến khích hoạt động du lịch liên tục tới một điểm đến.
- Đạo đức trong tiếp thị yêu cầu tất cả các thông tin quảng cáo nên cung cấp trung thực nhất dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, các quảng cáo phản ánh chiến lƣợc mang tính trách nhiệm và bền vững mà doanh nghiệp đã cam kết thực hiện. Thông tin chính xác nâng cao sự hài lòng của khách hàng bằng cách đảm bảo những kỳ vọng của khách hàng có thể đƣợc đáp ứng.
- Doanh nghiệp đảm bảo có quy hoạch môi trƣờng và sử dụng đất hợp lý. Việc thiết kế và xây dựng phải tuân thủ luật pháp và mang tính bền vững và đƣợc giám sát bởi các bên liên quan bao gồm cộng đồng địa phƣơng. Đất sử dụng phải hợp lý, đặc biệt trên các xã đảo và cần tập trung theo khu dân cƣ.
Việc sửa đổi các di sản đƣợc công nhận và bảo vệ phải đƣợc thông qua bởi quy hoạch địa phƣơng và các yêu cầu pháp lý (địa phƣơng, quốc gia, và công ƣớc quốc tế). Hoạt động du lịch phải xem xét các yêu cầu quy hoạch và khu vực để tối ƣu hóa kế hoạch phát triển cộng đồng, trong khi giảm thiểu tối đa tác động
của doanh nghiệp. Cần sử dụng công cụ, vật liệu và công nghệ địa phƣơng thích hợp để giảm thiểu tác động môi trƣờng trong các công trình và trong xây dựng dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm địa phƣơng để xây dựng bền vững.
- Cung cấp thông tin cho khách hàng về môi trƣờng tự nhiên xung quanh, văn hóa địa phƣơng và di sản văn hóa, cũng nhƣ giải thích hành vi thích hợp khi đến tham quan các khu vực tự nhiên, nền văn hóa, và các điểm di sản văn hóa không chỉ quan trọng đối với giáo dục du khách và bảo vệ di sản, mà còn là yếu tố quan trọng cho kinh nghiệm du lịch chất lƣợng cao đƣợc đánh giá với mức độ cao của sự hài lòng của du khách.
- Doanh nghiệp cần có một chiến lƣợc truyền thông tới khách hàng. Một chiến lƣợc truyền thông tốt đƣợc truyền đạt tới khách hàng rõ ràng về mục tiêu mục đích tổ chức liên quan đến hiệu suất kinh tế, văn hóa xã hội và môi trƣờng của doanh nghiệp.
- Cần đảm bảo việc tuân thủ, ứng dụng và thực thi các tiêu chí về y tế và bảo vệ an toàn trong lao động của các doanh nghiệp. Sức khỏe và sự hài lòng của tất cả các bên liên quan là trách nhiệm hàng đầu của các doanh nghiệp du lịch.
3.2.2.2 Phát triển kinh tế/ xã hội thông qua
- Liên kết với cộng đồng địa phƣơng trong vấn đề việc làm và tăng trƣởng kinh tế. Cần thƣờng xuyên cung cấp các nguồn lực, giáo dục, đào tạo, hỗ trợ tài chính, hoặc hỗ trợ bằng hiện vật cho các sáng kiến phù hợp của cộng đồng nhằm cải thiện đời sống địa phƣơng, qua đó lồng ghép việc hỗ trợ cộng đồng vào các hoạt động và tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho du khách.
- Sử dụng nguồn nhân lực địa phƣơng chìa khóa để tối đa hóa lợi ích của kinh tế cộng đồng và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng hội nhập với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tạo việc làm ở cả vị trí quản
lý nhằm tạo cuộc đối thoại đầy đủ giữa quyền sở hữu của doanh nghiệp với cộng đồng. Quá trình tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp phải đảm bảo tính công bằng giới, không phân biệt đối xử và sử dụng lao động trẻ em. Đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ luật pháp về sử dụng lao động. Cần khuyến khích dân cƣ địa phƣơng tham gia làm du lịch (hƣớng dẫn viên tại điểm, bán hàng lƣu niệm, nuôi trồng các sản phẩm phục vụ du lịch,…).
Hình ảnh người dân địa phương tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch trên Vịnh
- Các dịch vụ và hàng hóa địa phƣơng nên đƣợc doanh nghiệp sử dụng và bày bán rộng rãi. Từ đó tạo ra các lợi ích về các mặt nhƣ việc làm với giá nhân công rẻ hơn, lợi nhuận hơn do sử dụng nguồn sản xuất trực tiếp không qua trung gian, giảm khí thải do bớt chi phí vận chuyển, du khách đƣợc trải nghiệm với quá trình sản xuất sản phẩm trực tiếp, đồng thời tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh sản phẩm du lịch giữa các doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp nên làm việc và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ tại địa phƣơng thông qua giúp đa dạng hóa sản phẩm, do đó tăng thời gian tiêu dùng và độ dài tồn tại sản phẩm.
- Doanh nghiệp cần tôn trọng bảo tồn truyền thống và tài sản của cộng đồng địa phƣơng. Phối hợp phát triển quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch với cộng đồng địa phƣơng, tôn trọng các nguyên tắc của các thỏa thuận trƣớc đó và các quyền của cộng đồng khi nói "không" với hoạt động du lịch là chìa khóa cho khả năng tồn tại lâu dài và bền vững của cộng đồng và môi trƣờng xung quanh.
- Doanh nghiệp cần đảm bảo các hoạt động của mình không đƣợc gây ảnh hƣởng tới việc cung cấp các dịch vụ cơ bản nhƣ nƣớc, năng lƣợng, vệ sinh môi trƣờng của cộng đồng xung quanh.
3.2.2.3. Gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm nhẹ các tác động tiêu cực
- Doanh nghiệp cần tích cực hƣớng dẫn cho du khách tuân theo các quy tắc nhằm giảm thiểu tác động đến môi trƣờng tự nhiên lân cận do lƣợng khách tham quan tăng lên.
- Mục đích của du lịch bền vững lF nhằm bảo vệ và duy trì sự độc đáo của điểm đến. Doanh nghiệp du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các di tích lịch sử và khảo cổ đồng thời thúc đẩy phát triển du lịch tới các di sản của khu vực và không đƣợc phép mua bán, giao dịch hay trƣng bày trừ khi đƣợc pháp luật cho phép.
- Doanh nghiệp cần có trách nhiệm đóng góp cho công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, khảo cổ và các tài sản có ý nghĩa quan trọng về tinh thần của địa phƣơng và giúp tăng trải nghiệm du lịch và cung cấp sản phẩm du lịch có chất lƣợng hơn cho du khách. Kết hợp với ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng để đảm bảo rằng các hoạt động du lịch không gây tổn hại đến các di tích lịch sử văn hóa và không gây cản trở trong quá trình sử dụng của ngƣời dân địa phƣơng.
Đây là một trong yếu tố quan trọng nhất trong phát triển du lịch bền vững không chỉ đối với doanh nghiệp du lịch mà còn với cả chính quyền và cộng đồng địa phƣơng.
i. Bảo vệ thiên nhiên
Doanh nghiệp nên thực hiện các cách thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên khác nhau nhƣ: áp dụng chính sách kinh doanh ƣu tiên các sản phẩm, các nhà cung cấp dịch vụ thân thiện với môi trƣờng: tiết kiệm năng lƣợng, sử dụng vật liệu tái chế, có trách nhiệm trong quản lý chất thải, và giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính. Việc doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa, năng lƣợng, nƣớc có trách nhiệm, tính toán chi phí và có biện pháp hạn chế thƣờng giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí cũng nhƣ giảm thiểu tác động môi trƣờng xung quanh.
ii. Giảm ô nhiễm
- Giảm phát thải khí nhà kính thông qua bảo toàn và quản lý năng lƣợng bằng hành động cắt giảm và hạn chế tối đa sử dụng. Chỉ sử dụng điện khi cần thiết, sử dụng các nguồn năng lƣợng nhƣ dầu, xăng, gỗ một cách hợp lý và hiệu quả. Đầu tƣ nâng cấp sử dụng các nguồn năng lƣợng tự nhiên nhƣ năng lƣợng mặt trời, sức gió, sức nƣớc để cung cấp năng lƣợng cho các hoạt động hàng ngày: dùng năng lƣợng mặt trời thay vì dùng điện để làm nóng nƣớc tắm cho du khách…Đi bộ và sử dụng các phƣơng tiện tham quan không gây ô nhiễm môi trƣờng trong khu vực VQG: xe điện, xe đạp hoặc sử dụng các phƣơng tiện công cộng để đến điểm du lịch hoặc tham quan tại điểm thay vì sử dụng các phƣơng tiện giao thông cá nhân; xe gắn máy, xe lam chở khách…
Việc thực hiện quản lý phát thải thích hợp sẽ giúp giảm sự nóng lên toàn cầu, thúc đẩy năng lƣợng độc lập từ các nguồn không tái tạo nƣớc ngoài, và có thể làm giảm đáng kể chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
- Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải, nƣớc thải bởi chất thải hiện là chất gây ô nhiễm lớn ảnh hƣởng đến cả hai khía cạnh môi trƣờng (đất, suy thoái chất lƣợng nƣớc) và các yếu tố kinh tế - xã hội nhƣ sức khỏe cộng đồng địa phƣơng. Đây là vấn đề nhức nhối đang đặt ra không chỉ đối với các khu Du lịch trên huyện Vân Đồn nói chung mà còn với các xã đảo nói riêng. Hệ thống xử lý chất xả thải trên các đảo cần phải đƣợc xây dựng. Cần tuyên truyền ý thức hạn chế sử dụng các chất vô cơ, khó phân hủy trong môi trƣờng cho cộng động địa phƣơng. Doanh nghiệp nên kết hợp cùng địa phƣơng lên kế hoạch kiểm soát việc sử dụng chất thải rắn, thô ngay từ đầu vào nhằm hạn chế tối đa các loại rác thải không thể tái chế hay sử dụng.
Tuyên truyền giáo dục ngƣời dân địa phƣơng cũng nhƣ du khách thực
hiện chƣơng trình 3R về rác thải (reduce - giảm sử dụng, recycle - tái chế
những đồ không còn sử dụng đƣợc, reuse - tái sử dụng những đồ dùng đƣợc cho mục đích khác nhau). Chiến lƣợc toàn diện cho việc tái sử dụng và tái chế cần đƣợc xây dựng và triển khai rộng rãi nhằm giảm diện tích chon lấp. Rác thải cần đƣợc phân loại ngay từ nguồn xả thải (hộ gia đình, hộ kinh doanh, các cơ quan,… thành các loại rác hữu cơ, vô cơ, sau đó mới đƣợc tập kết tại khu vực rác thải. Các loại rác hữu cơ đƣợc phân loại thì có thể tiến hành xử lý ngay trên các đảo (chôn lấp, làm phân bón). Còn với các loại rác vô cơ nên đƣa về đất liền để xử lý đúng quy trình xử lý chất thải theo quy định để tránh gây ô nhiễm trên các đảo.
Tái sử dụng nƣớc thải làm tăng sự sẵn có của nguồn nƣớc sạch cho tiêu thụ của con ngƣời cũng nhƣ làm giảm chi phí chứa và xử lý nƣớc thải của doanh nghiệp.
- Bảo vệ và giảm sử dụng nguồn nƣớc tự nhiên, quản lý nguồn nƣớc thải thông qua:
Nguồn nƣớc ngọt phải đƣợc đảm bảo duy trì và giữ vệ sinh bằng việc hạn chế sử dụng các loại hóa chất độc hại nhƣ thuốc trừ sâu, sơn, thuốc tẩy rửa, có hại đến nguồn nƣớc. Thực hiện tuyên truyền cho dân cƣ địa phƣơng những thông tin về các loại hóa chất có hại, những loại hóa chất nào thân thiện với môi trƣờng có thể thay thế và sử dụng đƣợc. Cần có kế hoạch quản lý chặt chẽ các loại hóa chất đƣợc sử dụng. Hóa chất và vật liệu hữu cơ khác tồn tại trong môi trƣờng trong quá trình sử dụng và lƣu trữ thông qua bốc hơi, cháy, sự cố tràn, rò rỉ và ứng dụng quá đà. Những hoạt động này gây ra ô nhiễm không khí, đất và nƣớc, ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng địa phƣơng, làm tổn hại đến hệ động thực vật, ô nhiễm nguồn cung cấp nƣớc cho cộng đồng địa phƣơng và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Sử dụng sai mục đích và xử lý không đúng cách của các chất độc hại có khả năng tạo ra mối đe dọa đối với môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời. Sự phát triển công nghệ đã tạo ra nhiều lựa chọn thay thế khác nhau với những nguồn "thiên nhiên" thay thế với ít tác động đến môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời, trong khi chi phí cũng rẻ hơn. Trƣờng hợp không có lựa chọn thay thế, việc lƣu trữ thích hợp, xử lý và sử dụng hóa chất sẽ làm giảm tác động tiềm năng.
Cần xây dựng hệ thống lọc nƣớc, chứa nƣớc cho dân cƣ trên đảo.
Cần tuyên truyền tiết kiệm sử dụng nguồn nƣớc ngọt bằng nhiều hình thức khác nhau tới cộng đồng địa phƣơng, hộ kinh doanh, các doanh nghiệp cũng nhƣ chính các du khách tham quan tại Vƣờn. Hạn chế và tiết kiệm sử dụng nƣớc giặt tại các nhà nghỉ, khách sạn bằng các thông tin khuyến khích du khách sử dụng hợp lý các loại khăn tắm, tắm vòi hoa sen thay vì dùng bồn tắm, tiết kiệm nƣớc trong quá trình sử dụng. Ngƣời dân địa phƣơng có ý thức tiết kiệm nguồn nƣớc sinh hoạt, nƣớc tƣới tiêu có thể chọn thời gian thích hợp nhƣ vào buổi sáng sớm để tƣới tiêu.
Trên mỗi đảo cần xây dựng hệ thống lọc nƣớc xả thải nhằm hạn chế tối