7. Bố cu ̣c luâ ̣n văn
2.2 Khái quát về tài nguyên du lịch
2.2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
2.2.4.1 Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch
- Giao thông vận tải: Hiện nay, đƣờng 18 từ Hà Nội đi Bãi Cháy, Cẩm
Phả và Cửa Ông đã đƣợc nâng cấp mở rộng và thông cầu toàn tuyến. Đƣờng 5 từ Hà Nội đi Hải Phòng và đƣờng 10 nối đƣờng 5 với đƣờng 18 cũng đã hoàn
thành và thông cầu tạo điều kiện giao thông đi lại giữa các thành phố lớn của miền Bắc Việt Nam trở nên thuận lợi hơn. Điều này không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa cả về mặt văn hóa - xã hội của huyện Vân Đồn nói chung và VQG Bái Tử Long nói riêng.
Để thuận lợi cho việc phát triển du lịch, thời gian qua, huyện Vân Đồn đã tập trung đầu tƣ cơ sở hạ tầng cho các khu du lịch. Trong đó tổng chiều dài đƣờng bộ các loại trên 246 km và cơ bản là quy mô nhỏ, hẹp, chất lƣợng phục vụ đi lại chƣa cao; đƣờng thuỷ mạng lƣới giao thông thuỷ nối đảo lớn Cái Bầu với 5 xã đảo và hệ thống cảng gồm 2 cảng chính là Cái Rồng, Vạn Hoa và 5 cầu bến ở
các xã đảo: Thắng Lợi, Bản Sen, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Minh Châu19
Trong cuộc họp tham gia ý kiến về dự kiến quy hoạch chi tiết giao thông vận tải Khu kinh tế Vân Đồn đƣợc tổ chức tại thành phố Hạ Long ngày 6 tháng 10 năm 2007, đại diện của Tổng Công ty Tƣ vấn, Bộ Giao thông vận tải, đơn vị nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết Giao thông vận tải Khu Kinh tế Vân Đồn đã trình bày nghiên cứu dự kiến quy hoạch mạng lƣới giao thông chính gồm: đƣờng bộ, đƣờng thuỷ, đƣờng không. Trong đó đƣờng bộ gồm trục phía đông đƣờng tỉnh 334 kéo dài tới cầu Vân Tiên và phía tây; trục dọc tiểu vùng trung tâm; trục trung tâm đô thị Cái Rồng; trục ven biển... Đƣờng thuỷ xây dựng 2 cảng chính Vạn Hoa (chủ yếu là cảng hàng hoá), Cái Rồng (phục vụ nhân dân, khách du lịch, cảng cá...). Hàng không, xây dựng sân bay ở xã Đoàn Kết với đƣờng băng dài 3,5 km đáp ứng đƣợc cho máy bay Booing 747 hạ cánh và đón
3,5 triệu lƣợt khách/năm....20
Bên cạnh việc lập quy hoạch xây dựng, đầu tƣ, nâng cấp mở rộng tuyến đƣờng tỉnh lộ 334, các bến cập tàu, tuyến đƣờng trên các đảo cũng đƣợc xây dựng. Tuyến đƣờng bộ từ Cẩm Phả - Cửa Ông - Vân Đồn cũng đƣợc nâng cấp và 3 cầu trên tuyến này đã hoàn thành. Vì vậy, nhiều tuyến ô tô khách từ Hà Nội
19
Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
chạy thẳng đi Cái Rồng đã đƣợc mở. Đáng chú ý nhất là tuyến ô tô bus từ Bến xe Bãi Cháy đi Cẩm Phả đã đƣợc kéo dài ra Vân Đồn, với tần suất 30 phút/chuyến – thời gian đi lại khoảng 1h 30 phút, từ 5 - 19 giờ hàng ngày. Nhƣ vậy các du khách tham quan vịnh Hạ Long xong có thể đi về Vân Đồn để nghỉ tối và hôm sau đi tham quan VQG Bái Tử Long.
Giao thông thuận lợi do đó các phƣơng tiện vận chuyển khách nhƣ các tuyến xe liên tỉnh, các hãng taxi, các tuyến tàu ra đảo, số lƣợng, số chuyến đƣợc
đƣa vào sử dụng cũng không ngừng tăng lên.Đến nay, có trên 30 phƣơng tiện
vận tải khách đƣờng bộ phục vụ khách đi nội tỉnh và liên tỉnh, 5 hãng tắc xi, 13 phƣơng tiện giao thông thuỷ nội địa đi các xã đảo và về trung tâm huyện trong ngày. Huyện cũng chú ý tập trung đầu tƣ xây dựng bến cập tàu và một số tuyến đƣờng các xã đảo: Bến Hòn Gai (Bản Sen), đƣờng Cống Tây (Thắng Lợi) và
Trƣờng Chinh (Ngọc Vừng)21
Từ thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn du khách đi bằng tàu thủy để thăm VQG và các điểm du lịch trên các đảo. Trƣờng hợp du khách muốn đến các xã đảo nhƣ: Bản Sen, Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, có tàu thủy chở khách đi và về 2 chuyến trong ngày. Thời gian xuất bến là 7giờ sáng và 13 giờ tại hai đầu bến là cảng Cái Rồng và cảng tại các xã kể trên.
Bên cạnh việc đón tàu tại các cảng huyện Vân Đồn, du khách có thể đón tàu tại bến tàu Hòn Gai. Tại đây, hằng ngày vẫn có những chuyến tàu khởi hành đi ra các đảo trong vùng đệm của Vƣờn (Thắng Lợi, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Minh Châu). Tuy nhiên, giờ tàu chạy tại bến tàu Hòn Gai chỉ có duy nhất một chuyến 13h30 đi Thắng Lợi, Quan Lạn. Thời gian từ bến tàu Hòn Gai đi ra các đảo cũng mất nhiều thời gian hơn so với đi từ cảng Cái Rồng (thƣờng là chậm hơn từ một đến hai tiếng)
Dịch vụ vận chuyển bằng tàu hoặc xe lam trên các xã đảo thuộc VQG hiện nay ngày càng phát triển. Mật độ xe lam trên các xã đảo mỗi năm một
tăng. Du khách có thể liên hệ trực tiếp tại nhà nghỉ, khách sạn nơi lƣu trú hoặc liên hệ với Ban Quản lý VQG hoặc liên hệ trực tiếp đến ủy ban nhân dân các
xã có điểm du lịch.
Bảng 2.1 Hiện trạng phƣơng tiện vận chuyển khách trên các đảo trong Vƣờn
Đơn vị: chiếc Năm Xe lam Xe đạp 2008 35 20 2009 40 30 2010 70 120 2011 115 250 2012 115 350
(Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Vân Đồn)
Điều này không chỉ tạo điều kiện đi lại dễ dàng cho ngƣời dân trên đảo mà còn thu hút một lƣợng khách du lịch lớn đến với Vân Đồn, đến với Bái Tử Long tạo đà cho du lịch trên địa bàn huyện có những bƣớc chuyển biến rõ rệt.
- Hệ thống điện và thông tin liên lạc: Do cách xa đất liền, kinh tế
chƣa phát triển, việc dẫn điện đến khu vực này còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay trên các đảo Quan Lạn, Minh Châu vẫn chƣa có điện lƣới quốc gia. Điện chỉ có vào ban ngày, còn ban tối chạy máy phát điện. Đối với các du khách yêu thích du lịch sinh thái thì đây là cơ hội tốt để du khách tận hƣởng bầu không khí thiên nhiên theo mục đích sinh thái thuần tuý.
Hiện các cơ quan lãnh đạo huyện Vân Đồn đã cho xây dựng đƣờng điện Bãi Dài (xã Hạ Long), mở rộng hệ thống viba phục vụ nhu cầu dân sinh và khách du lịch.
Trong khu vực hiện nay hệ thống thông tin liên lạc đã đƣợc đáp ứng. Đƣờng dây điện thoại đã đƣợc kéo ra. Các trạm phát sóng phục vụ cho mạng điện thoại di động cũng đã đƣợc lắp đặt. Vì thế việc thông tin liên lạc trên các đảo đã có thuận lợi và dễ dàng hơn.
- Hệ thống cấp thoát nước: Cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, kinh tế
giữa biển khơi, việc khai thác và sử dụng nƣớc ngọt là vấn đề cấp thiết, đáng quan tâm. Sử dụng hợp lý và hiệu quả sẽ giúp giữ gìn và bảo vệ nguồn nƣớc, thay vì phải mang nƣớc ngọt từ đất liền ra đảo.
Ở đảo chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải cũng nhƣ rác thải. Rác chỉ đƣợc tập trung tại một khu mà không đƣợc xử lý. Nƣớc thải không qua xử lý mà đổ thẳng ra biển, điều này gây ảnh hƣởng rất lớn đến môi trƣờng biển.
Đặc biệt, vào mùa đông, mùa vắng khách du lịch, các bãi biển ở đảo Quan Lạn, Minh Châu trở thành nơi hội tụ của rác biển. Dọc theo các bờ biển, sát với khu nhà nhà nghỉ là những mảnh gỗ vụn, cây vụn trôi dạt từ ngoài biển vào. Điều này làm ảnh hƣởng nhiều đến mỹ quan của khu du lịch.
2.2.4.2 Cơ sở lưu trú, ăn uống
Cơ sở lƣu trú trong địa bàn huyện không ngừng đƣợc đầu tƣ vì vậy số
lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng của các cơ sở lƣu trú ngày càng tăng. Nhiều cơ sở
đƣợc đã và đang đƣợc xây dựng hiện đại, phòng nghỉ trang bị tiện nghi, đáp ứng nhu cầu nghỉ qua đêm của du khách. Từ chỗ chƣa có cơ sở đạt tiêu chuẩn khách sạn, đến nay huyện Vân Đồn đã có 4 cơ sở đạt tiêu chuẩn khách sạn
nhƣng chƣa có một khách sạn nào đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn 3 sao trở lên22
. Thêm nữa, với lƣợng khách du lịch đến thăm vịnh Bái Tử Long nhƣ hiện nay, đặc biệt là vào các dịp nghỉ cuối tuần (nhất là mùa hè) và cao điểm vào các ngày lễ: 30-4, 1-5, 2-9, lƣợng khách đến huyện lên đến hàng nghìn lƣợt ngƣời, công suất sử dụng phòng nghỉ bị quá tải, số lƣợng phòng nghỉ không đáp ứng hết đƣợc nhu cầu của du khách.
Tuy nhiên, các nhà nghỉ tƣ nhân ở đây không nhiều, chỉ có số ít nghỉ đạt tiêu chuẩn, còn lại mang tính chất nhà trọ nhiều hơn. Hầu hết những nhà nghỉ, khách sạn tại đây đƣợc xây dựng tự do, không theo khuôn mẫu, thiết kế. Các cơ sở lƣu trú này đảm nhận luôn chức năng phục vụ nhu cầu ăn uống của du
khách. Không có các nhà hàng riêng biệt đủ tiêu chuẩn để phục vụ đối tƣợng khách khả năng chi trả cao.
Một số doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng, tắm biển nhƣ: Xí nghiệp hợp lực Mai Quyền, Công ty Công nghệ Việt - Mỹ,
Công ty du lịch sinh thái Vân Hải,… đã đi vào hoạt động và vẫn đang không
ngừng đầu tƣ, nâng cấp và mở thêm các dịch vụ mới để thu hút du khách. Tình hình kinh doanh thuận lợi tại các cơ sở nhƣ chi nhánh Công ty Công nghệ Việt -Mỹ tại Thôn 2, xã Hạ Long; chi nhánh Công ty Công nghệ Việt -Mỹ tại xã Quan Lạn; khu du lịch Mai Quyền (Thôn 1, xã Hạ Long); nhà nghỉ Ninh Hải (Minh Châu); nhà nghỉ Phƣơng Hoàng (Quan Lạn), nhà hàng Tuyết Phấn (khu
9, thị trấn Cái Rồng),…23
Từ năm 2000, tập đoàn ATI (American – Technologies Inc-Công ty Việt Mỹ) đã đầu tƣ và tiến hành quy hoạch xây dựng ở vịnh Bái Tử Long một khu du lịch biển kết hợp với nuôi trồng thủy sản, trải dài gần 10km bờ biển, có diện tích 100ha, nằm bên ngọn núi Xà Kẹp và quay hƣớng ra biển.
Khu du lịch sinh thái này đƣợc lập và xây dựng trên cơ sở tận dụng những ƣu thế sẵn có của thiên nhiên, hạn chế tối đa các tác dộng làm biến đổi cảnh quan môi trƣờng. Khu du lịch có sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc truyền thống dân tộc Việt với quần thể nhà sàn ven biển và phong cách hiện đại phƣơng Tây
cùng các khu biệt thự sang trọng với hệ thống khu vui chơi giải trí, hội nghị,…
Khu vực nhà hàng có sức chứa lên đến 600 thực khách. Du khách sẽ đƣợc đáp ứng đầy đủ các món ăn mang hƣơng vị Việt Nam cũng nhƣ các món Âu, á khác đƣợc chế biến bởi các đầu bếp lành nghề. Trong khuôn viên khu du lịch có nhiều hàng cây xanh, hoa, cảnh, nằm xem lẫn các lối đi tạo thành không gian canh rộng khắp. Các công trình xây dựng trong khu du lịch đều cao không quá 2 tầng, tạo cảm giác thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên. Hiện nay, dự án đã hoàn thiện
giai đoạn 1, trong thời gian tới những hạng mục còn lại của công trình sẽ đƣợc hoàn thiện, đƣa vào sử dụng, phục vụ khách du lịch.
Bên cạnh khu nghỉ của công ty Công nghệ Việt Mỹ, khu du lịch sinh thái Vân Hải của công ty Cổ phần du lịch Vân Hải xanh cũng có 12 phòng nghỉ
khép kín và 2 phòng nghỉ tập thể có sức chứa từ 15 - 20 ngƣời24
.
Ngoài dự án trên có tính quy hoạch, chuyên nghiệp cao, các cơ sở lƣu trú ăn uống khác trên các đảo đều mang tính chất manh mún, tự phát, thiếu tính chuyên nghiệp, còn rất nhiều thiếu sót trong quá trình hoạt động du lịch. Đây là một trong những điểm yếu của việc hoạt động kinh doanh du lịch tại khu vực vƣờn.
Hình thức homestay trên các đảo theo hình thức làng du lịch đang đƣợc định hƣớng đầu tƣ xây dựng.
Bên cạnh các cơ sở lƣu trú trên các đảo, hình thức lƣu trú đƣợc các du khách ƣa chuộng khác là nghỉ đêm trên tàu du lịch. Hiện nay, tại khu vực vịnh mới chỉ có một số tàu đáp ứng đƣợc việc phục vụ ngủ đêm trên tàu của du khách. Các loại tàu xếp hạng cao, có trang thiết bị hiện đại thì hầu hết đều tập trung bên cảng tàu Bãi Cháy ở thành phố Hạ Long. Vì vậy, khi du khách muốn sử dụng tàu nhƣ phƣơng tiện lƣu trú của mình thì hầu hết phải thuê tàu từ vịnh Hạ Long đi sang.
2.2.4.3 Cơ sở vui chơi giải trí
Trên các đảo, ngoài khu vực của tập đoàn ATI có hồ bơi và khu giải trí thì các khu vực lân cận chƣa có điểm vui chơi nào ngoài một số quán karaoke, bia. Do kinh tế trên các xã đảo còn thấp nên việc đầu tƣ cho xây dựng cơ sở vui chơi giải trí trên đảo chƣa đƣợc quan tâm đúng mức dẫn đến việc không đáp ứng đƣợc nhu cầu của du khách khi đến nghỉ tại các xã đảo. Dẫn đến thời gian lƣu trú của du khách không kéo dài.
Các dịch vụ giải trí khác thƣờng đƣợc sử dụng bởi các du khách có đủ khả năng chi trả cao, vì giá của các dịch vụ này thƣờng không thấp. Các dịch vụ giải trí ở đây thƣờng lặp lại và chƣa có gì mới. Chủ yếu vẫn quay quanh một số
hoạt động nhƣ: kayaking, trèo núi, tắm biển, câu mực,…
2.2.4.4 Phương tiện vận chuyển:
Vì việc tham quan chủ yếu diễn ra trong khu vực vịnh nên phƣơng tiện tham quan hữu hiệu nhất là tàu du lịch. Tuy nhiên, một số điểm tham quan đã có cảng tàu nhƣng chất lƣợng các cảng tàu không đạt yêu cầu. Sự thiếu hụt các cảng tàu trong quá trình tham quan cũng gây khó khăn trong quá trình tham quan. Tiến hành tham quan trên các đảo đất còn có sử dụng các phƣơng tiện nhƣ xe lam, xe máy, xe đạp thuê.