3.3. So sánh giá trị trung bình, bàn luận
3.3.4. So sánh giá trị trung bình giữa các chỉ số sức khỏe tinh thần với nhóm
chung sống
*Ghi chú: Điểm trung bình thấp hơn = Nhiều biểu hiện cảm xúc tiêu cực hơn
Biều đồ 3.9: Mối quan hệ giữa các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực với các nhóm chung sống
Biểu đồ 3.9 cho thấy nhóm NCT sống cùng vợ chồng ở nhà riêng hầu như không có các biểu hiện trầm cảm, mất kiểm soát. Đây là nhóm người khá thành đạt, con cháu đều trưởng thành và sống ở nơi khác, vì vậy cuộc sống của họ khá thoải mái. Họ có nhiều thời gian cho các hoạt động xã hội, các thú vui của bản thân, họ biết cách tự chăm sóc sức khỏe cho mình.
Nhóm NCT sống độc thân, sống với con cái và sống với người khác là nhóm có xuất hiện các triệu chứng sức khỏe tinh thần tiêu cực nhiều hơn một chút so với các nhóm khác. NCT sống độc thân, bản thân điều đó đã ẩn chưa rất nhiều sự cô đơn. Họ không có người thân có thể cho phép họ giải tỏa sự buồn chán, không có người san sẻ niềm vui, hay sự vất vả. Họ còn chịu những gánh nặng về kinh tế và rất cần được xã hội quan tâm.
Nhóm người cao tuổi sống cùng con cái hoặc sống với người khác cũng là nhóm ít được quan tâm, chia sẻ hơn nên biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực nhiều hơn các nhóm khác một chút.
Chúng ta sẽ xem thêm một số dẫn chứng khác để có thể hình dung được một bức tranh tổng thể hơn về các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực ở nhóm NCT này.
Bà N.T.T cho biết “ tôi có 3 người con, nhưng chúng nó mải làm ăn ở Hà Nội. Tôi cũng có lên ở với chúng nó, nhưng chỉ ở được một thời gian, ở ngoài đấy còn buồn hơn ở nhà vì chúng nó đi cả ngày. Hàng xóm thì nhà ai cũng kín cổng cao tường, thế nên tôi lại về đây ở với mấy đứa cháu. Mang tiếng cũng là Hà Nội nhưng ở đây vẫn dù sao vẫn vui hơn, mình còn biết người này người kia, còn có làng xóm
láng giềng, họ mạc anh em ” Một ý kiến khác cho rằng: “Ngày xưa một mẹ nuôi
được mười con, ngày nay mười con không nuôi được nổi một mẹ. Mình ở với chúng nó mà đôi khi cũng phải nhịn. Chẳng nhẽ có con có cháu lại ra ngoài ở một mình
cho xong . Bà N.T.K, có 4 người con, trong đó có 2 con trai và 2 con gái, bà cũng
tâm sự: “Nhiều lúc nghĩ cũng cực lắm cháu ạ, hai đứa con trai con dâu đầu đi làm ăn ở nước ngoài, vứt 2 đứa con ở nhà cho tôi nuôi. Người ta cứ bảo đi nước ngoài sướng, nhiều tiền. Nhiều thì nhiều thật nhưng chúng nó cứ nay gọi điện về đòi bỏ nhau, mai lại cãi nhau. Nhiều khi nhìn hai đứa cháu mà tôi rớt nước mắt, chẳng biết bố mẹ nó mà bỏ nhau thì hai đứa chúng nó sống thế nào. Vợ chồng đứa thứ hai thì chồng nghiện, đến khổ. Còn vợ chồng đứa thứ 3 thì chồng nó cũng cờ bạc đến mức vỡ nợ đến mức bỏ nhà bỏ cửa và Nam rồi. Đứa út thì vẫn lông bông, nghề nghiệp chưa đâu vào đâu. Nói ra thì thấy xấu hổ với làng với xóm. Mà không nói thì như chết ở trong lòng. Nhiều khi bí bách, túng quẫn mà vẫn phải cố mà sống cháu ạ ”
Nhóm NCT sống cùng vợ chồng con cái có mức buồn phiền/trầm cảm cao hơn các nhóm khác (ĐTB = 3,77). Những mâu thuẫn thường phát sinh ở nhóm này chủ yếu là do sống chung trong một mái nhà, các mối quan hệ khá phức tạp. Khi đó gia đình thường là 3 thế hệ. Vì vậy trong cuộc sống thường nhật phát sinh nhiều
mâu thuẫn, dẫn đến tâm trạng không thoải mái. Bà .H.T.H nói: “ôi giời, cứ cho chúng nó ở riêng, chúng nó tự lo kinh tế, rồi thỉnh thoảng dắt díu nhau về chơi, đỡ đau đầu. Ở chung rồi thành ra lắm chuyện Như tôi đây, con cái lớn tướng, lập gia đình cả rồi mà vẫn ph thuộc bố mẹ. Chúng nó đi làm cả ngày, mình nhiều khi nấu cho nó ăn mà cứ chê này nọ. Cũng ức chế lắm, rồi cháu chăt, hết chăm đứa
này đến chăm đứa kia. Nhiêu khi muốn tham gia hội hè này kia mà có được đâu.”,
Bác N.T.B (Cụm II – Tân Hội) cho rằng: “Nhiều lúc nghĩ cũng đau đầu. Tôi đang muốn cho hai vợ chồng con trai – con dâu tôi ăn riêng, ăn chung đóng góp phức tạp, mà chúng nó ăn riêng chúng nó mới biết lo cuộc sống, cứ bám vào bố mẹ, rồi lúc mình già, mình chết ai lo cho chúng nó. Nhưng bảo chúng nó thì chúng nó cứ ì ra. Chán lắm.”. Đây cũng là tình trạng chung của khá nhiều gia đình hiện đang sống chung nhiều thế hệ trong một gia đình.
Tiểu kết chƣơng
Ở chương 3, cùng với việc phân tích thang đo và đối chiếu, so sánh với một số nghiên cứu khác, chúng tôi đã vẽ ra lần lượt các chỉ số sức khỏe tinh thần của người cao tuổi theo các thang lo âu, trầm cảm, mất kiểm soát hành vi, cảm xúc, suy nghĩ, cảm xúc tích cực nói chung, các mối liên hệ xúc cảm, từ đó chỉ ra được tình trạng sức khỏe tinh thần nói chung của NCT. Xem xét các điểm trung bình của các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực cũng cho chúng ta cái nhìn chi tiết hơn về trạng thái tinh thần của NCT ở các độ tuổi khác nhau, giới tính khác nhau, nghề nghiệp khác nhau và nhóm chúng sống khác nhau.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số người cao tuổi có trạng thái tinh thần tương đối ổn định, họ khá hài lòng với cuộc sống của mình và cảm thấy mình có khá nhiều các mối liên hệ xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số NCT có các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực như lo âu, trầm cảm, mất kiểm soát. Bản thân NCT cũng chưa nhận thức được hết những nguy cơ, biểu hiện tiềm ẩn có thể xảy ra với mình từ những suy nghĩ tiêu cực mà nguyên nhân có thể đến từ rất nhiều phía, trong đó chủ yếu là điều kiện kinh tế, các mối quan hệ trong gia đình của NCT không được tốt, các mâu thuẫn, ức chế lâu ngày không được giải tỏa đúng mực,
không được chăm sóc đúng cách. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với quá trình đô thị hóa đang làm nới lỏng dần các mối liên hệ có tính truyền thống giữa gia đình, họ hàng, làng xóm… làm xuất hiện những mâu thuẫn mới trong đời sống xã hội tác động xấu đến đời sống tâm lý của lớp người cao tuổi. Đặc biệt là về chỗ dựa tinh thần truyền thống “Trẻ cậy cha, già cậy con”, “gia đình là chỗ dựa đầu tiên và là cứu cánh cuối cùng”, “Kính lão đắc thọ”…
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, chúng tôi đi đến một số kết luận sau:
Sức khỏe tinh thần của người cao tuổi là một hướng nghiên cứu tương đối mới mẻ ở Việt Nam. Trên thế giới đã có một số những công trình nghiên cứu về sức khỏe tinh thần của người cao tuổi được thực hiện ở các nhóm người cao tuổi khác nhau (như người cao tuổi trong các viện lão khoa, người cao tuổi nghỉ hưu). Chúng ta có thể nói sức khỏe tinh thần của người cao tuổi đóng một vai trò quan trọng, là cơ sở nền tảng nhất, là nhân tố đặc biệt quan trong để NCT có thể sống vui, sống khỏe, sống có ích đối với chính bản thân NCT, với gia đình con cháu nói riêng và với toàn xã hội nói chung.
Kết quả nghiên cứu cho thấy như sau:
Tình trạng sức khỏe tinh thần chung của người cao tuổi tại một số quận huyện thành phố Hà Nội ở mức độ khá tốt, tinh thần tích cực nhiều hơn tinh thần tiêu cực. Họ có thể tự nhận thức được khả năng sức khỏe tinh thần của mình, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường trong cuộc sống, bằng lòng với hoàn cảnh, yên tâm trong cuộc sống và vui vẻ sống qua những năm cuối đời. Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ đáng lưu ý của nhóm người cao tuổi là lao động tự do có biểu hiện sức khỏe tinh thần kém hơn một chút so với các nhóm khác.
2. Kiến nghị
Đối với cơ quan đoàn thể, ch nh quyền địa phương
+ Trên lĩnh vực lao động
Xuất phát từ việc nghiên cứu và trong quá trình thu thập thông tin chúng tôi quan sát được, chúng tôi thấy đảng và nhà nước cần tạo sự phù hợp giữa công việc với sự thay đổi nhu cầu, năng lực của lớp người cao tuổi. Tạo nhiều cơ hội tự nguyện hoạt động kinh tế cho tất cả các nhóm tuổi của lớp người cao tuổi. Xây dựng một môi trường tài chính thuận lợi để khuyến khích mọi người tiết kiệm, dành dụm cho tuổi già của mình.
Cải thiện cách tiếp cận phúc lợi suốt đời nói chung bằng cách thúc đẩy lối sống lành mạnh. Phát hiện và điều trị các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực ở các nhóm NCT càng sớm càng tốt, đặc biệt là nhóm NCT là lao động tự do.
+ Trên lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đời sống vật chất:
Cần đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp tâm lý – xã hội để động viên giúp đỡ tinh thần cho người cao tuổi. Khuyến khích các tổ chức, đỡ đầu chăm sóc NCT. Bản thân NCT có nhu cầu về mặt tinh thần rất cao, nhất là những nơi để NCT có thể tiếp tục cống hiến, tiếp tục thể hiện mình, hay để giao lưu. Tuy nhiên tại mỗi cơ sở địa phương trong thành phố Hà Nội nói riêng và toàn các tỉnh trong cả nước nói chung, việc đầu tư để xây dựng những nơi để người cao tuổi thư giãn, giải trí thực sự chưa được quan tâm. Từ đó làm hạn chế sự cống hiến của họ, do vậy việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu giải trí cho người cao tuổi là điều rất cần và mang tính cấp thiết.
Xây dựng và tạo sự thích nghi của hệ thống bảo hiểm bảo vệ người cao tuổi nhằm đảm bảo sự bình đẳng và đoàn kết giữa các thế hệ, xóa bỏ mọi hàng rào ngăn giữa các thế hệ, hạn chế sự lệ thuộc của lớp người cao tuổi vào thế hệ trẻ. Tổ chức nhiều hình thức giáo dục tuyên truyền phát huy những chuẩn mực đạo đức xã hội trong ứng xử với người cao tuổi, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiến trình phát triển của đất nước.
Phát triển, mở rộng cách dịch vụ y thế thuận tiện cho việc chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh cho người cao tuổi, kể cả việc khuyến khích các cơ sở y tế tư nhân và hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo, từ thiện cho NCT. Xúc tiến các hình thức chăm sóc tại nhà nhằm khuyến khích mọi NCT duy trì cuộc sống trong môi trường gia đình.
Đặc biệt nhà nước cần có nhiều hơn nữa những phúc lợi cho NCT: như trợ cấp hàng tháng cho NCT, nhà tình thương, trung tâm dưỡng lão, trung tâm bảo trợ…. Cần được xem xét cho phù hợp với tình hình đời sống thực tế của NCT. Nhất là NCT neo đơn cần có những chính sách quan tâm đặc biệt từ xã hội để họ vẫn cảm nhận được niềm vui trong cuộc sống, thấy mình không bị cô đơn và có mong muốn sống vui, sống khỏe, sống có ích.
2.2. Với gia đình
Tạo điều kiện thuận lợi để NCT có sự cân bằng trong đời sống để sống vui, sống khỏe trong những ngày tháng cuối đời.
Nâng cao tinh thần trách nhiệm của con, cháu trong việc chăm sóc cha mẹ, ông bà. Tạo một môi trường gia đình hạnh phúc, tình thương yêu và hiểu biết lẫn nhau. Tôn trọng truyền thống kính già, yêu trẻ. Phận con cháu cần thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của tuổi già để cư xử cho phù hợp, tránh sự bất hòa trong gia đình sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của NCT. Họ dễ cảm thấy chán nản khi trong gia đình, con cháu không ai quan tâm gì tới mình, từ đó nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực. Có thể là buông xuôi, không quan tâm tới sức khỏe bản thân nữa, người cao tuổi sẽ nhanh chóng già cỗi, yếu ớt về thể xác và rất có thể bị trầm cảm về mặt tinh thần.
Nâng cao trách nhiệm của cha mẹ, ông bà trong việc chăm sóc con, cháu, tạo môi trường để phát triển toàn diện và hài hòa mọi khả năng của mỗi thành viên trong gia đình.
Người cao tuổi sẽ có tinh thần vui vẻ, thoải mái và muốn kéo dài tuổi thọ khi sống quây quần bên con cháu, nhìn thấy con cháu hạnh phúc, thành đạt. Mỗi gia đình nên sắp xếp việc ăn chung, ở chung với người NCT sao cho phù hợp. Trước hết là để tiện chăm sóc khi ốm đau, thứ hai là để người NCT có người nói chuyện và họ không bị cảm thấy cô đơn. Sự động viên từ con cháu mang một ý nghĩa rất lớn, nó cho các cụ thấy rằng con cháu yêu thương mình, muốn mình gần gũi bên cạnh chúng để bao bọc, chở che. Do vậy con cháu nên biết cách động viên, thể hiện sự yêu quý và mong muốn của mình với ông bà, cha mẹ. Điều này giúp họ có thêm nghị lực sống rất nhiều
3 Về ph a bản thân người cao tuổi
Mỗi một NCT là một chủ thể tích cực, do vậy để có một sức khỏe tinh thần tốt đòi hỏi bản thân mỗi cụ tự nghiên cứu, tự nhận thức để hình thành cho mình những suy nghĩ lạc quan, lối sống lành mạnh
Để có cuộc sống tinh thần vui vẻ thoải mái đòi hỏi rất nhiều sự cố gắng của bản thân mỗi NCT. Khả năng tham gia và các hội, câu lạc bộ, khả năng tự làm thư giãn chính mình bằng những suy nghĩ tích cực.
Khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội mỗi phải ý thức được những gì nên làm và không nên làm, cái gì sẽ ảnh hưởng không tốt tới bản thân và xã hội. Từ đó bản thân mỗi người sẽ có cuộc sống ý nghĩa, vui vẻ, hạnh phúc hơn trong những ngày tháng cuối đời.
Rất nhiều người cao tuổi vẫn theo lối sống mà làm giảm chất lượng sức khỏe tinh thần. Họ cần được khuyến khích và giáo d c để thực hiện hoạt động thể lực nhiều hơn, giữ các mối liên hệ xã hội, giữ cho não bộ tích cực, kiểm soát cân nặng, không hút thuốc, uống rượu, kiểm soát huyết áp, đường máu và nồng độ cholesterol. Hầu hết các yếu tố này là những can thiệp đáng tin cậy để cải thiện
chất lượng cuộc sống của người cao tuổi trên toàn thế giới. (Theo M.T. Yasamy, T.
Dua, M. Harper, S. Saxena Tổ chức Y tế thế giới, Ban Sức khỏe tinh thần và Lạm dụng chất)
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006), Dự báo tài chính quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam
(bản thảo), Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động thương binh và xã hội, Hà nội. 2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2009), Một số dự báo về quỹ hưu trí Việt Nam (Bản
thảo), Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3. Văn Thị Kim Cúc (2003), Một số vấn đề cơ bản của Tâm lý học lâm sàng, Đề tài nghiên cứu cơ bản trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, cấp Đại học Quốc Gia Hà Nội.
4. Bùi Thế Cường (2005), Trong miền anh sinh xã hội – Nghiên cứu về tuổi già
Việt Nam (Dự án UNFPA), Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, NXB Đại học
Quốc Gia Hà Nội
5. Nguyễn Xuân Cường, Lê Trung Sơn (2004), “Thực trạng người cao tuổi và các giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi ở Hà Tây” , Tạp chí dân số và phát triển (3).
6. Đàm Hữu Đắc (chủ biên) (2010), Chính sách phúc lợi xã hội và phát triển dịch v xã hội: Chăm sóc người cao tuổi trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhâp, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội
7. Vũ Dũng (2000), Từ điển Tâm lý học, NXB Khoa học xã hội.