Dấu hiệu trầm cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sức khỏe tinh thần của người cao tuổi tại một số quận huyện thành phố Hà Nội (Trang 47 - 50)

3.1. Sự đau khổ tâm lý (cảm xúc tiêu cực)

3.1.2. Dấu hiệu trầm cảm

Bảng 3.2: Dấu hiệu trầm cảm ở ngƣời cao tuổi

Lựa chọn Câu hỏi Tất cả thời gian Hầu hết thời gian Khá nhiều lúc Thỉnh

thoảng Ít khi Không có ĐTB

SL % SL % SL % SL % SL % SL % 9. Cảm thấy chán

nản hay buồn phiền 0 0 51 29,5 23 13,3 99 57,2 0 0 - - 3,27 19.Cảm thấy nản

lòng và buồn chán 0 0 38 22 19 11 11 6,4 78 45,1 27 15,6 4,21 30. Phải rầu rĩ hoặc

suy tư về điều gì đó 0 0 15 8,7 40 23,1 37 21,4 50 28,9 31 17,9 4,24 36. Thấy mình bị sa

sút về tinh thần 0 0 0 0 11 6,4 53 30,6 22 12,7 87 50,3 5,06

Trên đây là kết quả khảo sát tại bảng 3.3. Sau khi phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0 ta có một số chỉ số của thang chia lo âu như sau:

Độ tin cậy Cronhbach’s alpha sau khi bỏ đi các nhân tố 36 đạt 9,37: Cho thấy độ tin cậy cao (Nhân tố 36 Cronhbach’s alpha >0,6 nên ta vẫn giữ lại để phân tích ở các bước sau)

Hệ số KMO = 0,764 > 0,5: Cho thấy phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu, kết quả kiểm định Barlet’s là 750,981 với mức ý nghĩa sign = 0,000 < 0,5. Điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp.

Nhìn tổng quan bảng khảo sát thang lo âu có thể thấy giá trị trung bình đạt trong khoảng 3,55 – 5,06 cho thấy có rất ít các dấu hiệu trầm cảm ở các nhóm NCT nói chung

Giá trị tổng phương sai trích của thang đo = 83,827% >50%: Đạt yêu cầu: Ta có thể nói rằng nhân tố số 9 này giải thích 83,827 % sự biến thiên của dữ liệu

Có một số lượng nhỏ NCT rất thường xuyên trong trạng thái buồn phiền với 51/173 NCT có biểu hiện dấu hiệu trầm cảm, buồn phiền, chiếm 29,5%, và hầu hết thời gian phải rầu rĩ hoặc suy tư về điều gì đó với 38/173 lựa chọn, chiếm 22,0%. Không có người cao tuổi nào có câu trả lời cho rằng mình chưa từng có cảm giác buồn phiền.

Dấu hiệu sa sút về tinh thần xuất hiện không nhiều ở các nhóm NCT nói chung. Chỉ có 11 NCT, chiếm 6,4% cho rằng khá nhiều lúc cảm thấy tinh thần bị sa sút.

Đa số người cao tuổi đều cho rằng mình có lúc này hay lúc kia đều có lúc phải buồn lòng, rầu rĩ hoặc suy tư. Có 99/173 NCT trả lời rằng họ có lúc này hay lúc khác là cảm thấy chán nản, chiếm 57,2%, ĐTB = 3,27.

Biểu đồ 3.2 cho một cái nhìn tổng quát về các mức độ trầm cảm ở NCT. Chúng ta có thể nhận trạng thái trầm cảm/buồn phiền đều phân bố đồng đều ở các mức độ khác nhau. Không có biểu hiện nào ở NCT cho thấy họ trầm cảm/buồn phiền đến độ không để tâm đến bất cứ điều gì trong nhiều ngày liền với tất cả thời gian. Có 15% biểu hiện ở NCT cho thấy hầu hết thời gian NCT đều cảm thấy mình phải rầu rĩ suy tư về điều gì đó. Có 13% biểu hiện ở NCT cho thấy rằng khá nhiều lúc NCT bị sa sút về tâm thần hoặc cảm thấy nản lòng, 29% biểu hiện thỉnh thoảng cảm thấy phiền lòng, có 22% biểu hiện trong trạng thái ít khi cảm thấy buồn phiền và có 21% biểu hiện cho thấy NCT không có gì phải phiền lòng, suy nghĩ..

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các biểu hiện trầm cảm/buồn phiền này ở NCT, đôi khi chỉ là những lí do rất nhỏ. Vì vậy những người thân trong gia đình khi chăm sóc, sống cùng NCT cần quan sát, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, cảm xúc của các cụ, từ đó có cách chăm sóc NCT hợp lý và hiệu quả

Cũng theo một kết quả của ba cuộc khảo sát tại Thái Bình, Khánh Hòa, Kiên Giang của PGS.TS Hoàng Mộc Lan, khi hỏi về gia đình, con cháu đối xử với người cao tuổi như thế nào thì có tới 87% người cao tuổi nói rằng gia đình, con cháu đối với người cao tuổi là tốt, trong đó có 48% người cao tuổi đôi khi có những việc cụ thể chưa hài lòng với con cháu. Đáng chú ý nhất là có 6% số người cao tuổi thật sự không hài lòng với con cháu. Khi hỏi về tâm trạng người cao tuổi trong cuộc sống hàng ngày đa thu được các kết quả như sau:

- 52% số người cao tuổi trả lời có tâm trạng bình thường, thoải mái. - 31% số người cao tuổi trả lời đôi khi thấy cô đơn.

- 17% số người cao tuổi trả lời thường xuyên thấy cô đơn.

Cũng theo PGS.TS Hoàng Mộc Lan, qua một số cuộc điều tra khảo sát về việc làm của người cao tuổi ở nông thôn có kết quả như sau:

- Nghỉ trông nom việc nhà, giữ cháu: 31%

- Làm việc thường xuyên như một lao động trong độ tuổi: 15% - Làm việc khoảng 1/2 thời gian: 14%

Từ kết quả của thang đo và từ kết quả của những đánh giá của chính bản thân những NCT trên đây đã được thống kê, Ta có thể thấy rằng: phần lớn người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay có cuộc sống tương đối ổn định, tâm trạng lớn nhất của họ là muốn gắn bó với gia đình, hòa nhập với xã hội để sống cho mình và sống vì con cháu. Bên cạnh đó cũng có một số người cao tuổi thực sự bị khủng hoảng về tâm lý. Họ bị con cháu đối xử tệ bạc, cuộc sống của họ bị quẫn bách cả về vật chất và tinh thần (Nguồn: Nghiên cứu toàn văn về NCT – Hoàng Mộc Lan)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sức khỏe tinh thần của người cao tuổi tại một số quận huyện thành phố Hà Nội (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)