So sánh giá trị trung bình giữa các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sức khỏe tinh thần của người cao tuổi tại một số quận huyện thành phố Hà Nội (Trang 63 - 67)

3.3. So sánh giá trị trung bình, bàn luận

3.3.1. So sánh giá trị trung bình giữa các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực

cực với tuổi

*Ghi chú: Điểm trung bình thấp hơn = Nhiều biểu hiện cảm xúc tiêu cực hơn

Biều đồ 3.6: Mối quan hệ giữa các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực với tuổi

Biểu đồ 3.8 cho thấy mối quan hệ tổng quát giữa các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực với các nhóm tuổi khác nhau. Nhìn chung, các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực ở NCT tại một số quận huyện thành phố Hà Nội có rất ít với ĐTB đạt

Nhóm NCT tuổi trong độ tuổi từ 65 – 74, có ĐTB thấp hơn một chút so với hai nhóm tuổi còn lại, cho thấy ở nhóm tuổi này có dấu hiệu lo âu, trầm cảm, mất kiểm soát cao hơn một chút so với hai nhóm tuổi còn lại. Điều này có thể giải thích nguyên nhân xuất phát từ các điều kiện kinh tế, xã hội, từ sự chuyển biến sang nhóm NCT trong xã hội. Và mặc dù đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng họ vẫn phải nuôi mẹ già và con nhỏ. Nhiều cuộc điều tra cho thấy, có tới 70% những người cao tuổi trong độ tuổi từ 60 đến 69 còn phải lao động để kiếm sống, có tới 38% số người trong độ tuổi này còn phải đóng vai trò chính trong kinh tế gia đình [25][52]. Họ phải lo cho cuộc sống của chính họ và con cái. Trong tình hình lao động dư thừa như hiện nay và trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế đều đòi hỏi có trình độ chuyên môn cao thì tìm kiếm được một việc làm thích hợp với người cao tuổi là cực kỳ khó khăn, đặc biệt là ở thành thị. Thu nhập của NCT nhóm tuổi này thường bấp bênh. Bác N.C.T, 69 tuổi tâm sự: “Tôi vẫn vất vả lắm, bằng này tuổi đầu vẫn phải đi làm kiếm tiền. Con cái thì chẳng đứa nào khá giả, nó còn chưa lo được cho chúng nó thì sao lo được cho mình. Tôi chỉ sợ những lúc không có việc mà làm. Chẳng nhẽ lúc ấy lại ngửa tay xin tiền chúng nó ”.

Ngoài ra cũng có một số NCT ở nhóm tuổi này không biết làm gì trong ngày, có NCT ngồi xem ti vi, đọc báo cả ngày, hoặc quanh quẩn ở trong nhà, tình trạng này kéo dài cũng là nguyên nhân gây nên trạng thái buồn chán, mệt mỏi, uể oải ở NCT

Ở độ tuổi trên 75 tuổi, NCT hầu như không còn lao động nhiều và họ chú trọng hơn đến các mối liên hệ trong gia đình và ngoài xã hội. NCT ở độ tuổi này thường tham gia các hoạt động trong thân tộc, trong làng, xã, quận, huyện hoặc tham gia các hội người cao tuổi.

Giai đoạn từ 60 -65 và 66 - 74 tuổi là giai đoạn NCT chuyển biến rất mạnh mẽ từ công việc, đánh dấu sự suy giảm của sức khỏe và suy giảm các chức năng trong cơ thể, sức lao động giảm sút, các mối quan hệ xã hội bó hẹp lại vào trong các mối quan hệ thân tộc và bắt đầu chuyển sang giai đoạn nghỉ hưu, chính thức gia nhập vào nhóm cao tuổi trong xã hội…. mà chúng tôi đã trình bày ở phần 2.2.2.

Đây có thể là một trong những lí do có thể cho rằng là nguyên nhân làm cho nhóm NCT này có các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực thấp hơn một chút so với các nhóm khác. Và khi tuổi càng cao, NCT thích nghi dần với sự chuyển biến vai trò trong gia đình và xã hội, và dần điều chỉnh mình về trạng thái cân bằng, hài lòng với cuộc sống hơn khi về già.

3.3.2. So sánh giá trị trung bình giữa các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực với giới t nh với giới t nh

*Ghi chú: Điểm trung bình thấp hơn = Nhiều biểu hiện cảm xúc tiêu cực hơn

Biều đồ 3.7: Mối quan hệ giữa các biểu hiện sức khỏe tinh thần với giới tính

Biểu đồ 3.7 cho chúng ta thấy không có sự khác biệt nhiều trong các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực giữa NCT nam và NCT nữ. Ở NCT là nữ có biểu hiện lo âu, trầm cảm cao hơn một chút – không đáng kể so với nam giới (NCT nữ có ĐTB = 3,95, NCT nam có ĐTB = 4,06).

3.3.3. So sánh giá trị trung bình giữa các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực với nghề nghiệp cực với nghề nghiệp

*Ghi chú: Điểm trung bình thấp hơn = Nhiều biểu hiện cảm xúc tiêu cực hơn

Biều đồ 3.8: Mối quan hệ giữa các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực với nghề nghiệp

Biểu đồ 3.8 cho thấy không có sự khác nhau nhiều về các chỉ số sức khỏe tinh thần với các nhóm nghề nghiệp. Nhóm NCT lao động tự do, nghỉ hưu và nhóm kinh doanh buôn bán có biểu hiện cảm xúc tiêu cực: lo âu, trầm cảm, mất kiểm soát hành vi/cảm xúc nhiều hơn các nhóm khác một chút (ĐTB thấp hơn các nhóm khác).

Với biểu hiện trầm cảm, thì nhóm NCT nghỉ ở nhà và nhóm lao động tự do có nhiều biểu hiện trầm hơn các nhóm khác một chút. Các nhóm đều có biểu hiện mất kiểm soát hành vi, cảm xúc tương đương nhau và cũng có khá nhiều mối liên hệ cảm xúc. Đây chính là một nét tâm lý đặc trưng của NCT nói chung.

Nhóm NCT nghỉ ở nhà bên cạnh những người thành đạt về kinh tế và sống khá an nhàn thì cũng có gần một nửa trong số đó không có việc làm. Nhóm NCT là lao động tự do cũng là nhóm còn phải vất cả với công cuộc mưu sinh, họ bị gánh nặng về kinh tế đeo bám dù tuổi đã cao, sức đã yếu. Họ còn gánh chịu các vấn đề về bệnh tật do nguồn kinh tế có hạn, họ phải lo cho con cái…. Một NCT hiện nghỉ ở nhà râm sự: “Chỉ sợ con cái nó nghĩ mình vô tích sự. Tôi muốn tìm một việc gì đó nhàn nhàn mà làm. Dù sao giúp được con cái đỡ phần nào đó chi tiêu trong gia

đình tôi cũng thoải mái hơn, mình cũng có đồng ra đồng vào. Còn đi chùa đám giỗ này nọ chứ. Trước tôi trông con cho đứa lớn, nhưng giờ nó lớn nó di học rồi. Mà

giờ có tuổi rồi thì biết làm gì”.Một NCT khác thuộc nhóm lao động tự do cho biết

Tôi đi làm bảo vệ ở khu công nghiệp gần đây. Tháng có 1 triệu thôi, mà vẫn còn

phải dọn vệ sinh. Công việc bấp bênh, chẳng biết nó cho nghỉ lúc nào ”.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sức khỏe tinh thần của người cao tuổi tại một số quận huyện thành phố Hà Nội (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)