Các mối liên hệ xúc cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sức khỏe tinh thần của người cao tuổi tại một số quận huyện thành phố Hà Nội (Trang 56)

3.2. Hạnh phúc nói chung (cảm xúc tích cực)

3.2.2. Các mối liên hệ xúc cảm

Bảng 3.5: Các mối liên hệ xúc cảm ở ngƣời cao tuổi

Lựa chọn Câu hỏi Tất cả thời gian Hầu hết thời gian Khá nhiều lúc Thỉnh thoảng Ít khi Không có ĐTB SL % SL % SL % SL % SL % SL % 10. Cảm thấy được

yêu thương và mong đợi?

0 0 51 29,5 82 47,4 5 2,9 35 22,2 0 0 3,13

23. Cảm thấy các mối quan hệ yêu thương, việc thương yêu và được thương yêu của mình là đủ và trọn vẹn ?

0 0 48 27,7 85 49,1 6 3,5 34 19,7 0 0 3,15

Kết quả khảo sát tại bảng 3.5 cho thấy với hai câu hỏi: “ cảm thấy được yêu thương và mong đợi?và cảm thấy các mối quan hệ yêu thương, việc thương yêu và được thương yêu của mình là đủ và trọn vẹn ?” thì các phần trả lời tương đối

đồng nhất. Khoảng điểm thô của thang chia là 8 (khoảng điểm thô cao nhất là 12), ĐTB đạt từ 3.13 – 3.15. Điều này cho thấy NCT có khá nhiều mối liên hệ xúc cảm. Có 85/173 NCT cho rằng mình khá thường xuyên được yêu thương, được chia xẻ cảm xúc. Được người khác nhớ đến.

Biểu đồ 3.5: Tổng quát về thang chia các mối liên hệ xúc cảm của ngƣời cao tuổi

Biểu đồ 3.5 chỉ ra rằng không có dấu hiệu nào cho thấy rằng NCT cảm thấy mình không hề được yêu thương và mong đợi, và cũng không có biểu hiện nào cho thấy NCT cảm thấy mình được yêu thương và mong đợi tất cả thời gian. Có 29% dấu hiệu cho thấy hầu hết thời gian NCT đều cảm thấy được yêu thương và mong đợi, có đến 48% dấu hiệu thể hiện rằng NCT cảm thấy mình khá nhiều lúc được mong đợi, chỉ có 3% dấu hiệu cho thấy NCT cảm thấy mình thỉnh thoảng được mong đợi, và có 20% các biểu hiện cho thấy NCT cảm thấy các mối quan hệ yêu thương, việc thương yêu và được thương yêu của mình là đủ và trọn vẹn.

NCT cũng có cách thiết lập các mối quan hệ rất đặc thù của lứa tuổi này. Họ thường có nhiều nỗi niềm, khi muốn giải tỏa những tâm tư họ thường tìm đến cõi tâm linh. Với người cao tuổi, nhất là các cụ bà đi vãn cảnh chùa thắp hương, gặp

quạnh của cuộc sống hàng ngày: “Đến chùa chỉ cần thắp nén nhang thôi tôi cũng

thấy thảnh thơi, vơi được biết bao ưu phiền ”. Các cụ ông thường tham gia các

hoạt động như đánh cờ, đánh cầu lồng…

Người cao tuổi hiện nay có tương đối nhiều các mối quan hệ xã hội. Điều này rất dễ giải thích bởi người cao tuổi hiện nay là lớp người đã từng tham gia hoạt động ở nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề khác nhau, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của cuộc sống. Tuy nhiên các hoạt động xã hội của người cao tuổi hiện nay chủ yếu co lại trong phạm vi gia đình, thân tộc nhiều hơn. Các hoạt động xã hội rộng lớn, mang tính cộng đồng làng, xã, cộng đồng còn khá nghèo nàn.

3.2.3 ãn nguyện với cuộc sống

Bảng 3.6: Mãn nguyện với cuộc sống ở ngƣời cao tuổi

Lựa chọn Câu hỏi Vô cùng hạnh phúc Phần lớn thời gian cảm thấy hạnh phúc Nói chung hài lòng vui vẻ Có lúc hài lòng có lúc không Nói chung không hài lòng Rất không hài lòng ĐTB SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1. Mức độ hạnh phúc, hài lòng hay vui vẻ về cuộc sống của mình? 4 2,3 13 7,5 58 33,5 43 24,9 19 11 36 20,8 4

Bảng 3.6 cho thấy giá trị ghi nhận chủ yếu ở mức 3 - 6 với giá trị mã hóa tương ứng từ mức 1 - 4 và khoảng điểm thô của thang chia đạt được là 6 điểm (khoảng điểm thô của thang chia cao nhất là 6). Điểm trung bình là 4,00. Điều này cho thấy NCT khá hài lòng, mãn nguyện với cuộc sống của mình.

Cụ thể có đến 58/173 NCT nói chung là hài lòng, vui vẻ với cuộc sống của mình, chiếm 33,5%. Có 43/173 NCT cho rằng mình có lúc thấy hài lòng, có lúc không, chiếm 24,9%.

Ngoài ra, còn thấy có 36/173 NCT cảm thấy rất không hài lòng, phần lớn thời gian cảm thấy không vui vẻ gì, chiếm 20.8%. Chỉ có 4/173 NCT thấy mình vô

cùng hạnh phúc, không còn gì có thể hài lòng vui vẻ hơn, chiếm 2,3% và 13/173 NCT thấy mình phần lớn thời gian cảm thấy hạnh phúc, chiếm 7,5%.

Như vậy có thể thấy người cao tuổi tuy luôn có những lo âu, buồn phiền, trầm cảm nhưng họ vẫn khá mãn nguyện với cuộc sống của mình

Khi được hỏi “Ông/bà có cảm thấy hài lòng, hạnh phúc với cuộc sống của mình không, lí do nào khiến ông bà cảm thấy như vậy”. Câu trả lời chúng tôi nhận được chủ yếu là: “ nói chung là hài lòng, vui vẻ”. Một số NCT khi được hỏi vấn đề này cũng chia sẻ thêm, lí do rất ngạc nhiên: “Cháu ạ, mình sống đến bằng này tuổi rồi, giờ mà nói không hài lòng, không hạnh phúc thì chỉ làm mình bất hạnh thêm thôi. Giờ ông bà như ngọn đèn trước gió, nay sống mai chết biết làm sao

được. Thôi thì cứ cố gắng sống vui vẻ ngày nào hay ngày đó”. Một NCT khác là

nam giới cho biết: “Nói chung là tôi thấy hài lòng, giờ tôi cũng chẳng mong gì hơn. Con cháu thành đạt cả rồi. Mình giờ nghỉ hưu được rồi, không phải lo lắng gì cả. Giờ tôi chỉ hội hè bạn bè ở đình chùa thôi. Tôi có tham gia cái hội trình giàu ở đình ấy. Mỗi năm liên hoan một lần, rồi thỉnh thoảng họp hành cũng vui. Rồi làng xóm tổ chức lễ hội gì mình cũng tham gia, gọi là cho nó có không khí ấy mà. Nói chung là mình cũng chỉ cần có thế chứ già rồi, cần gì hơn đâu. Mà con cháu nhà tôi nó

cũng hiếu thảo. Chúng nó đều đi làm ăn xa cả nhưng cũng hay về thăm tôi lắm.

Cháu thấy đấy, giờ nhà tôi chỉ có hai ông bà chăm nhau, thỉnh thoảng thì cũng nhớ con nhớ cháu. Nhưng chúng nó đi làm ăn chứ đi chơi đâu. Nó sướng mình cũng được nhờ”.

Đối với NCT, con cháu luôn là nỗi lo canh cánh trong lòng. Cả đời hết lòng vì con vì cháu nên khi con cháu thành đạt trong cuộc sống, các cụ cũng cảm thấy rất hài lòng, mãn nguyện dù có khi phải sống xa con cái.

Khi được hỏi “Ông/bà có cảm thấy mãn nguyện với cuộc sống của mình không? Lí do nào khiến ông/bà cảm thấy như vậy?”. Một NCT cho biết “Tôi năm nay hơn 65 tuổi rồi. Tôi sống cùng vợ, 1 con gái và phải nuôi thêm một mẹ già. Vất vả không để đâu cho hết. Vợ tôi nó nhiều năm rồi không được bình thường, lại thêm mẹ già. Tôi là lao động chính trong gia đình. Con gái tôi nó cũng làm kế toán, tháng cũng được dăm triệu đấy, nhưng nó bảo tôi mỗi tháng đưa nó 2 triệu thì nó

nấu cơm cho ăn. Tôi già rồi, đi làm lao động tháng cũng chỉ được hơn triệu, chi tiêu rất nhiều khoản trong gia đình. Nhiều lúc trên đường đi làm về, tôi lại qua mương, qua ruộng hái ít rau mang về, đỡ tiền mua rau. Con cái nuôi lớn rồi cũng

chẳng được nhờ ”. Hỏi ra mới biết con gái bác lấy chồng được mới được 1 tháng

thì li dị. Hiện cũng đang ở cùng bố mẹ nhưng hầu như không đỡ được bố mẹ công việc gì.

Cụ N.T.P cho rằng: “Trông lên thì chẳng bằng ai, trông xuống thì cũng chẳng ai bằng mình. Ở đời không có gì là hoàn hảo cả cháu ạ. Tuổi già như bác thì lấy bạn chùa, bạn đình, bạn cờ là niềm vui. Bác nhớ có đọc ở đâu đó rằng nhà cửa thì phải có tiếng đọc của mẹ già, tiếng khóc của trẻ con. Vậy mới là hạnh phúc. Gia

đình bác đang như thế đấy. Nhiều lúc cũng đau đầu nhưng như thế mới là cuộc sống

Ngoài ra, chúng tôi cũng thu thập được nhiều ý kiến, và đều có điểm chung là các cụ đều cảm thấy hài lòng với cuộc sống của mình, không có mong đợi gì nhiều. Tuy nhiên vẫn mong được chia sẻ cùng con cháu nhiều hơn, muốn được tâm sự, chuyện trò nhiều hơn, và cũng mong mỏi được nhà nước, các cơ quan đoàn thể quan tâm hơn để có thể có thêm việc làm, một phần đỡ cảm thấy nhàm chán và một phần cũng đỡ đần được con cháu.

Ngoài con số như trên, xem xét thêm một kết quả khảo sát của PGS.TS. Hoàng Mộc Lan trong nghiên cứu toàn văn về NCT với điều tra về nguyện vọng của người cao tuổi thu được kết quả như sau:

- Mong muốn được quan tâm chăm sóc: 39%.

- Mong muốn được bổ sung chế độ chính sách: 25%. - Mong muốn được tạo thêm việc làm: 22%.

- Được tôn trọng: 9%

- Muốn được sống trong các cơ sở nuôi dưỡng tập trung: 5%.

Như vậy, ta có thể thấy NCT hiện nay phần lớn được quan tâm chăm sóc, được tôn trọng, được thấy mình là người có ích. Bên cạnh đó cũng tồn tại một bộ phận không nhỏ người cao tuổi còn chưa được gia đình, xã hội, đảng và nhà nước quan tâm đúng mực.

Những năm gần đây, tuy sức khỏe của người cao tuổi có khá hơn trước nhưng hiện tại sức khỏe người cao tuổi vẫn còn rất kém. Mỗi người cao tuổi sống tại cộng đồng mắc 3 bệnh mạn tính. Đây là thông tin ở hội thảo đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe NCT, đáp ứng của ngành y tế do Bộ Y tế phối hợp Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức tại Hà Nội ngày 27/09/2014. Có hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Thứ nhất, phần lớn người cao tuổi hiện nay vẫn phải lao động quá sức để kiếm sống. Nếu người cao tuổi lao động vừa phải, công việc phù hợp với người cao tuổi làm việc trong điều kiện tư tưởng thoải mái, tự nguyện, không bị gò bó thì có tác dụng tăng cường sức khỏe. Nhưng ở đây, người cao tuổi phải lao động quá sức, hiệu quả đem lại cũng thấp. Không đủ để tái sản xuất giản đơn sức lao động, sức khỏe giảm đi nhanh chóng.

Thứ hai, do hậu quả tất yếu của cả quá trình dài thiếu thốn dinh dưỡng lại gian lao vất vả trong công việc hiện tại nên sinh nhiều bệnh tật. Trong nhiều cuộc điều tra sức khỏe người cao tuổi cho thấy có tới 95% các cụ có bệnh. Trong đó khoảng 55% mắc bệnh kinh niên mãn tính, đau ốm thường xuyên. Trong khi đó chế độ khám chữa bệnh hiện nay khá tốn kém. Trong một cuộc thăm dò về khám chữa bệnh ở Hải Dương (2005) có 24% số người cao tuổi đánh giá là chế độ khám và chữa bệnh hiện nay rất đắt là 57% số người đánh giá là đắt. Vì vậy, đông đảo người cao tuổi khi mắc bệnh đã không đến được các cơ sở y tế để điều trị, con cái tự mua thuốc để chữa qua quýt ở nhà.

Người cao tuổi có những hẫng hụt lớn về mặt tâm lý do sự dời bỏ hoạt động nghề nghiệp, thói quen công việc đã gắn bó trong nhiều năm. Sự thay đổi địa vị xã hội, thay đổi lối sống, sinh hoạt, thay đổi chức năng vai trò của đối với con cái, gia đình, tỷ lệ tăng người thân, bạn bè qua đời nhanh cùng với sự thoái hóa của hệ thần kinh, giảm sút trí nhớ… làm cho bệnh lý tâm thần người cao tuổi tăng cao và trầm trọng.

Ngoài các bệnh nội khoa, xương khớp, hô hấp, tim mạch v.v… những vấn đề rối loạn tâm thần người cao tuổi như giảm, mất trí nhớ, loạn tâm thần đang tăng lên và

được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Theo điều tra của Bệnh viện Tâm thần Trung ương: tỷ lệ mắc bệnh tâm thần/dân số ở một số địa phương như sau:

- Đào Mỹ – Hà Bắc: 0,30% - Thanh Oai – Hà Tây: 0,19%

- Quảng Trạch - Quảng Bình: 0,07% - Thường tín – Hà Tây: 0,05%.

So sánh với số liệu điều tra của một số nước về tình trạng rối loạn tâm thần ở những người 65 tuổi/dân số:

- Anh, Mỹ: 5%.

- Australia: Sa sút trí tuệ nhẹ: 15%; nặng: 15%; rối loạn trầm cảm: 15%; lo âu: 5%

- Liên Xô: Theo tác giả Stenber: Sa sút trí tuệ: 15%, rối loạn trầm cảm: 15 - 20%; lo âu: 10 - 20 %. Người cao tuổi trong Bệnh viện Tâm thần chiếm 20 – 40 % số người bệnh điều trị.

Tỷ lệ điều tra tại Việt Nam thấp hơn thực tế nhiều vì chỉ đánh giá ở những người có sa sút trí tuệ hoặc loạn tâm thần nặng. Việc điều trị người bệnh tâm thần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và xã hội, trong đó giải quyết vấn đề tâm lý người cao tuổi rất quan trọng.

Ở Việt Nam người cao tuổi tập trung chủ yếu ở nông thôn, 81,2% làm nông nghiệp, lao động đơn giản, nhiều người cao tuổi còn phải tiếp tục lao động kiếm sống. Do hậu quả của chế độ cũ, chiến tranh hầu hết trình độ học vấn của người cao tuổi rất thấp, có đến 59,6% thất học, chỉ có 0,21% có trình độ trung học trở lên, những hiểu biết về y học thường thức, các biện pháp luyện tập, dự phòng và điều trị các bệnh thông thường của người cao tuổi còn rất nhiều hạn chế. Việc chăm sóc người cao tuổi tại các gia đình đang ngày càng gặp nhiều khó khăn do điều kiện kinh tế, công việc của con cái, quan hệ truyền thống giữa các thế hệ đang có sự sa sút. Mặt khác điều kiện tiếp cận nhanh chóng của người cao tuổi với các cơ sở khám chữa bệnh còn nhiều hạn chế. Vì vậy trong những năm qua với sự phát triển kinh tế, xã hội, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, tuổi thọ người cao tuổi

được nâng cao, tình trạng sức khỏe người cao tuổi Việt Nam được cải thiện rõ rệt, nhưng thực tế còn chưa đạt yêu cầu.

Có đến 50% số người cao tuổi được hỏi nguyện vọng được hỗ trợ khi ốm đau, bệnh tật; nguyện vọng được quan tâm nhiều hơn đến tinh thần là 65%; được tạo điều kiện khám chữa bệnh thường xuyên là 30.71%.

Người về hưu ở nông thôn có vai trò quyết định kinh tế gia đình lớn hơn người về hưu ở thành thị (44% so với 28%). Người về hưu vẫn còn gánh nặng trong việc chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ già và con nhỏ. Bình quân một người về hưu còn trực tiếp nuôi 0,11% bố mẹ già và 0,76 con còn nhỏ. Gần 40% nam, 35% nữ trong số người về hưu có đời sống vật chất khá hơn trước. Còn 27,52% nam và 16% nữ đời sống kém hơn so với trước khi về hưu.

3.3. So sánh giá trị trung bình, bàn luận

3.3.1. So sánh giá trị trung bình giữa các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực với tuổi cực với tuổi

*Ghi chú: Điểm trung bình thấp hơn = Nhiều biểu hiện cảm xúc tiêu cực hơn

Biều đồ 3.6: Mối quan hệ giữa các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực với tuổi

Biểu đồ 3.8 cho thấy mối quan hệ tổng quát giữa các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực với các nhóm tuổi khác nhau. Nhìn chung, các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực ở NCT tại một số quận huyện thành phố Hà Nội có rất ít với ĐTB đạt

Nhóm NCT tuổi trong độ tuổi từ 65 – 74, có ĐTB thấp hơn một chút so với hai nhóm tuổi còn lại, cho thấy ở nhóm tuổi này có dấu hiệu lo âu, trầm cảm, mất kiểm soát cao hơn một chút so với hai nhóm tuổi còn lại. Điều này có thể giải thích nguyên nhân xuất phát từ các điều kiện kinh tế, xã hội, từ sự chuyển biến sang nhóm NCT trong xã hội. Và mặc dù đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng họ vẫn phải nuôi mẹ già và con nhỏ. Nhiều cuộc điều tra cho thấy, có tới 70% những người cao tuổi trong độ tuổi từ 60 đến 69 còn phải lao động để kiếm sống, có tới 38% số người trong độ tuổi này còn phải đóng vai trò chính trong kinh tế gia đình [25][52]. Họ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sức khỏe tinh thần của người cao tuổi tại một số quận huyện thành phố Hà Nội (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)