Hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt được người dân ở các khu dân cư, thôn, xóm… tích cực thực hiện. Đến nay, hầu hết các xã, phường, thị trấn đều tổ chức thu gom rác từ trong thôn, khu dân cư để đổ ra bãi chôn lấp rác tập trung, dần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.
+ Đơn vị cung cấp dịch vụ thu gom rác thải thông thường (Công ty TNHH, HTX vệ sinh môi trường, Công ty môi trường đô thị, hộ gia đình kinh doanh dịch vụ rác thải,…): Theo đó, chủ thu gom tự chủ động đảm bảo về nhân lực, phương tiện, trang thiết bị nhằm thu gom, vận chuyển toàn bộ rác thải tại những địa điểm đã quy định trong hợp đồng dịch vụ.
Tổng số đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt là 1.040 đơn vị trong đó có: 1.014 tổ thu gom, 12 đội thu gom, 11 HTX vệ sinh môi trường và 03 Công ty (Công ty TNHH Quản lý Giao thông, Môi trường, Đô thị Chí Linh trên địa bàn thị xã Chí Linh; Công ty vệ sinh môi trường Nam Sơn trên địa bàn huyện Kim Thành; Công ty Điện, Nước Duy Tân trên địa bàn huyện Kinh Môn).
52
Bảng 2.2. Bảng thống kê hiện trạng thu gom, vận chuyển tại các xã KVNT
(Phân theo khu vực hành chính)
T Đơn vị hành chính Số xã Tỷ lệ thu gom trung bình các huyê ̣n (%) Số lượng công nhân (Người) Số lượng xe đẩy tay (Xe)
Toàn tỉnh Hải Dương 27 40 ÷ 60 166 82
1 Thành phố Hải Dương 4 60 20 10
2 Thị xã Chí Linh 2 58 19 9
3 Huyê ̣n Nam Sách 8 53 19 10
4 Huyê ̣n Kinh Môn 2 50 13 7
5 Huyê ̣n Kim Thành 0 54 11 5
6 Huyê ̣n Thanh Hà 4 42 10 6
7 Huyê ̣n Cẩm Giàng 7 43 12 6
8 Huyê ̣n Bình Giang 7 45 13 6
9 Huyê ̣n Gia Lô ̣c 2 47 14 7
10 Huyê ̣n Tứ Kỳ 6 48 11 5
11 Huyê ̣n Ninh Giang 7 44 12 6
12 Huyê ̣n Thanh Miê ̣n 8 40 12 7
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra thực tế tại các xã trên địa bàn tỉnh Hải Dương theo công văn số 508/SXD-PTĐT)
Trên địa bàn tỉnh hiện còn 16/227 xã không có đơn vị thu gom rác thải sinh hoạt, bên cạnh đó còn có một số xã có tổ đội thu gom nhưng chỉ thực hiện được ở một số thôn, khu dân cư. Tại thời điểm điều tra có 162 thôn, khu dân cư không có đơn vị thu gom rác thải sinh hoạt, rác thải do người dân tự vận chuyển ra bãi chôn lấp rác hoặc xử lý tại gia đình hoặc đổ ra ngoài đồng, ao, kênh, mương, ven đường tạo thành bãi rác tự phát.
Tần suất thu gom tại đa số các xã là 2-3 ngày/lần, một số xã (xã Thanh Quang, xã Nam Chính, huyện Nam Sách, xã Thất Hùng, xã Thượng Quận, huyện
Kinh Môn, xã Thái Dương, huyện Bình Giang, xã Ninh Thành, xã Ninh Hòa, xã An Đức, huyện Ninh Giang) tần suất thu gom thấp 01 tuần/lần (07 ngày/lần), xã Lê Ninh, huyện Kinh Môn và xã Văn Hội, huyện Ninh Giang tần suất thu gom 10 ngày/lần, xã Minh Tân và xã An Sơn, huyện Nam Sách tần suất thu gom 02 tuần/lần (14 ngày/lần), xã Thanh Bính, huyện Thanh Hà có tần suất thu gom thấp nhất là 30 ngày/lần.
2.3.2.2. Về trang thiết bị liên quan tới quá trình thu gom, vận chuyển rác thải
Thùng rác cố định: Hiện nay, rất ít xã được trang bị thùng rác tại các nơi công cộng (một số xã được trang bị như: Ngũ Hùng, Tân Trào - Thanh Miện, Cẩm Chế - Thanh Hà,…). Tuy nhiên, đa phần các loại thùng rác cố định này là các loại thùng tạm thời do chính quyền địa phương hoặc cụm dân cư tự trang bị.
Xe thu gom: chủ yếu là xe đẩy tay có kích cỡ nhỏ, linh động, dễ di chuyển vào trong các ngõ nhỏ, di chuyển được trên đường đất… gồm có hai loại: xe đẩy tay thu gom rác chuyên dụng và xe cải tiến. Xe đẩy tay thu gom rác chuyên dụng được chính quyền địa phương (cấp huyện trở lên) trang bị cho một số xã trong các chương trình sự nghiệp môi trường của địa phương. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khác nhau một số địa phương chưa được trang bị hoặc do không phù hợp với điều kiện của địa phương nên các tổ đội thu gom sử dụng xe cải tiến. Xe cải tiến thường có dung tích chứa rác lớn hơn xe đẩy tay chuyên dụng, nhẹ hơn và linh động hơn do đó được nhiều tổ đội thu gom sử dụng. Bên cạnh đó, một số địa phương có sử dụng xe công nông và xe tải loại nhỏ.
Bảo hộ lao động: gồm có khẩu trang (loại thường); gang tay (vải hoặc cao su); ủng cao su; quần áo bảo hộ lao động. Trang thiết bị bảo hộ lao động được một số địa phương trang bị cho cán bộ thu gom trích từ nguồn thu lệ phí thu gom rác thải do dân đóng góp, thông thường là 2 đôi ủng/người/năm; 2 đôi gang tay/người/năm; 2 khẩu trang/người/năm hoặc ít hơn. Một số địa phương không trang bị bảo hộ lao động cho người thu gom. Tuy nhiên, số lượng trang bị bảo hộ lao động trên không đủ cho người lao động.
Với số lượng nhân lực nêu trên ứng với lượng rác thải phát sinh trên một khoảng thời gian nhất định lớn và địa bàn phụ trách rộng, mỗi tổ đội thu gom thường phải vận chuyển khoảng 2 - 6 chuyến xe/lần thu gom. Quãng đường vận chuyển rác từ hộ dân - điểm trung chuyển - bãi rác dao động trong khoảng 5,4 -
54
13,5 km/ngày thu gom, cá biệt ở một số địa phương quãng đường thu gom và vận chuyển có thể lên tới 75 km/ngày. Số nhân lực mỏng, thiếu trang thiết bị, trang thiết bị lạc hậu, thô sơ (chủ yếu là xe đẩy tay, xe cải tiến) cùng với điều kiện về tuyến đường vận chuyển còn nhiều khó khăn trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt ở địa phương.
Một số dụng cụ khác được sử dụng trong quá trình thu gom như: Chổi, cào, gầu hót, xẻng,…
Một số khó khăn về phương tiện thu gom và quãng đường vận chuyển trên một số địa phương trên địa bàn nông thôn tỉnh Hải Dương tập trung vào các nội dung sau:
+ Nhiều địa phương chưa được trang bị xe thu gom: các xã thuộc huyện Gia Lộc, thị xã Chí Linh, huyện Kim Thành, huyện Ninh Giang… Một số địa phương được trang bị xe thu gom nhưng xe quá nặng, quá to không phù hợp với giao thông và địa hình bãi rác ở Hải Dương: huyện Bình Giang, huyện Tứ Kỳ, huyện Nam Sách… Ví dụ: xe đẩy tay loại 660 lít có thân xe và các trục đều làm bằng sắt, quá nặng trong khi chỉ có 1 người thu gom; xe cải tiến được chính quyền địa phương trang bị cho tổ đội thu gom quá lớn, không đi được trên đường đất; phần lớn các xe cải tiến tự chế đều khá lớn, lượng rác vận chuyển trên một lần lớn phải có 2 người thu gom thực hiện thu gom trong một lần.
+ Bên cạnh đó, đường ra bãi rác quá xa (Kim Thành, Chí Linh…) hoặc số lượng chuyến nếu thu gom bằng xe đẩy tay trong một lần thu gom quá nhiều (Ninh Giang, Bình Giang…) không thể sử dụng xe đẩy tay, tổ thu gom địa phương phải tự trang bị xe cơ giới: huyện Kim Thành, Tứ Kỳ, thị xã Chí Linh để phục vụ thu gom. Các loại xe cơ giới thường sử dụng là công nông, xe ngựa gắn với đầu máy kéo được sử dụng khá phổ biến tại các tổ đội thu gom có tần suất thu gom thấp (1 lần/tuần, 2 lần/tuần).
2.3.2.3. Về kinh phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải
Hiện nay, kinh phí dành cho hoạt động thu gom, xử lý rác thải còn chưa được quan tâm đúng mức, một số hình thức hỗ trợ chủ yếu của ngân sách nhà nước cho hoạt động thu gom là:
+ Mua mới trang biết bị cho các tổ chức thu gom (huyện Bình Giang, Thanh Miện, Chí Linh, Cẩm Giàng…).
+ Mua bổ sung trang bị bảo hộ lao động cho người thu gom như bảo hộ lao động, khẩu trang, gang tay, ủng…; cấp kinh phí bảo trì thiết bị thu gom (huyện Gia Lộc, Thanh Miện,… với kinh phí khoảng 5 triệu đồng/năm).
+ Cấp chế phẩm sinh học để xử lý rác thải tại một số bãi chôn lấp (huyện Cẩm Giàng, Thanh Miện,…).
Về phí vệ sinh môi trường:
Đối với các xã không có mức thu cố định mà tùy vào đặc điểm của từng địa phương như: Tần suất thu gom, địa hình thu gom, quãng đường thu gom mà mỗi xã hoặc thôn có mức thu khác nhau. Phí vệ sinh trung bình hiện nay đối với các xã khoảng 2.000-3.000 đồng/người/tháng, một số xã mức phí thấp là 1.000 đồng/người/tháng thấp hơn so với Quyết định số 42/2009/QĐ-UBND ngày 20/12/2009 của UBND tỉnh (quy định mức phí đối với cấp xã là 1.500 đồng/người/tháng) như: Xã Hiệp Cát, huyện Nam Sách, một số thôn của xã Cẩm Đoài, huyện Cẩm Giàng, xã Hiệp Hòa, huyện Kinh Môn. Riêng xã Đoàn Thượng, huyện Gia Lộc có mức thu 2.500 đồng/hộ/tháng và xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ có mức thu thấp nhất 1.500 đồng/hộ/tháng. Các xã thuần nông thu theo vụ mùa hoặc 06 tháng thu 01 lần và thu theo sản lượng nên một số xã mức thu còn thấp. Một số xã có mức thu cao 5.000 đồng/khẩu/tháng như: Xã Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ; xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà; xã Tân Dân, thị xã Chí Linh; xã Liên Hòa, huyện Kim Thành; xã An Lâm, huyện Nam Sách; xã Quang Trung, huyện Kinh Môn; xã Hiệp Lực, huyện Ninh Giang; xã Đoàn Tùng, xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện; xã Thạch Lỗi, huyện Cẩm Giàng.
Mức thu nhập bình quân của người tham gia thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt còn chưa đồng đều, các xã trên địa bàn huyện Nam Sách, Ninh Giang, Gia Lộc có mức thu nhập thấp từ 300.000 - 500.000 đồng/người/tháng, một số xã (xã Gia Tân, huyện Gia Lộc, xã Thanh Bính, xã Quyết Thắng, huyện Thanh Hà, xã Hồng Thái, huyện Ninh Giang) có mức thu nhập cao từ 2.000.000 – 2.700.000 đồng/người/tháng (trung bình cả tỉnh hiện chỉ đạt khoảng 700.000 đ/người/tháng). Bên cạnh đó, người thu gom hiện không có bất cứ chính sách hỗ trợ nào khác ngoài lương. Hầu hết những người tham gia hoạt động thu gom của các tổ, đội, HTX không được đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Trên địa bàn tỉnh hiện chỉ có 01 xã Đồng Gia, huyện Kim Thành được UBND xã hỗ trợ mua bảo hiểm y tế và các
56
Công ty tham gia hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt là mua bảo hiểm y tế cho người tham gia hoạt động thu gom, vận chuyển.
2.3.3. Thực trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn
Viê ̣c xử lý chất thải rắn trong sinh hoa ̣t ta ̣i khu vực nông thôn chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp và đốt. Đối với những xã , thôn có đô ̣i vê ̣ sinh môi trường hoă ̣c các hợp tác xã di ̣ch vu ̣ môi trường thu gom ch ất thải rắn, lượng chất thải rắn sinh hoa ̣t phát sinh được thu gom và vâ ̣n chuyển về các điểm tâ ̣p kết rồi đem chôn lấp ta ̣i các bãi chôn lấp của thôn, xã.
Về bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt
Trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện có 835 bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt trong đó có: 131 bãi rác chôn lấp được UBND tỉnh cấp kinh phí xây dựng bãi rác hợp vệ sinh (Số liệu chi tiết tổng hợp rác thải sinh hoạt đến tháng 8/2015 Phụ lục 2); 536 bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt do UBND xã quy hoạch; 89 bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt tự phát; 79 bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt đã đóng cửa trong năm 2014, 06 tháng đầu năm 2015.
15 xã không có bãi chôn lấp rác thải được quy hoạch bao gồm: Huyện Tứ Kỳ có 04 xã (xã Bình Lãng, xã Văn Tố, xã Tái Sơn, xã An Thanh); huyện Thanh Hà có 04 xã (xã Thanh Hồng, xã Thanh Khê, xã Vĩnh Lập, xã Thanh Cường); huyện Gia Lộc có 01 xã (xã Thống Kênh) và thị xã Chí Linh có 06 xã (xã An Lạc, xã Hưng Đạo, xã Lê Lợi, xã Bắc An, xã Kênh Giang, xã Hoàng Hoa Thám). Hầu hết các xã trên đều có quy hoạch và có quỹ đất nhưng chưa xây dựng được bãi chôn lấp rác thải do khó khăn về kinh phí đầu tư xây dựng. Riêng đối với 02 xã (xã An Lạc, xã Lê Lợi) thuộc thị xã Chí Linh có HTX và Công ty TNHH Quản lý Giao thông, Môi trường, Đô thị Chí Linh thu gom về bãi rác của thị xã Chí Linh để chôn lấp, xã Thống Kênh, huyện Gia Lộc chưa quy hoạch được quỹ đất để xây dựng bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt nên trên địa bàn xã đã phát sinh bãi rác tự phát, các xã còn lại rác thải sinh hoạt do các hộ gia đình tự xử lý.
Về lò đốt rác thải sinh hoạt: Trên địa bàn tỉnh hiện có 02 máy xử lý CTRSH liên huyện và 04 lò đốt rác thải sinh hoạt cho khu dân cư bao gồm (Số liệu chi tiết tổng hợp rác thải sinh hoạt tỉnh Hải Dương tính đến tháng 8/2015 Phụ lục 3):
+ Nhà máy xử lý CTRSH tại xã Việt Hồng, huyện Thanh Hà với 02 lò đốt rác thải sinh hoạt do Công ty CP Môi trường APT-SERAPHIN Hải Dương xây
dựng và quản lý. Kể từ tháng 03/2015 (Nhà máy chế biến mùn phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt tỉnh Hải Dương bằng nguồn vốn ODA dừng hoạt động), toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt được xử lý bằng 02 lò đốt 02 cấp có nhãn hiệu NQK: 01 lò đốt có công suất thiết kế 3 tấn/giờ, công suất hoạt động thực tế 2,3 - 2,5 tấn/giờ, 01 lò đốt có công suất thiết kế 2,5 tấn/giờ, công suất hoạt động thực tế 2,5 tấn/giờ. Cả 02 lò đốt đều có hệ thống xử lý khí thải.
+ Nhà máy xử lý CTRSH tại thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang do Công ty Cổ phần Môi trường Tình Thương tự xây dựng và quản lý là lò đốt 02 cấp có hệ thống xử lý khí thải, theo báo cáo của Công ty công suất thiết kế 5 tấn/giờ, trong hoạt động thực tế Công ty có đốt lẫn với chất thải công nghiệp loại thông thường và chưa đánh giá công suất thực tế đạt được khi đốt chất thải sinh hoạt. Lò đốt đi vào hoạt động từ năm 2014, xử lý rác thải sinh hoạt cho Thị trấn Kẻ Sặt và xã Tráng Liệt của huyện Bình Giang.
+ Lò đốt rác thải sinh hoạt do UBND xã Cao An, huyện Cẩm Giàng làm chủ đầu tư: Lò đốt rác SANKYO công nghệ Nhật Bản (lò đốt bằng khí tự nhiên) công suất từ 5-8 tấn/ngày. Lò đốt được lắp đặt hoàn thành và đưa vào chạy thử từ cuối tháng 4/2015, quá trình hoạt động thực tế cho thấy, lò chỉ đốt được 50% lượng rác được thu gom, còn lại 50% không đốt được do rác có độ ẩm cao và phát sinh nhiều khói. Để khắc phục tình trạng này, UBND xã đã cho lắp đặt thêm 2 tháp dập nước để xử lý khí thải nhiều khói, đồng thời đối với rác có độ ẩm cao thì cho trộn thêm thành phần chất thải rắn công nghiệp thông thường dễ cháy như vải vụn, bao bì nilong của các doanh nghiệp để đảm bảo nhiệt độ cháy của lò. Đến nay, lò đốt chưa được đánh giá hiệu quả xử lý, chưa được đơn vị lắp đặt chuyển giao quy trình vận hành. Quá trình hoạt động thử nghiệm có ý kiến phản ánh của nhân dân về khí thải của lò đốt ảnh hưởng tới môi trường.
+ Lò đốt rác thải sinh hoạt do UBND xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Giàng xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2010 theo công nghệ của Nhật Bản (lò tự cháy bằng khí tự nhiên) và giao cho tổ thu gom vận hành lò đốt có công suất thiết kế 4 tấn/mẻ, công suất thực tế 2 - 3 tấn/mẻ, khoảng 3-5 ngày đốt 01 lần. Đến nay, lò đốt cũng chưa được đánh giá hiệu quả xử lý.