Mô hình chính sách công nghệ xử lý CTRSH của Thủy Điển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính sách công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng lò đốt để bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái ở khu vực nông thôn (nghiên cứu trường hợp hải dương) (Trang 36 - 38)

11http://www.slideshare.net: TS. Lê Văn Khoa, Nguyễn Thị Hữu Duyên, phân tích chính sách môi trường, 28/12/2014

Theo số liệu thống kê năm 1997, trong tổng số 3.678.000 tấn CTRSH phát sinh ở Thụy Điển, có tới 923.000 tấn được thu hồi tái chế sử dụng lại (chiếm 25% tổng lượng CTRSH phát sinh), trong đó đồ dùng sạch là 50.000 tấn, giấy loại 437.000 tấn, bao bì hộp cát tông tổng 436.000 tấn, phân hữu cơ 275.000 tấn và 1.330.000 tấn được xử lý bằng phương pháp đốt thu hồi nhiệt lượng, phần còn lại 1.150.000 tấn cộng với 331.000 tấn tro, xỉ thải từ các lò đốt là được xử lý ở khâu cuối cùng tại các bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp công nghệ tiên tiến để quản lý CTRSH, ở Thụy Điển, sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư trong việc phân loại chất thải rắn ngay tại nguồn phát sinh là trách nhiệm rất lớn từ các cấp chính quyền thành phố đến các nhà sản xuất, cùng với các chính sách thích hợp của chính phủ và nhà nước Thụy Điển.

- Chính sách công nghệ xử lý CTRSH ở Nhật Bản: Xử lý CTRSH ở Nhật Bản không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn liên quan đến các yếu tố chính trị, kinh tế và văn hóa. Do diện tích lãnh thổ bé, Nhật Bản đang áp dụng phương pháp thiêu đốt để xử lý CTRSH. Hiện nay, Nhật Bản có 1.915 xí nghiệp thiêu đốt chất thải rắn đang hoạt động, công suất của xí nghiệp lớn nhất là 1.980 tấn/ngày đêm. Sau khi phân loại, 68% CTRSH được chuyển đến các xí nghiệp này. Việc thiêu đốt chất thải rắn ở Nhật Bản hiện đang đạt hiệu quả kinh tế nhất thế giới. Phần lớn các xí nghiệp có các lò thiêu hủy nhỏ, hoạt động theo chu kỳ, bên cạnh đó có các lò đốt lớn, hoạt động liên tục. Tại Nhật Bản, quy mô những xí nghiệp tiêu hủy chất thải rắn lớn nhất cũng nhỏ hơn so với đa số những xí nghiệp tương tự ở Mỹ, song kỹ thuật tiêu hủy ở Nhật Bản hiện đại hơn ở Mỹ.

- Chính sách công nghệ xử lý CTRSH của Singapore : Singapore có diện tích lãnh thổ là 619 km2 với 2,6 triệu dân. Luật BVMT tại Singapore chặt chẽ, chế tài xử phạt nghiêm khắc.

Tất cả CTRSH đều được phân loại ngay tại nguồn phát sinh và thu gom bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế được như: giấy, chai lọ, đồ hộp... được đưa về nhà máy tái chế. CTRSH tại Singapore phát sinh từ các hộ gia đình, được thu gom theo từng cụm khu vực và đưa tới các điểm tập trung để xử lý. Việc thu gom CTRSH do các công ty tư nhân đảm nhiệm, nhà nước hỗ trợ tiền xây dựng các nhà máy tiêu hủy chất thải. Bộ Môi trường giám sát chặt chẽ việc quản lý chất thải rắn trên phạm vi toàn quốc.

38

Hoạt động của các nhà máy xử lý CTRSH ở Singapore hoàn toàn dưới sự điều hành của Nhà nước và chi phí hoạt động thu chi đều nộp vào ngân sách và do ngân sách Nhà nước cấp. Khi vận chuyển CTRSH tới các nhà máy để đốt, các công ty tư nhân phải trả chi phí xử lý cho nhà máy. Chi phí này được tính vào giá thành thu gom vận chuyển mà các hộ gia đình phải chi trả phí vận chuyển cho các công ty tư nhân.

Phí thu gom vận chuyển mà các hộ gia đình phải trả khác nhau tùy theo loại nhà ở họ sử dụng. Loại nhà ở kiểu biệt thự mức chi phí thu gom cao nhất, sau đó đến nhà ở chung cư của tư nhân và cuối cùng là nhà ở chung cư của nhà nước. Do phải chịu các chi phí vận chuyển và xử lý cho từng chuyến xe chở chất thải rắn nên các công ty tư nhân dịch vụ vệ sinh thường kết hợp với các công ty thu hồi và tái chế chất thải rắn, thu hồi các loại chất thải rắn có khả năng tái chế, vừa hạn chế được lượng chất thải rắn phải vận chuyển vừa thu được thêm lợi nhuận.

Tro đốt sau quá trình xử lý, gồm cả một số kim loại được đóng thành từng kiện và được vận chuyển bằng tàu biển ra một nơi tập trung gần một hòn đảo khác của Singapore, thực hiện quá trình lấn biển, mở rộng đất đai cho quốc gia này.

Những chiến lược nòng cốt trong sự PTBV của hệ thống chính sách quản lý CTRSH của Singapore bao gồm:

Giảm thiểu tối đa khối lượng chất thải thông qua việc cắt giảm, tái sử dụng và tái chế (trên 50% chất thải được tái chế tại Singapore)

Hướng đến mục tiêu loại bỏ hình thức chôn lấp.

Phát triển ngành công nghiệp quản lý chất thải và biến Singapore thành trung tâm của công nghệ quản lý chất thải trong khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính sách công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng lò đốt để bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái ở khu vực nông thôn (nghiên cứu trường hợp hải dương) (Trang 36 - 38)