Lò đốt rác thí điểm tại xã Hồi Ninh, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính sách công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng lò đốt để bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái ở khu vực nông thôn (nghiên cứu trường hợp hải dương) (Trang 48 - 51)

Bình

2.3. Thực trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng bàn tỉnh Hải Dƣơng

2.3.1. Thực trạng phát sinh, thành phần, phân loại chất thải rắn sinh hoạt

2.2.1.1. Thực trạng phát sinh

Sở TN&MT đã chỉ đạo Chi cục BVMT phối hợp với Quỹ BVMT tỉnh tiến hành điều tra tại 227 xã trên địa bàn 12 huyện, thành phố, thị xã, kết quả thông qua việc tổng hợp kết quả điều tra việc báo cáo của UBND các xã, phường, thị trấn và theo kết quả khảo sát đánh giá chất thải sinh hoạt phát sinh hàng năm trong mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Hải Dương được phê duyệt (áp dụng với tổng số dân của tỉnh năm 2014) thì lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại KVNT tỉnh Hải Dương khoảng 597 tấn/ngày (Số liệu chi tiết của các huyện tại Phụ lục 1).

Rác thải sinh hoạt tại KVNT trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện đang được thu gom, xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp, trong thời gian gần đây có một số địa phương đã đưa vào vận hành thử nghiệm lò đốt rác thải công suất thấp (lò đốt bằng khí tự nhiên).

2.3.1.2. Về thành phần rác thải phát sinh

Thành phần rác thải thể hiện tỷ lệ phần trăm phân bổ của các dòng rác thải từ các hoạt động sinh hoạt của người dân Thông tin về thành phần rác thải sẽ được sử dụng trong việc quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý rác thải.

Thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn Hải Dương chủ yếu là hữu cơ, chiếm khoảng 66,98% rác thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt. Trong đó rác thải từ thực phẩm thừa trước và sau khi chế biến chiếm một lượng đáng kể. Ở các hộ gia đình có chăn nuôi (gia súc, gia cầm, thuỷ sản, thuỷ cầm…) lượng thức ăn thừa ít hơn so với các hộ khác không có chăn nuôi do một phần rác thải bỏ được tái sử dụng cho chăn nuôi. Phần còn lại trong rác thải gồm có: xác động vật chết, rác thải vườn thu gom chung, chất hữu cơ khó phân huỷ (vải, da, gỗ…). Túi nilon chiếm một lượng tương đối lớn: 12,28% về khối lượng. Thành phần rác thải có thể tái chế gồm có giấy bìa các loại chiếm 8,01%; nhựa các loại chiếm 4,00%; thuỷ tinh và kim loại chiếm 1,71%; túi nilon chiếm 12,28%. Tổng rác thải có thể tái chế chiếm 26,00% về mặt khối lượng. Thành phần rác thải không thể tái chế, tái sử dụng gồm có bụi, cát, sỏi các loại, xỉ than, rác thải xây dựng… chiếm khoảng 7,02% về khối lượng, cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Thành phần rác thải phát sinh tại KVNT của các đơn vị hành chính tỉnh Hải Dƣơng

Tên đơn vị Hữu cơ Giấy-bìa Nhựa Thuỷ tinh Túi nilon Trơ

% Bình Giang 67,05 5,58 3,96 2,29 12,90 8,22 Cẩm Giàng 62,94 9,54 5,80 1,26 12,35 8,11 Chí Linh 68,53 9,38 4,86 0,99 13,91 2,33 Gia Lộc 65,76 6,76 2,31 3,52 16,31 5,34 Kim Thành 63,72 9,87 4,06 1,28 10,04 11,03 Kinh Môn 68,58 4,25 2,32 2,10 12,22 10,53 Nam Sách 66,63 8,87 4,18 1,78 13,08 5,46 Ninh Giang 72,82 6,40 0,35 1,78 11,08 7,57 Thanh Hà 66,62 8,31 5,47 0,96 12,47 6,17 Thanh Miện 67,21 10,00 1,91 1,80 11,57 7,51 TP Hải Dƣơng 64,48 9,32 6,93 1,60 9,82 7,85 Tứ Kỳ 69,47 7,87 5,80 1,11 11,56 4,19 Toàn tỉnh 66,98 8,01 4,00 1,71 12,28 7,02

(Nguồn: Chi cục BVMT tỉnh Hải Dương, 2014)

50

Chất thải rắn phát sinh trong sinh hoa ̣t của tỉnh Hải Dương hiê ̣n nay chưa đươ ̣c tiến hành phân loa ̣i thu gom riêng ta ̣i nguồn ph ục vụ xử lý riêng. Mà chỉ một phần CTR đươ ̣c phân loa ̣i , thu gom mang tính tự phát t ừ hộ gia đình do mô ̣t số công nhân thu gom rác, người dân, người đồng nát, người bới rác tâ ̣n du ̣ng các chất thải có thể tái chế như kim loại , nhựa, thủy tinh, ... hoă ̣c được sử du ̣ng la ̣i cho mu ̣c đích chăn nuôi như rau và thức ăn thừa . Chất thải rắn thông thường và CTR nguy hại trong sinh hoạt vẫn được thu gom và vận chuyển chung đến nơi xử lý hoặc chôn lấp tại các bãi chôn lấp tâ ̣p trung.

2.3.2. Thực trạng công tác thu gom, vận chuyển

Cùng với sự gia tăng dân số, khối lượng CTRSH phát sinh ngày càng tăng, hiện trạng phát sinh và công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt KVNT trên địa bàn tỉnh như sau:

2.3.2.1. Về các tổ, đội thu gom rác thải

Trên địa bàn tỉnh hiện nay có nhiều tổ chức tham gia quản lý rác thải sinh hoạt, trong đó có thể chia ra thành 05 nhóm cơ bản thuộc về hai hình thức sau:

+ Tổ đội thu gom: Là hình thức tổ chức cơ bản, chiếm số lượng đông đảo và hiện đang đóng góp tích cực vào công tác quản lý rác thải sinh hoạt nhiều KVNT. Trung bình một tổ, đội thu gom có khoảng từ 2 đến 4 người. Bên cạnh các đoàn thể xã hội, phần lớn các tổ đội thu gom do chính quyển xã, tổ chức tự quản thôn thành lập thường tự lựa chọn ra một hộ hoặc một vài cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt trong địa phương để thành lập tổ đội thu gom. Tổ vệ sinh môi trường có trách nhiệm thu gom, vận chuyển toàn bộ khối lượng rác thải sinh hoạt từ nguồn phát sinh trong khu vực được giao quản lý đến điểm tập kết hàng ngày, bảo đảm đúng thời gian, tuyến đường quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính sách công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng lò đốt để bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái ở khu vực nông thôn (nghiên cứu trường hợp hải dương) (Trang 48 - 51)