10. Kết cấu của luận văn
2.3. Thực trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn trên
2.3.2. Thực trạng công tác thu gom, vận chuyển
Cùng với sự gia tăng dân số, khối lượng CTRSH phát sinh ngày càng tăng, hiện trạng phát sinh và công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt KVNT trên địa bàn tỉnh như sau:
2.3.2.1. Về các tổ, đội thu gom rác thải
Trên địa bàn tỉnh hiện nay có nhiều tổ chức tham gia quản lý rác thải sinh hoạt, trong đó có thể chia ra thành 05 nhóm cơ bản thuộc về hai hình thức sau:
+ Tổ đội thu gom: Là hình thức tổ chức cơ bản, chiếm số lượng đông đảo và hiện đang đóng góp tích cực vào công tác quản lý rác thải sinh hoạt nhiều KVNT. Trung bình một tổ, đội thu gom có khoảng từ 2 đến 4 người. Bên cạnh các đoàn thể xã hội, phần lớn các tổ đội thu gom do chính quyển xã, tổ chức tự quản thôn thành lập thường tự lựa chọn ra một hộ hoặc một vài cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt trong địa phương để thành lập tổ đội thu gom. Tổ vệ sinh môi trường có trách nhiệm thu gom, vận chuyển toàn bộ khối lượng rác thải sinh hoạt từ nguồn phát sinh trong khu vực được giao quản lý đến điểm tập kết hàng ngày, bảo đảm đúng thời gian, tuyến đường quy định.
Hình 2.7. Người dân xã Hà Kỳ, huyện Tứ Kỳ tham gia thu gom rác17
Hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt được người dân ở các khu dân cư, thôn, xóm… tích cực thực hiện. Đến nay, hầu hết các xã, phường, thị trấn đều tổ chức thu gom rác từ trong thôn, khu dân cư để đổ ra bãi chôn lấp rác tập trung, dần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.
+ Đơn vị cung cấp dịch vụ thu gom rác thải thông thường (Công ty TNHH, HTX vệ sinh môi trường, Công ty môi trường đô thị, hộ gia đình kinh doanh dịch vụ rác thải,…): Theo đó, chủ thu gom tự chủ động đảm bảo về nhân lực, phương tiện, trang thiết bị nhằm thu gom, vận chuyển toàn bộ rác thải tại những địa điểm đã quy định trong hợp đồng dịch vụ.
Tổng số đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt là 1.040 đơn vị trong đó có: 1.014 tổ thu gom, 12 đội thu gom, 11 HTX vệ sinh môi trường và 03 Công ty (Công ty TNHH Quản lý Giao thông, Môi trường, Đô thị Chí Linh trên địa bàn thị xã Chí Linh; Công ty vệ sinh môi trường Nam Sơn trên địa bàn huyện Kim Thành; Công ty Điện, Nước Duy Tân trên địa bàn huyện Kinh Môn).
52
Bảng 2.2. Bảng thống kê hiện trạng thu gom, vận chuyển tại các xã KVNT
(Phân theo khu vực hành chính)
T Đơn vị hành chính Số xã Tỷ lệ thu gom trung bình các huyê ̣n (%) Số lượng công nhân (Người) Số lượng xe đẩy tay (Xe)
Toàn tỉnh Hải Dương 27 40 ÷ 60 166 82
1 Thành phố Hải Dương 4 60 20 10
2 Thị xã Chí Linh 2 58 19 9
3 Huyê ̣n Nam Sách 8 53 19 10
4 Huyê ̣n Kinh Môn 2 50 13 7
5 Huyê ̣n Kim Thành 0 54 11 5
6 Huyê ̣n Thanh Hà 4 42 10 6
7 Huyê ̣n Cẩm Giàng 7 43 12 6
8 Huyê ̣n Bình Giang 7 45 13 6
9 Huyê ̣n Gia Lô ̣c 2 47 14 7
10 Huyê ̣n Tứ Kỳ 6 48 11 5
11 Huyê ̣n Ninh Giang 7 44 12 6
12 Huyê ̣n Thanh Miê ̣n 8 40 12 7
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra thực tế tại các xã trên địa bàn tỉnh Hải Dương theo công văn số 508/SXD-PTĐT)
Trên địa bàn tỉnh hiện còn 16/227 xã không có đơn vị thu gom rác thải sinh hoạt, bên cạnh đó còn có một số xã có tổ đội thu gom nhưng chỉ thực hiện được ở một số thôn, khu dân cư. Tại thời điểm điều tra có 162 thôn, khu dân cư không có đơn vị thu gom rác thải sinh hoạt, rác thải do người dân tự vận chuyển ra bãi chôn lấp rác hoặc xử lý tại gia đình hoặc đổ ra ngoài đồng, ao, kênh, mương, ven đường tạo thành bãi rác tự phát.
Tần suất thu gom tại đa số các xã là 2-3 ngày/lần, một số xã (xã Thanh Quang, xã Nam Chính, huyện Nam Sách, xã Thất Hùng, xã Thượng Quận, huyện
Kinh Môn, xã Thái Dương, huyện Bình Giang, xã Ninh Thành, xã Ninh Hòa, xã An Đức, huyện Ninh Giang) tần suất thu gom thấp 01 tuần/lần (07 ngày/lần), xã Lê Ninh, huyện Kinh Môn và xã Văn Hội, huyện Ninh Giang tần suất thu gom 10 ngày/lần, xã Minh Tân và xã An Sơn, huyện Nam Sách tần suất thu gom 02 tuần/lần (14 ngày/lần), xã Thanh Bính, huyện Thanh Hà có tần suất thu gom thấp nhất là 30 ngày/lần.
2.3.2.2. Về trang thiết bị liên quan tới quá trình thu gom, vận chuyển rác thải
Thùng rác cố định: Hiện nay, rất ít xã được trang bị thùng rác tại các nơi công cộng (một số xã được trang bị như: Ngũ Hùng, Tân Trào - Thanh Miện, Cẩm Chế - Thanh Hà,…). Tuy nhiên, đa phần các loại thùng rác cố định này là các loại thùng tạm thời do chính quyền địa phương hoặc cụm dân cư tự trang bị.
Xe thu gom: chủ yếu là xe đẩy tay có kích cỡ nhỏ, linh động, dễ di chuyển vào trong các ngõ nhỏ, di chuyển được trên đường đất… gồm có hai loại: xe đẩy tay thu gom rác chuyên dụng và xe cải tiến. Xe đẩy tay thu gom rác chuyên dụng được chính quyền địa phương (cấp huyện trở lên) trang bị cho một số xã trong các chương trình sự nghiệp môi trường của địa phương. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khác nhau một số địa phương chưa được trang bị hoặc do không phù hợp với điều kiện của địa phương nên các tổ đội thu gom sử dụng xe cải tiến. Xe cải tiến thường có dung tích chứa rác lớn hơn xe đẩy tay chuyên dụng, nhẹ hơn và linh động hơn do đó được nhiều tổ đội thu gom sử dụng. Bên cạnh đó, một số địa phương có sử dụng xe công nông và xe tải loại nhỏ.
Bảo hộ lao động: gồm có khẩu trang (loại thường); gang tay (vải hoặc cao su); ủng cao su; quần áo bảo hộ lao động. Trang thiết bị bảo hộ lao động được một số địa phương trang bị cho cán bộ thu gom trích từ nguồn thu lệ phí thu gom rác thải do dân đóng góp, thông thường là 2 đôi ủng/người/năm; 2 đôi gang tay/người/năm; 2 khẩu trang/người/năm hoặc ít hơn. Một số địa phương không trang bị bảo hộ lao động cho người thu gom. Tuy nhiên, số lượng trang bị bảo hộ lao động trên không đủ cho người lao động.
Với số lượng nhân lực nêu trên ứng với lượng rác thải phát sinh trên một khoảng thời gian nhất định lớn và địa bàn phụ trách rộng, mỗi tổ đội thu gom thường phải vận chuyển khoảng 2 - 6 chuyến xe/lần thu gom. Quãng đường vận chuyển rác từ hộ dân - điểm trung chuyển - bãi rác dao động trong khoảng 5,4 -
54
13,5 km/ngày thu gom, cá biệt ở một số địa phương quãng đường thu gom và vận chuyển có thể lên tới 75 km/ngày. Số nhân lực mỏng, thiếu trang thiết bị, trang thiết bị lạc hậu, thô sơ (chủ yếu là xe đẩy tay, xe cải tiến) cùng với điều kiện về tuyến đường vận chuyển còn nhiều khó khăn trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt ở địa phương.
Một số dụng cụ khác được sử dụng trong quá trình thu gom như: Chổi, cào, gầu hót, xẻng,…
Một số khó khăn về phương tiện thu gom và quãng đường vận chuyển trên một số địa phương trên địa bàn nông thôn tỉnh Hải Dương tập trung vào các nội dung sau:
+ Nhiều địa phương chưa được trang bị xe thu gom: các xã thuộc huyện Gia Lộc, thị xã Chí Linh, huyện Kim Thành, huyện Ninh Giang… Một số địa phương được trang bị xe thu gom nhưng xe quá nặng, quá to không phù hợp với giao thông và địa hình bãi rác ở Hải Dương: huyện Bình Giang, huyện Tứ Kỳ, huyện Nam Sách… Ví dụ: xe đẩy tay loại 660 lít có thân xe và các trục đều làm bằng sắt, quá nặng trong khi chỉ có 1 người thu gom; xe cải tiến được chính quyền địa phương trang bị cho tổ đội thu gom quá lớn, không đi được trên đường đất; phần lớn các xe cải tiến tự chế đều khá lớn, lượng rác vận chuyển trên một lần lớn phải có 2 người thu gom thực hiện thu gom trong một lần.
+ Bên cạnh đó, đường ra bãi rác quá xa (Kim Thành, Chí Linh…) hoặc số lượng chuyến nếu thu gom bằng xe đẩy tay trong một lần thu gom quá nhiều (Ninh Giang, Bình Giang…) không thể sử dụng xe đẩy tay, tổ thu gom địa phương phải tự trang bị xe cơ giới: huyện Kim Thành, Tứ Kỳ, thị xã Chí Linh để phục vụ thu gom. Các loại xe cơ giới thường sử dụng là công nông, xe ngựa gắn với đầu máy kéo được sử dụng khá phổ biến tại các tổ đội thu gom có tần suất thu gom thấp (1 lần/tuần, 2 lần/tuần).
2.3.2.3. Về kinh phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải
Hiện nay, kinh phí dành cho hoạt động thu gom, xử lý rác thải còn chưa được quan tâm đúng mức, một số hình thức hỗ trợ chủ yếu của ngân sách nhà nước cho hoạt động thu gom là:
+ Mua mới trang biết bị cho các tổ chức thu gom (huyện Bình Giang, Thanh Miện, Chí Linh, Cẩm Giàng…).
+ Mua bổ sung trang bị bảo hộ lao động cho người thu gom như bảo hộ lao động, khẩu trang, gang tay, ủng…; cấp kinh phí bảo trì thiết bị thu gom (huyện Gia Lộc, Thanh Miện,… với kinh phí khoảng 5 triệu đồng/năm).
+ Cấp chế phẩm sinh học để xử lý rác thải tại một số bãi chôn lấp (huyện Cẩm Giàng, Thanh Miện,…).
Về phí vệ sinh môi trường:
Đối với các xã không có mức thu cố định mà tùy vào đặc điểm của từng địa phương như: Tần suất thu gom, địa hình thu gom, quãng đường thu gom mà mỗi xã hoặc thôn có mức thu khác nhau. Phí vệ sinh trung bình hiện nay đối với các xã khoảng 2.000-3.000 đồng/người/tháng, một số xã mức phí thấp là 1.000 đồng/người/tháng thấp hơn so với Quyết định số 42/2009/QĐ-UBND ngày 20/12/2009 của UBND tỉnh (quy định mức phí đối với cấp xã là 1.500 đồng/người/tháng) như: Xã Hiệp Cát, huyện Nam Sách, một số thôn của xã Cẩm Đoài, huyện Cẩm Giàng, xã Hiệp Hòa, huyện Kinh Môn. Riêng xã Đoàn Thượng, huyện Gia Lộc có mức thu 2.500 đồng/hộ/tháng và xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ có mức thu thấp nhất 1.500 đồng/hộ/tháng. Các xã thuần nông thu theo vụ mùa hoặc 06 tháng thu 01 lần và thu theo sản lượng nên một số xã mức thu còn thấp. Một số xã có mức thu cao 5.000 đồng/khẩu/tháng như: Xã Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ; xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà; xã Tân Dân, thị xã Chí Linh; xã Liên Hòa, huyện Kim Thành; xã An Lâm, huyện Nam Sách; xã Quang Trung, huyện Kinh Môn; xã Hiệp Lực, huyện Ninh Giang; xã Đoàn Tùng, xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện; xã Thạch Lỗi, huyện Cẩm Giàng.
Mức thu nhập bình quân của người tham gia thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt còn chưa đồng đều, các xã trên địa bàn huyện Nam Sách, Ninh Giang, Gia Lộc có mức thu nhập thấp từ 300.000 - 500.000 đồng/người/tháng, một số xã (xã Gia Tân, huyện Gia Lộc, xã Thanh Bính, xã Quyết Thắng, huyện Thanh Hà, xã Hồng Thái, huyện Ninh Giang) có mức thu nhập cao từ 2.000.000 – 2.700.000 đồng/người/tháng (trung bình cả tỉnh hiện chỉ đạt khoảng 700.000 đ/người/tháng). Bên cạnh đó, người thu gom hiện không có bất cứ chính sách hỗ trợ nào khác ngoài lương. Hầu hết những người tham gia hoạt động thu gom của các tổ, đội, HTX không được đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Trên địa bàn tỉnh hiện chỉ có 01 xã Đồng Gia, huyện Kim Thành được UBND xã hỗ trợ mua bảo hiểm y tế và các
56
Công ty tham gia hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt là mua bảo hiểm y tế cho người tham gia hoạt động thu gom, vận chuyển.