8. Bố cục đề tài:
2.1. Khái quát tình hình tài liệu tại các Lưu trữ lịch sử địa phương
2.1.2. Khối lượng, thành phần, nội dung tài liệu được bảo quản tại các Lưu trữ
2.1.2. Khối lượng, thành phần, nội dung tài liệu được bảo quản tại các Lưu trữ lịch sử địa phương lịch sử địa phương
Khối lƣợng tài liệu
Số lượng tài liệu được bảo quản trong các kho Lưu trữ lịch sử địa phương hoàn tồn khơng giống nhau, ngun nhân như sau: do số lượng các đơn vị thuộc nguồn nộp lưu vào các Lưu trữ lịch sử địa phương; địa giới hành chính cũng như cơng tác thu thập tài liệu ở các Lưu trữ lịch sử khác nhau, điều này được thể hiện cụ thể qua số liệu sau:
Tại Trung tâm lưu trữ lịch sử thành phố Hà Nội:
Hiện nay, tại trung tâm lịch sử thành phố Hà Nội đang bảo quản 63 phông tài liệu (với hơn 3000 mét giá tài liệu). Trong đó, 51 phơng đóng và 12 phơng mở.
Các phơng đóng có hai loại: thứ nhất, các phông cơ quan, đơn vị trên địa bàn Hà Nội sau khi sáp nhập chức năng, nhiệm vụ thành lập phông mới. Thứ hai, các
phông cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước thuộc địa bàn tỉnh Hà Tây sau khi tỉnh này sáp nhập vào Hà Nội, các phông của tỉnh Hà Tây trở thành phơng đóng.
- Trường hợp thứ nhất bao gồm các phông tiêu biểu:
Phông Chưởng khế Hà Nội (1923 – 1954) có 29.749 hồ sơ (73,3 mét giá, bảo quản
trong 513 hộp tài liệu);
Phông Ủy ban Thanh niên Hà Nội (1991 – 1996) có 215 hồ sơ (0,7 mét giá, bảo
quản trong 5 hộp tài liệu);
Phơng Ủy ban Hành chính Hà Nội (1953 – 1976) có 12.097 hồ sơ (73,9 mét giá,
bảo quản trong 517 hộp tài liệu);
Phơng Văn phịng Kiến trúc sư trưởng (1923 – 2000) có 25.308 hồ sơ (205, 7 mét
giá, bảo quản trong 1.440 hộp tài liệu);
Phông Sở Thủy lợi Hà Nội (1979 – 1996) có 3.292 hồ sơ;
Phơng Sở Nhà đất Hà Nội (1995 – 2002) có 49.467 hồ sơ (440,6 mét tài liệu, bảo
quản trong 3.084 hộp tài liệu); ......
- Trường hợp thứ hai bao gồm các phông tiêu biểu:
Phông Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tây (1991 – 2007) có 26.799 hồ sơ (227,6 mét
giá, bảo quản trong 1.543 hộp tài liệu);
Phông Thanh tra tỉnh Hà Tây (1959 – 2008) có 549 hồ sơ (7,7 mét giá, bảo quản
trong 54 hộp tài liệu);
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây (1996 – 2008) có 204 hồ sơ
(5.6 mét giá, bảo quản trong 39 hộp);
Sở Xây dựng tỉnh Hà Tây (1972 – 2000) có 1920 hồ sơ (26,9 mét giá, bảo quản
trong 188 hộp);
Trung tâm lưu trữ tỉnh Hà Tây (1999 – 2007) có 68 hồ sơ (0,7 mét giá, bảo quản
trong 5 hộp);
......
Các phông mở được bảo quản tại lưu trữ lịch sử thành phố Hà Nội:
Phông Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội (1977 – 2008) có 40.545 hồ sơ (343,6
Phông Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội (1957 – 2003) có 746 hồ sơ (7,3 mét
giá, bảo quản trong 51 hộp tài liệu);
Phông Sở Xây dựng Hà Nội (1975 – 2008) có 11.073 hồ sơ (371,4 mét giá, bảo
quản trong 2.600 hộp tài liệu);
Phông Sở Ngoại vụ Hà Nội (1994 – 2004) có 770 hồ sơ;
Phơng Sở Nội vụ Hà Nội (2004 – 2008) có 151 hồ sơ (2,9 mét giá, bảo quản trong
20 hộp tài liệu);
Phông Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Hà Nội (1988 – 2008) có 281 hồ sơ (8
mét giá, bảo quản trong 56 hộp tài liệu)
Phông Thanh tra thành phố Hà Nội (1984 – 2008) có 106 hồ sơ (2,3 mét giá, bảo
quản trong 16 hộp tài liệu);
Phơng Đồn đại biểu QH và Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội (1998 – 2011)
có 417 hồ sơ (8,5 mét giá, bảo quản trong 60 hộp tài liệu); .....
Tại kho lưu trữ lịch sử tỉnh Nam Định:
Theo thống kê gần đây nhất của Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh Nam Định, hiện nay trong kho lưu trữ lịch sử tỉnh Nam Định đang bảo quản 13 phông và khối tài liệu (14.238 hồ sơ - 272,25 mét giá, bảo quản trong 2.635 hộp tài liệu). Trong đó, có 12 phơng đóng và 01 phơng mở.
Các phơng đóng đang được bảo quản tại kho lưu trữ lịch sử Nam Định :
Phông UBHC tỉnh Nam Định (1945 – 1965) có 1.176 hồ sơ (15,5 mét giá, bảo
quản trong 124 hộp tài liệu);
Phông UBND tỉnh Nam Hà (1965 – 1975) có 1.644 hồ sơ (24,5 mét giá, bảo quản
trong 196 hộp tài liệu);
Phông UBND tỉnh Hà Nam Ninh (1976 – 1991) có 1.596 hồ sơ (26,125 mét giá,
bảo quản trong 209 hộp tài liệu);
Phông UBND tỉnh Nam Hà (1992 – 1997) có 741 hồ sơ (16,625 mét giá, bảo quản
trong133 hộp tài liệu);
Phông Sở Giao thơng vận tải có 971 hồ sơ (10 mét giá, bảo quản trong 89 hộp tài liệu; Phơng Khách sạn Giao tế có 217 hồ sơ (03 mét giá, bảo quản trong 36 hộp tài liệu); Phông Nhà khách UBND tỉnh 26 hồ sơ (0,3 mét giá, bảo quản tỏng 03 hộp tài liệu);
Phông Công ty Cá biển Ninh Cơ có 193 hồ sơ (2 mét giá, bảo quản trong 21 hộp
tài liệu);
Phông Công ty Giấy nhựa có 280 hồ sơ (4,2 mét giá, bảo quản trong 45 hộp tài liệu); Phông Công ty Thủy tinh có 605 hồ sơ (8,5 mét giá, bảo quản trong 87 hộp tài liệu);
Phông mở đang được bảo quản tại kho lưu trữ lịch sử Nam Định:
Phông Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định (1998 – 2003) có 6.789 hồ sơ (42,9 mét
giá, bảo quản trong 343 hộp tài liệu);
Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Hưng Yên:
Trong ba địa bàn khảo sát, Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Hưng Yên có số lượng phơng được thu thập và bảo quản ít nhất với ba phơng (hai phông mở và một phơng đóng). Tổng số hồ sơ của cả ba phơng được bảo quản tại Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Hưng Yên là 7.932 hồ sơ – 125 mét giá, được bảo quản trong 610 hộp, cặp tài liệu.
Phơng đóng đang được bảo quản tài Trung tâm lưu trữ lịch sử Hưng Yên:
Phông UBND tỉnh Hưng Yên cũ (1952 – 1968) có 1.105 hồ sơ (16 mét giá, bảo
quản trong 91 cặp tài liệu);
Phông mở đang được bảo quản tại Trung tâm lưu trữ lịch sử Hưng Yên:
Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên (1997 – 2002) có 6.162 hồ sơ (104 mét giá, bảo
quản trong 483 cặp tài liệu);
Phông Hội đồng Nhân dân tỉnh Hưng yên (1997 – 2002) có 755 hồ sơ (5 mét giá,
bảo quản trong 36 hộp tài liệu).
Số lượng tài liệu được thu thập và bảo quản tại kho lưu trữ lịch sử phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau như: Điều kiện thực tế của Lưu trữ lịch sử địa phương, những đơn vị chưa có kho lưu trữ chun dụng khơng giám tiến hành thu thập tài liệu theo quy định của Nhà nước, do khơng có chỗ chứa tài liệu và thực hiện công tác lưu trữ một cách thuận tiện. Ngồi ra, cơng tác lập hồ sơ tại các đơn vị thuộc nguồn nộp lưu còn nhiều yếu kém, hồ sơ được lập không đúng quy định nên các lưu trữ lịch sử không thể tiến hành thu thập. Chính vì vậy, muốn thu thập, bổ sung đầy đủ tài liệu lưu trữ vào kho lưu trữ lịch sử, các cơ quan quản lý ngành ở địa phương cần tập trung giải quyết triệt để hai tồn tại cơ bản nêu trên.
Thành phần và nội dung tài liệu
Hiện nay, các Lưu trữ lịch sử địa phương đang quản lý các loại hình tài liệu khác nhau như: Tài liệu hành chính; tài liệu khoa học kỹ thuật; tài liệu phim, ảnh, ghi âm; tài liệu quý, hiếm có xuất sứ từ cá nhân, gia đình, dịng họ. Trong đó, chủ yếu vẫn là tài liệu hành chính (tài liệu giấy). Trong ba địa bàn khảo sát, Trung tâm lưu trữ lịch sử thành phố Hà Nội có khối lượng phơng được bảo quản lớn nhất, chính vì thế loại hình tài liệu được bảo quản tại đây cũng đa dạng nhất với gần như đầy đủ các loại hình tài liệu. Hai địa bàn khảo sát khác là kho lưu trữ lịch sử Hưng Yên và Nam Định, khối lượng phông bảo quản trong hai kho này không lớn, chủ yếu là phơng UBND tỉnh qua các thời kỳ, loại hình tài liệu chủ yếu được bảo quản tại đây là tài liệu hành chính bên cạnh một số loại hình tài liệu khác là ảnh và khoa học kỹ thuật. Ví dụ, Phơng UBHC tỉnh Nam Định (1945 – 1965) có 1.176 hồ sơ (15,5 mét giá, bảo quản trong 124 hộp tài liệu), được chia thành các nhóm sau:
1. Khối Tổng hợp (157 hồ sơ); 2. Khối Nội chính (527 hồ sơ); 3. Khối Văn xã (95 hồ sơ); 4. Khối Công nghiệp (72 hồ sơ); 5. Khối Nông nghiệp (127 hồ sơ);
6. Khối Công tác cải cách ruộng đất (27 hồ sơ); 7. Khối Tài chính Thương nghiệp (44 hồ sơ).
Phơng lưu trữ Ủy ban Hành chính tỉnh Nam Định (giai đoạn 1945 - 1965) có tổng số khoảng 31.377 văn bản phản ánh những nội dung cơ bản sau:
- Qúa trình triển khai bầu cử và hoạt động của HĐND các cấp, kết quả đạt được từ năm 1945 đến năm 1965;
- Báo cáo tháng tình hình hoạt động của các huyện trong tỉnh Nam Định từ năm 1945 – 1965;
- Các tập Quyết định, Chỉ thị, Thông tri chỉ đạo của UBHC tỉnh Nam Định về các lĩnh vực công tác từ 1954 – 1965;
- Công tác giải quyết khiếu nại, xét xử của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định năm 1946 – 1965;
- Công tác tổ chức bộ máy (thành lập, sáp nhập, giải thể, quy định chức năng,
nhiệm vụ), công tác cán bộ (bổ nhiệm, tuyển dụng, điều động, trình độ, chất lượng)
của tỉnh từ năm 1945 đến 1965;
- Công tác tham gia kháng chiến chống thực dân, đế quốc ngoại xâm năm 1945 và xây dựng chủ nghĩa xã hội, chi viện cho chiến tranh giải phóng miền Nam; Cơng tác cải cách ruộng đất và những kết quả đạt được từ năm 1955 đến năm 1965 của tỉnh;
- Công tác an ninh, bảo đảm trật tự trị an... của tỉnh từ năm 1945 đến năm 1965; - Kết quả về khôi phục, phát triển kinh tế (sản xuất nông nghiệp; giao thông; công
nghiệp, thủ công nghiệp; bưu điện; xây dựng...) của tỉnh từ năm 1955 đến năm 1965;
- Kết quả về xây dựng, phát triển văn hóa - xã hội (văn hóa - thơng tin, giáo dục - đào
tạo, y tế, thể dục thể thao, văn học nghệ thuật...) của tỉnh từ năm 1945 đến năm 1965;
Thành phần, nội dung tài liệu của nhóm tài liệu Quốc hội và HĐND trong khối Tổng Hợp gồm chủ yếu là tập tài liệu các kỳ họp qua các khóa I, II, III, IV của HĐND tỉnh Nam Định từ năm 1951 đến năm 1965.
Trên đây là những nội dung thông tin được đề cập đến trong hàng chục nghìn văn bản thuộc Phơng lưu trữ UBHC tỉnh Nam Định (giai đoạn 1945 – 1965) hiện đang lưu giữ tại kho lưu trữ tỉnh. Số lượng tài liệu này có thể khơng đầy đủ do nhiều yếu tố nên chưa thể chưa khái quát được toàn diện các mặt hoạt động thực tế của UBHC tỉnh Nam Định trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, nhưng cũng đã phản ánh được hầu hết các mặt hoạt động của tỉnh Nam Định trong giai đoạn lịch sử này. Nguồn thơng tin trong tài liệu đã góp phần làm nổi bật được tinh thần yêu nước, sự cố gắng vượt bậc, tìm tịi, vượt mọi khó khăn của qn và dân Nam Định nói riêng, nhân dân Việt Nam nói chung. Nếu khơng tìm hiểu thơng tin về phông lưu trữ UBHC tỉnh Nam Định, chúng ta khơng thể biết chính xác, cụ thể bối cảnh lịch sử, những thành tựu, hạn chế và những khó khăn gian khổ của cán bộ và nhân dân trong những thời khắc lịch sử khó khăn của dân tộc.
Tài liệu chun mơn có thể kể đến tài liệu phông Kiến trúc sư trưởng (bảo quản tại Trung tâm lưu trữ lịch sử Hà Nội) có 25.308 hồ sơ - 442.000 trang tài liệu, bảo quản trong 1.440 hộp tài liệu, cụ thể như sau:
- Nhóm thứ nhất gồm những hồ sơ về việc cấp giấy phép xây dựng cho các cơng trình thuộc sở hữu của cơ quan, đơn vị (1934 – 2000) trên địa bàn 11 Quận của thành Hà Nội từ hồ sơ số 01 – 9.298;
Ví dụ:
1. Hồ sơ cấp phép cho ơng Thích Vân Anh trùng tu lại chùa Phúc Viên số
111;115 phố Pambert (Nguyễn Trường Tộ) quận Ba Đình – Hà Nội. Năm 1951, Hồ sơ số 01 – hộp 01 – Mục lục số 01;
2. Hồ sơ cấp phép cho trường Trung cấp Mỹ nghệ xây dựng văn phòng và lớp
học tại phường Thịnh Hào, quận Đống Đa, Hà Nội. Năm 1959 – hồ sơ số 1674, hộp số 153 – Mục lục số 02;
3. Hồ sơ cấp phép cho nhà máy cơ khi Hà Nội xây dựng nhà ở tại xã Tam
Khương, quận Đống Đa, Hà Nội. Năm 1960, Hồ sơ số 1715 – hộp số 153 – Mục lục số 02;
- Nhóm thứ hai gồm những hồ sơ cấp giấy phép xây dựng cho các cơng trình thuộc sở hữu tư nhân (1922 – 2000) trên địa bàn 14 Quận của thành phố Hà Nội từ hồ sơ số 9.299 – 25.308;
Nội dung của khối tài liệu trong phông chủ yếu phản ánh công tác cấp phép xây dựng cho các cá nhân cũng như tổ chức trên địa bàn các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội từ năm 1922 – 2000. Nội dung của tài liệu không những là căn cứ pháp lý cho những cơng trình xây dựng mà còn là nguồn sử liệu quan trọng giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu q trình phát triển kinh tế - cơng nghiệp của Hà Nội nói riêng, đất nước ta nói chung qua từng thời kỳ lịch sử đặc biệt của dân tộc nhờ vào nghiên cứu quy mơ, hình thức của các cơng trình, xí nghiệp được xây dựng và đi vào hoạt động.
Ngồi ra, hiện nay cơng tác sưu tập tài liệu quý hiếm, với sự đa dạng về loại hình, xuất xứ đang được các Lưu trữ lịch sử địa phương triển khai mạnh mẽ, tiêu biểu là ở Trung tâm lưu trữ lịch sử thành phố Hà Nội. Với sự đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung, tài liệu lưu trữ tại các Lưu trữ lịch sử địa phương là một nguồn sử liệu, nguồn thông tin tiềm năng vô tận và quý giá để nghiên cứu mọi lĩnh vực đời sống xã hội của địa phương nói riêng, đất nước Việt Nam nói chung.