Tổng quan lịch sử hình thành và phát triển quan hệ với Indonesia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ văn hóa giữa liên bang nga và asean trường hợp việt nam và indonesia (1991 2016) (Trang 52 - 53)

1.1 .Cơ sở lý luận

2.4. Quan hệ văn hóa giữa Nga và Indonesia

2.4.1. Tổng quan lịch sử hình thành và phát triển quan hệ với Indonesia

2.4.1. Tổng quan lịch sử hình thành và phát triển quan hệ với Indonesia Indonesia

Liên bang Xô Viết đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Indonesia vào năm 1950 và là một trong số ít quốc gia cơng nhận nền độc lập của Indonesia sau ách đô hộ của Hà Lan sau Thế chiến thứ II.

Đầu thời kỳ Chiến tranh lạnh, cả hai nước có mối quan hệ rất mạnh mẽ, với những chuyến thăm tích cực của Tổng thống Indonesia – Sukarno đến thăm Moscow và nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev thăm Jakarta. Khi Sukarno bị tướng Suharto lật đổ, mối quan hệ giữa hai quốc gia này đã xấu đi đáng kể, một trong những ngun nhân có thể do chính sách chống cộng của Cộng hịa Indonesia do Suharto thực hiện sau năm 1964. Tuy nhiên, không giống như các mối quan hệ với Trung Quốc, quan hệ ngoại giao vẫn được thực hiện.

Tới thời Gorbachev lên nắm quyền, quan hệ ngoại giao nói chungđã phát triển gần gũi hơn với Indonesia và các nước châu Á khác. Kể từ khi Liên bang Nga được thành lập, mối quan hệ này một lần nữa được cải thiện và có những bước phát triển mạnh mẽ. Dưới sự lãnh đạo của Boris Yeltsin và sau đó là Vladimir Putin, quan hệ ngoại giao nói chung, ngoại giao văn hóa nói riêng phát triển ổn định và có những dấu ấn đậm nét.

Trong lĩnh vực giáo dục, từ năm 1962, Liên Xô đã bắt đầu cho phép sinh viên Indonesia và những người có nguyện vọng có cơ hội tự do giáo dục vào các trường đại học tốt nhất của Liên Xô. Cùng với việc đào tạo sinh viên, Liên Xơ đã thực hiện nhiều chương trình giáo dục và đào tạo khác cho Hải quân Indonesia tại Leningrad và Vladivostok. Liên Xô đã xây dựng một nhà máy thép ở Cilegona ở Indonesia, bệnh viện "Hữu Nghị" và sân vận động Bung Carno…

Các lĩnh vực văn hóa khác cũng được hai bên Chính phủ chú trọng hợp tác. Tuy nhiên, hợp tác về lĩnh vực tôn giáo là một trong những điểm nhấn

trong chính sách ngoại giao của hai bên. Do có những tương đồng về tín ngưỡng hồi giáo và phong trào hồi giáo cực đoan đang dấy lên trở thành nguy cơ tiềm tàng đe dọa tới anh ninh và trật tự xã hội, cả Nga và Indonesia xem hợp tác tôn giáo là quan hệ hai chiều song trùng lợi ích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ văn hóa giữa liên bang nga và asean trường hợp việt nam và indonesia (1991 2016) (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)