Một số khái niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức, quản lý công tác lưu trữ tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (Trang 38 - 39)

1.3.3 .Ý nghĩa tài liệu lưu trữ của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam

2.1. Lý luận chung về tổ chức, quản lý công tác lƣu trữ

2.1.1. Một số khái niệm

2.1.1.1. Tổ chức

Hiện nay, trên thế giới, tổ chức được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Tổ chức có thể hiểu là một thực thể hoặc tổ chức cũng có thể hiểu là một hoạt động (hay là chức năng tổ chức). Trong đề tài này, tác giả sử dụng khái niệm tổ chức là một hoạt động. Với cách tiếp cận này chúng ta có thể hiểu: “Tổ chức là quy trình thiết kế bộ máy, sắp xếp, bố trí, sử dụng và phát triển các

nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu chung”[22;tr.136].

2.1.1.2. Quản lý

Hiện nay, với những nhận thức và các cách tiếp cận khác nhau sẽ có những khái niệm khác nhau về quản lý. Ví dụ như khái niệm của F.W Taylor, H. Fayol, M.P Follet, C. I. Barnarrd, H. Simon, v.v... Tuy vậy, trong đề tài này tác giả sử dụng định nghĩa về quản lý như sau: “Quản lý là tác động có ý thức, bằng quyền lực, theo quy trình của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý để phối hợp các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức trong điều

kiện môi trường biến đổi”[22; tr.12]

2.1.1.3. Công tác lưu trữ

Công tác lưu trữ là một lĩnh vực hoạt động của nhà nước bao gồm tất cả những vấn đề lý luận, thực tiễn và pháp chế liên quan tới việc tổ chức khoa học, bảo quản và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ phục

vụ công tác quản lý, công tác nghiên cứu khoa học lịch sử và các nhu cầu chính đáng khác của các cơ quan, tổ chức, cá nhân [13, tr.15]

Vậy tổ chức, quản lý công tác lưu trữ là quy trình quản lý, thiết kế bộ máy, sắp xếp, bố trí, sử dụng và phát triển các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu của công tác lưu trữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức, quản lý công tác lưu trữ tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)