Thời gian đăng tải tin bài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình trên báo phụ nữ thủ đô, báo phụ nữ thành phố hồ chí minh năm 2015 2016 (Trang 112 - 148)

Báo PNTĐ Báo PNTHCM Tháng Tỷ lệ (%) Tháng Tỷ lệ (%) Tháng 1 5 Tháng 1 3 Tháng 2 5 Tháng 2 4 Tháng 3 15 Tháng 3 16 Tháng 4 5 Tháng 4 3 Tháng 5 5 Tháng 5 2

Tháng 6 20 Tháng 6 23 Tháng 7 6 Tháng 7 7,4 Tháng 8 4 Tháng 8 2,6 Tháng 9 5 Tháng 9 3 Tháng 10 17 Tháng 10 17 Tháng 11 12 Tháng 11 10 Tháng 12 11 Tháng 12 9

Nhìn bảng khảo sát trên cho thấy báo PNTĐ và báo PNTPHCM có thời gian đăng tải các vấn đề về giới bất bình đẳng giớicó sự không đồng đều giữa các tháng trong năm. Đa số được tập trung vào các tháng 3 tháng 6 tháng 10 tháng 11 tháng 12. Đây là những tháng có các ngày kỷ niệm về giới gia đình các tháng hành động cao điểm về ph ng chống bạo lực gia đình bạo lực giới tháng hành động vì bình đẳng giới… Nó cũng cho thấy thực trạng đưa thông tin về vấn đề bất bình đẳng giới bình đẳng giới của cả hai tờ báo vẫn tập trung theo từng đợt cao điểm chứ không dàn trải đồng đều thường xuyên trong các tháng.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở những khảo sát trên các bài báo đã được lựa chọn trong lĩnh vực gia đình trên báo PNTĐ và báo PNTPHCM cho thấy hình thức thể hiện thông điệp bất bình đẳng giới trên hai báo vừa có điểm tương đồng, vừa có điểm khác nhau. Trong số lượng trang dành cho lĩnh vực gia đình cả báo PNTĐ và báo PNTPHCM đều dành số lượng trang nhiều nhất so với các lĩnh vực khác (4 trang trên mỗi số báo).

Trong cách đặt tít bài, cả hai báo đều hướng đến cách đặt tít theo khái quát từ nội dung chính của bài báo mà tác giả muốn chuyển tới công chúng với tỷ lệ cao nhất 45% (báo PNTĐ) và 46% (báo PNTPHCM).Cách đặt tít theo ẩn ý của tác giả trên báo PNTĐ cao hơn báo PNTPHCM 3%. Tuy nhiên ở cách đặt tít bài theo nội dung được trích từ một câu nói trong bài thì báo PNTPHCM lại con hơn báo PNTĐ 2%.

Nguồn đăng tải của tin bài về vấn đề gia đình trên báo PNTĐ và báo PNTHM ph n lớn đều từ nhà báo với tỷ lệ l n lượt là 64% (báo PNTĐ) và 65% (báo PNTPHCM). Điều này phản ánh sự quan tâm của nhà báo về vấn đề này đồng thời báo PNTĐ và báo PNTPHCM cũng đã thực hiện được chức năng đáp ứng nhu c u thông tin của công chúng về vấn đề bất bình đẳng giới đang diễn ra trong gia đình. H u hết thông tin về bất bình đẳng giới được đưa tin theo chiều sâu đáp ứng nhu c u hiểu rõ của công chúng về những tác động tiêu cực của sự bất bình đẳng giới trong gia đình. Từ đó có thay đổi hành vi, xóa bỏ sự bất bình đẳng giới - một mục tiêu mà chính sách của Nhà nước đang thực hiện trong thời gian qua.

Ngôn ngữ trong bài viết được sử dụng trên báo PNTĐ và báo PNTPHCM khi viết về các vấn đề gia đình chủ yếu là lên án, phê phán thể hiện nỗ lực xóa bỏ sự bất bình đẳng giới đang diễn ra trong gia đình đã và đang ngăn cản sự phát triển, tiến bộ, văn minh của gia đình. Một ph n nội dung thông điệp về sự bất bình đẳng giới trong gia đình cũng được chuyển tải qua hình ảnh đi kèm minh họa cho bài viết. Tuy nhiên, cả báo PNTĐ và báo PNTPHCM đều có tỷ lệ trên 47- 48% hình ảnh không sử dụng chú thích bên cạnh tỷ lệ hình ảnh có chú th ch đi kèm trong mỗi bài báo. Điều này đã làm giảm đi hiệu quả thông điệp hướng đến sự bình đẳng giới trong gia đình mà báo PNTĐ và báo PNTPHCM đang hướng đến.

Về thời gian đăng tải báo PNTĐ và báo PNTHCM đều chú trọng tập trung đăng các vấn đề gia đình vào các ngày liên quan đến gia đình giới. Cụ thể là vào tháng 3, có ngày quốc tế phụ nữ 8/3 tháng 6 có ngày Gia đình Việt Nam, tháng 10 có ngày Phụ nữ Việt Nam cùng là tháng hành động bình đẳng giới, tháng 11 (tháng Hành động phòng chống bạo lực gia đình) tháng 12 có ngày Dân số Việt Nam…Việc tập trung đăng nhiều vào các tháng nhấn vào các ngày kỷ niệm, sự kiện liên quan đến gia đình giới đã cho thấy thực tế việc thông tin về vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình của báo PNTĐ và báo TPHCM vẫn tập trung theo đợt cao điểm thay vì thường xuyên dàn trải đều thời lượng thông tin trong các tháng.

Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA THÔNG ĐIỆP CHỐNG BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG GIA ĐÌNH

TRÊN BÁO PNTĐ VÀ BÁO PNTPHCM 4.1. Giải pháp chungcho báo PNTĐ và báo PNTPHCM

4.1.1. ề cách th c l m việc của tòa so n

Báo PNTĐ và báo PNTPHCM là cơ quan ngôn luận của Hội Phụ nữ đối tượng tuyên truyền chính là các hội viên phụ nữ. Do đó các nội dung tuyên truyền mảng phụ nữ, tr em, các vấn đề về giới, bảo vệ quyền lợi cho giới được chú trọng. Tuy nhiên, từ thực tiễn của hai tòa soạn báo cho thấy, mặc dù dành nhiều trang cho lĩnh vực gia đình nhưng vị trí của các nhà báo trong mảng gia đình không có vai tr chủ đạo chiến lược giống như các mảng "nóng" trong xã hội như: giao thông ô nhiễm môi trường, trật tự xây dựng đô thị...

Kết quả phỏng vấn sâu đối với các nhà báo, biên tập viên, phóng viên trong phạm vi nghiên cứu của luận văn cho thấy vị mức độ đ u tư của các tòa soạn cho các nhà báo viết về mảng gia đình vẫn còn thấp hơn so với các mảng có tính chất “đánh đấm” phản biện các vấn đề nóng của xã hội. 65% số nhà báo viết về lĩnh vực gia đình được hỏi về vai trò vị trí cho rằng vai trò chiến lược của họ trong tòa soạn thấp hơn so với các lĩnh vực khác. 85% số nhà báo thừa nhận mức nhuận bút mà tòa soạn chi trả cho các bài báo viết về gia đình thấp hơn so với các bài báo viết về các lĩnh vực xã hội giao thông đô thị, y tế... Chỉ có 15% thừa nhận mức nhuận bút tương đồng với các bài báo ở các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, mức nhuận bút này là dành cho những bài điều tra, phóng sự với những đề tài đang thật sự "nóng", gây bất bình trong xã hội như: thảm án gia đình bạo lực gia đình... Nguyên nhân là do quan niệm của ban biên tập cho rằng các đề tài về lĩnh vực gia đình thường dễ viết hơn các mảng khác. Mức độ đ u tư cho các nhà báo khi thực hiện đề tài cũng không c n nhiều.

Ngoài các tác phẩm phóng sự điều tra có mức nhuận bút tương đương với các tác phẩm ở các lĩnh vực khác, còn lại các tác phẩm ở thể loại phản ánh tư vấn, tọa đàm thảo luận... nhuận bút chỉ bằng 75% so với các tác phẩm khác. Ch nh điều này đã có tác động không nhỏ đến tâm lý các nhà báo, cộng tác viên khi viết về

mảng gia đình. Sự sáng tạo, sức cống hiến trong công việc của các nhà báo sẽ giảm xuống, nhiều cộng tác viên có kiến thức chuyên môn cao cũng từ chối viết về mảng này khi chế độ đãi ngộ không được tương xứng.

Do đó về phía tòa soạn báo PNTĐ báo PNTPHCM c n có sự nhìn nhận đúng đắn vai trò của các nhà báo viết về mảng gia đình c n có sự đãi ngộ tương xứng về thu nhập, nhuận bút cho các các cộng tác viên thường xuyên viết mảng gia đình cho báo tương xứng. Khi đã xác định mảng gia đình là ưu thế của tờ báo dành cho giới nữ mà những tờ báo khác không có được thì Ban biên tập c n phát huy ưu thế đó lấy nó làm thế mạnh. Bởi bên cạnh nhu c u thông tin cho độc giả các vấn đề gia đình báo PNTĐ và báo PNTPHCM c n phải thực hiện nhiệm vụ mà tờ báo phải đảm nhận đó là thực hiện tốt việc truyền thông về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ gia đình văn minh hạnh phúc.

4.1.2. T o điều kiện cho các phóng viên, nh báo, biên tập viên viết về lĩnh vực gia đình được nâng cao kiến th c chu ên môn.

Các nhà báo viết về lĩnh vực gia đình phải được thường xuyên cung cấp các kỹ năng c n thiết trong truyền thông thúc đẩy bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình: truyền thông có nhạy cảm giới; các kỹ năng tiếp xúc đối tượng, khai thác thông tin; xây dựng trình tự đưa tin viết bài cơ sở; phương pháp tiếp cận các nguồn thông tin đa dạng về bình đẳng giới và bạo lực gia đình cũng như các kiến thức

pháp luật liên quan đến các lĩnh vực này. Có như vậy thì mới đảm bảo được chất

lượng thông tin tuyên truyền mà các tờ báo đang thực hiện.

Tuy nhiên hiện nay, sự quan tâm tạo điều kiện cho các nhà báo viết về mảng gia đình ở tòa soạn báo PNTĐ và báo PNTPHCM lại chưa được quan tâm đ u tư đúng mức. Kết quả phỏng vấn sâu trong phạm vi mẫu khảo sát của luận văn cho thấy sự đ u tư nâng cao kiến thức cho các nhà báo vẫn tập trung ở các lĩnh vực có nhiều tuyến bài phóng sự điều tra hơn. Số nhà báo được tòa soạn cử đi học các lớp nâng cao nghiệp vụ chuyên môn do Hội nhà báo Việt Nam, Hội nhà báo thành phố tổ chức, hoặc các lớp tập huấn do các Bộ ban, ngành khác tổ chức vẫn tập trung ở các lĩnh vực giáo dục y tế, an ninh trật tự giao thông đô thị, môi trường chiếm 70- 80%. Chỉ có 20-30% số nhà báo, biên tập viên làm ở lĩnh vực gia đình được tham

gia các lớp học nâng cao nghiệp vụ. Số nhà báo được tòa soạn đ u tư nâng cao trình độ chuyên môn ở lĩnh vực gia đình cũng có sự chọn lọc, tập trung vào nhà báo thường xuyên viết phóng sự điều tra mảng gia đình c n các phóng viên phụ trách các mảng tâm l gia đình thì rất t được cử đi học.

Vì vậy, giải pháp đưa ra là báo PNTĐ và báo PNTPHCM nên tổ chức thường xuyên các khóa đào tạo hoặc gửi phóng viên đến các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn để nâng cao chuyên môn cho nhà báo, phóng viên. Thay vì việc các nhà báo, phóng viên lĩnh vực gia đình phải phụ thuộc vào các lớp tập huấn được tổ chức từ các dự án, hoạt động không thường xuyên của các tổ chức, hội nhà báo... như lâu nay.

Trong quan niệm của mọi người gia đình vẫn được xem là chốn riêng tư có sự ảnh hưởng và tác động rất lớn đến hạnh phúc của các thành viên gia đình nếu như nhà báo khi đưa tin không ch nh xác không có sự nhân văn nhân đạo khi truyền tải thông điệp. Thực tế cho thấy do ảnh hưởng của tính chất giật gân báo chí thời thị trường, nhiều trường hợp tin bài đăng trên báo ch đã vi phạm đến các điều khoản như tiết lộ thông tin cá nhân của nạn nhân bị bạo lực gia đình bị xâm hại, đặc biệt là đối với tr em... Từ đó nhà báo sử dụng ngôn từ thiếu chuẩn mực, kỳ thị, định kiến giới điều này làm ảnh hưởng đến nạn nhân cũng như mang lại hiệu quả truyền thông ngược lại có tác động xấu đối với xã hội.

Bên cạnh đó t a soạn c n đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên hoạt động trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Đồng thời tăng cường cộng tác viên là các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội để tham gia tư vấn, viết bài cho các chuyên mục trong lĩnh vực gia đình trên hai báo.

Tòa soạn báo PNTĐ và báo PNTPHCM nên tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác hoạt động tích cực trong các lĩnh vực có liên quan như các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, các mạng lưới hoạt động chuyên trong lĩnh vực gia đình giới, bình đẳng giới như: Gencommet Dovipnet NEW Csaga... để cập nhật thông tin, thực hiện các dự án can thiệp bồi dưỡng nghiệp vụ báo ch để cập nhật kiến thức, kỹ năng làm báo hiện đại. Cập nhật đa dạng hóa các hình thức tiếp cận và định hướng thông tin về những vấn đề phát sinh xu hướng biến đổi về gia đình và các vấn đề liên quan.

Chính những giải pháp này sẽ giúp các tòa soạn nâng cao chất lượng tin bài, nâng cao ý thức, kỹ năng làm báo của nhà báo, phóng viên, biên tập viên khi viết về lĩnh vực gia đình.

4.1.3. ề nội dung và hình th c đưa tin

Về hình thức

- Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, hình ảnh đăng tải có sự cân bằng giới trong gia đình

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy báo PNTĐ và báo PNTPHCM rất chú trọng trong việc thông tin về bình đẳng giới trong gia đình. Các chuyên mục, chuyên trang được xây dựng để đăng tải về vấn đề này rất được đ u tư và chú trọng. Để thể hiện vấn đề gia đình theo nhiều góc độ, cả báo PNTĐ và báo PNTPHCM đã xây dựng rất nhiều chuyên mục nhỏ. Điều này giúp độc giả được tiếp nhận thông tin về gia đình đa dạng và phong phú hơn. Vì vậy, cả hai tờ báo đã phát huy được hiệu quả truyền thông đối với các thông điệp về gia đình đặc biệt là đưa ra các thông điệp chống bất bình đẳng giới trong gia đình.

Tuy nhiên, vì là tờ báo giới nên trong định hướng tuyên truyền của báo PNTĐ và báo PNTPHCM vẫn có cái nhìn nặng về giới. Do đó các chuyên trang chuyên mục trong các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực gia đình nói riêng vẫn nghiêng về giới nữ nhiều hơn. Cụ thể trong lĩnh vực gia đình báo PNTĐ đã xây dựng những chuyên mục cố định thiên về giới nữ. Theo đó các vấn đề trong bài viết thường trung bàn về các vấn đề liên quan của giới nữ.

Ví dụ, chuyên mục cố định "Cùng con khôn lớn" được đăng tải thường xuyên trên báo PNTĐ. Ở chuyên mục này đăng tải những tin bài về vấn đề nuôi dạy con cái. Tuy nhiên, nội dung thông điệp mà các bài báo đưa ra đều nói đến vai trò nuôi dạy chăm sóc con cái là của người mẹ người bà. Theo đó con cái ngoan là công lao của người mẹ con cái hư là lỗi của mẹ của bà. Điều này vô hình chung truyền đi sự bất bình đẳng giới trong chức năng xã hội hóa của gia đình. Trong khi việc chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục con cháu trong gia đình ở thời hiện đại là bình đẳng đối với cha mẹ, ông bà.

Tương tự, chuyên mục "Chuyện chị em mình" (báo PNTĐ) chuyên mục "Tâm sự e va" (báo PNTPHCM) luôn viết về các vấn đề của nữ giới trong công việc bếp núc chăm sóc con cái chăm sóc gia đình. Vai tr của nam giới t được nhắc đến trong chuyên mục này, nếu được nhắc đến thì cũng trong hình ảnh người đàn ông gia đình có quyền hành, thoát ly khỏi các công việc tề gia nội trợ...

Chuyên mục "Đàn ông nói" trên báo PNTPHCM luôn đưa ra vấn đề giới góc nhìn của đàn ông. Từ đó cách giải quyết cũng nghiêng về nam giới nhiều hơn nữ giới...

Hay khi đưa ra một hình ảnh tuyên truyền, hình ảnh nữ giới vẫn được ưu tiên đăng tải hơn là hình ảnh nam giới. Tuy nhiên, hình ảnh nữ giới thường xuất hiện trong tư cách là nạn nhân. Ví dụ đối với các bài báo viết về bạo lực gia đình hình ảnh minh họa đi kèm theo nội dung bài báo chủ yếu là hình ảnh nạn nhân là phụ nữ, thủ phạm là nam giới t được đăng tải. Những hình ảnh phụ nữ cam chịu bạo lực, nam giới được "quyền" đánh vợ đánh con được đăng tải nhiều l n đã vô tình khiến cho độc giả cho rằng đó là sự bình thường, không nghiêm trọng. Từ đó bình thường hóa sự bất bình đẳng đang diễn ra. Điều mà lẽ ra c n được xem là nghiêm trọng, c n

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình trên báo phụ nữ thủ đô, báo phụ nữ thành phố hồ chí minh năm 2015 2016 (Trang 112 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)