Vấn đề được đề cập phản ánh trong chức năng an sinh gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình trên báo phụ nữ thủ đô, báo phụ nữ thành phố hồ chí minh năm 2015 2016 (Trang 83 - 89)

BÁO PHỤ NỮ THỦ ĐÔ (số lƣợng/tỷ lệ%)

Năm Thỏa mãn nhu cầu tình cảm Nghĩa vụ chăm sóc, phụng

dƣỡng bố mẹ già Vợ Chồng Con Các thành viên khác BĐ giữa các thành viên Con trai Con gái các thành viên khác Bốmẹ tự lập 2015 15,2 38,9 23,6 10,1 12,2 46,5 26,7 9,2 17,5 2016 17,9 37,4 22,0 9,9 12,8 50,9 20,3 13,1 15,8 BÁO PHỤ NỮ TPHCM 2015 19,7 45,6 18,7 8,4 7,6 37,6 18,5 20,8 23,1 2016 21,4 45,7 18,0 7,6 7,3 37,9 19,6 13,1 29,4

Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.1.4, chúng tôi nhận thấy số lượng bài báo có nội dung phản ánh nhu c u thỏa mãn tình cảm của vợ, chồng, con cái, các thành viên khác trong gia đình trên cả báo PNTĐ lẫn báo PNTPHCM đều có số lượng cao hơn so với các chức năng gia đình khác. Dựa theo số liệu khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy sự bất bình đẳng giới trong nhu c u thỏa mãn tình cảm chủ yếu giữa vợ và chồng. Số lượng bài báo có nội dung thể hiện nhu c u thỏa mãn tình cảm của người chồng cao hơn nhiều l n đối với vợ. Số liệu khảo sát trên báo PNTĐ, tỷ lệ bài cócó nội dung đề cập đến nhu c u thỏa mãn tình cảm của người vợ là 15 2% (năm 2015) và 17 9% (năm 2016) của người chồng là 38 9% (năm 2015) và 37 4% (năm 2016). Cùng nội dung này số liệu trên báo PNTPHCM: của người vợ là 14 7% (năm 2015) và 21 4% (năm 2016).Như vậy, ở nhu c u thỏa mãn tình cảm, báo PNTPHCM có số lượng bài truyền tải thông điệp bất bình đẳng cao hơn báo PNTĐ. Qua phân tích các bài báo, nội dung đề cập đến sự hưởng thụ đ i hỏi đáp ứng về tình cảm, tinh th n của người chồng được thể hiện ở góc độ "quyền được hưởng". Trong khi đó nhu c u của người vợ được đề cập dưới góc độ khao khát, mong muốn và được đặt sau những trách nhiệm nghĩa vụ mà họ phải gánh vác trong gia đình.

Sự bất BĐG được thể hiện qua các hành vi xung đột giữa các mối quan hệ vợ chồng, bố mẹ và con cái, hay giữa các thế hệ anh chị em trong gia đình. Việc người chồng tự cho mình có quyền ra ngoài hưởng thụ đáp ứng các nhu c u về tâm lý, tình cảm của mình trong khi người vợ vẫn bị gắn chặt vào các nghĩa vụ đã nảy sinh mâu thuẫn về tâm lý, tình cảm.

"Làm trụ cột kinh tế gia đình, anh mặc định luôn mình là người có quyền lực quyết định mọi vấn đề. Vậy nên anh trở thành "vua" trong nhà. Đi làm về mệt hay khỏe, anh cũng chỉ ngồi chơi với con, không thì xem ti vi chờ vợ dọn cơm. Con ốm đau, sạch hay bẩn, chị phải quán xuyến tất cả dù anh có ở nhà hay không. Trước khi anh đi làm, quần áo là ủi tinh tươm. Dần dần, chị biến thành "người hầu" của anh và hai đứa con, chỉ biết phục vụ người khác mà không được quyền đòi hỏi.

Nhiều lúc, chỉ tủi thân rớt nước mắt...." (Ở nhà nội trợ, vợ thành "Osin", Thu Vân,

Báo PNTĐ số 27, ngày 06/07/2016). Câu chuyện của người vợ trong bài báo cho thấy người chồng cậy quyền mình làm ra kinh tế trong nhà nên có quyền được hưởng thụ, vợ con phải phục vụ lại mình. C n người vợ, chị làm sống cam chịu, không được đ i hỏi về cả vật chất lẫn tinh th n bởi mặc cảm ở nhà ăn bám chồng, không làm ra tiền nên không có quyền. Nhu c u thỏa mãn tinh th n, tình cảm của chị đã không được đáp ứng, thậm ch không được lên tiếng đ i hỏi điều đó ở chồng.

"Hơn 10 làm vợ, hai đứa con đã lớn nhưng cái cảnh xin tiền chồng đi chợ, mua tấm áo manh quần, đóng tiền học cho con... của chị vẫn không thay đổi. Đời chị có lẽ đã chấp nhận trôi đi trong những tháng ngày buồn tẻ và mặc cảm chất chồng... Hơn 10 năm sống cạnh người chồng không biết tôn trọng vợ, trong chị chất

chứa bao buồn tủi..." (Chiếc lồng son lạnh giá - Thùy Gương Báo PNTPHCM số

146, ngày 28/12/2015). Câu chuyện của người vợ lấy được chồng đại gia ngỡ cuộc sống sẽ được sung sướng. Nhưng 10 năm làm vợ, chị sống trong cảnh bị bạo hành tinh th n lẫn kinh tế đến kiệt quệ sức lực. Nhu c u thỏa mãn về tình cảm hay đời sống tinh th n không được đáp ứng, thậm chí chị h u như không có quyền đ i hỏi điều đó.

Có bài báo còn mặc định luôn việc người chồng thõa mãn các nhu c u giải trí của bản thân giống như một đặc tính giới. Ví dụ như bài: "Không ham chơi không

phải đàn ông!" đăng trên báo PNTPHCM ra ngày 18/11/2015, tác giả đề cập đến vấn đề đàn ông ham chơi với các sở thích cá nhân giống bản chất của đàn ông và phụ nữ phải chấp nhận điều đó tự điều chỉnh bản thân cho phù hợp với sự ham chơi đó của chồng. Họ thay vì có quyền bình đẳng trong việc thỏa mãn các nhu c u cá nhân bên ngoài như chồng thì lại phải chấp nhận dẹp bỏ, hoặc không đề cập đến để lo công việc gia đình.

Hay tâm sự của người vợ trong bài "Ai cũng có khoảng trời riêng" đăng trên

báo PNTPHCM ra ngày 18/11/2015, chị kể: "Chồng tôi là một nhiếp ảnh gia, anh

thường tự hào "khoe" với tôi thành tích hơn 50 năm "ham chơi" của mình. Mải miết với đam mê, với đời sống nghệ thuật và các mối quan hệ khác, đôi khi anh không có thời gian để lo cho chính mình. Từ khi bước vào hôn nhân, anh vẫn sáng đi tối về, vẫn ham chơi như vậy. Nhưng đó là bầu trời của anh, tôi không thể che lấp hay xóa bỏ được... Dù chồng ham chơi nhưng anh vẫn làm trong trách nhiệm trong gia đình, và quan trọng là tôi biết chấp nhận...".

Cũng trong bài báo đó một ý khác nêu quan điểm: "Khi lập gia đình đàn bà luôn biết tìm cách kiềm chế những hứng thú cá nhân để vun vén cho mái ấm. Ngược lại đàn ông vẫn ham chơi như thuở c n độc thân. Lý giải điều này không khó vì đàn ông Việt vẫn quan niệm góc bếp là dành cho phụ nữ còn nam giới thì chí tại thiên hạ. Cái tật ham chơi được ngụy biện muôn hình vạn trạng. Thậm chí vợ quá sức chịu đựng dẫn đến ly hôn thì chống chế "quân tử xả thân vì bằng hữu...".

Ngược lại, nếu phụ nữ "ham chơi" một chút giống đàn ông như tụ tập, hội họp, cụng ly ở các quán nhậu thì lập tức bị phản đối và xem đó là việc không nên, là... buông thả. Việc đ i quyền bình đẳng kiểu này là không hợp lý.

Trong bài báo "Chỉ nên bình đẳng ở mức độ nhất định" đăng trên báo

PNTPHCM ra ngày 23/11/2016, tác giả Gia Khiêm nêu lên quan điểm: "Theo tôi

mong muốn bình đẳng của chị em là hoàn toàn hợp lý, nhưng có những việc phụ nữ khó có thể so bì với đàn ông và cũng không nên tự cho phép mình có quyền giống họ. Thứ nhất chuyện lê la quán sá. Mỗi sáng, quán nào cũng tấp nập khách mà phần đông là chị em. Họ ngồi theo nhóm, ăn uống nói cười...Không biết quỹ thời gian của các chị em đó như thế nào nhưng tôi thấy việc này không hay. Đương

nhiên chị em giỏi kiếm tiền thì cũng có quyền tụ tập bạn bè nơi quán sá, tự cho mình những phút giây thư giãn nhưng phải có giới hạn. Ngồi lê suốt buổi như thế không phù hợp với tính cách phái đẹp chút nào. Thứ hai, chuyện nhậu, lần nào cùng bạn bè đến quán nhậu, tôi đều thấy các bóng hồng. Họ cũng lớn tiêng kêu bia, cụng ly, vô vô...Chị em có quyền đấu tranh giải phóng mình khỏi những ràng buộc để sống thoải mái hơn nhưng không nên dựa vào hai chữ bình đẳng để cho phép mình buông thả".

Ngoài nội dung phản ánh sự BĐG về nhu c u thỏa mãn tình cảm của vợ chồng thì vấn đề bất BĐG còn thể hiện ở bộ phận cha mẹ già và con cái. Quyền được con cái yêu thương được chăm sóc về đời sống tinh của cha mẹ h u như được phản ánh dưới góc độ hi sinh hoặc bị... bỏ quên.

Văn hóa truyền thống của gia đình Việt lâu nay vẫn quan niệm bố mẹ sinh con ra sẽ phải có trách nhiệm lo cho con đến trọn đời. Vì vậy, họ không chỉ có nghĩa vụ nuôi dưỡng chăm sóc con cái cho đến khi trưởng thành, mà họ vẫn sẽ phải tiếp tục quan tâm, lo lắng giúp đỡ con cháu cho đến khi nhắm mắt xuối tay. Điều này lý giải vì sao hiện nay các bậc bố mẹ già vẫn xem nghĩa vụ chăm sóc cháu cho các con là nghĩa vụ của mình. Họ không chỉ thực hiện nghĩa vụ đó bằng kinh tế mà còn cả bằng sức lực. Chấp nhận hi sinh mọi nhu c u tình cảm, sở th ch cá nhân để giúp con cháu. Trong khi đó con cái cho rằng đó là trách nhiệm của cha mẹ, ông bà phải lo cho con cái nên nhận sự hi sinh của cha mẹ mà ít khi có sự quan tâm trở lại.

Rất nhiều nội dung bài báo đề cập đến vấn đề cha mẹ già không được con cháu quan tâm đến đời sống tinh th n, tình cảm riêng tư. Nhiều bậc cha mẹ già đặc biệt là cha mẹ già ở đô thị phải sống trong nỗi cô đơn thiếu thốn về tình cảm tinh th n. Dù sống chung một nhà nhưng họ vẫn không được thỏa mãn sự chăm sóc về tinh th n hàng ngày, thậm chí nhu c u đó bị bỏ quên triền miên hết năm này qua năm khác bởi sự bận rộn của con cháu. Nhiều người già không được sống cùng con cái do mô hình gia đình hạt nhân thời hiện đại. Họ không được gặp con cháu trong một thời gian dài dù sống cùng trong một thành phố. Bố mẹ già cả đời không biết đến một chuyến du lịch đây đó trong khi con cháu năm nào cũng "bay" đi nghỉ hết nơi này nơi khác.

Một sự bất BĐG khác được diễn ra trong gia đình ở bố mẹ là nhu c u tình cảm riêng tư của họ ở tuổi xế chiều. Theo số liệu thống kê, hiện nay tình trạng mất cân bằng giới tính ở bộ phận người cao tuổi đang ngày một gia tăng. Tình trạng người cao tuổi (NCT) độc thân, sống cô đơn khá phổ biến. Theo số liệu của Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 2009, ngày càng có nhiều NCT sống góa vợ (chồng), số lượng cụ bà góa chồng cao g n 5,5 l n số cụ ông góa vợ. Số cụ bà sống ly hôn, ly thân cũng cao hơn số cụ ông sống ly hôn, ly thân 2,2 l n. Đặc biệt, tỷ lệ người già sống cô đơn hoặc hộ gia đình chỉ có hai vợ chồng già tăng đột biến. Chỉ trong 15 năm (1993 - 2008), tỷ lệ này tăng hơn gấp đôi (từ 12% lên 30%). Một điểm rất đáng lưu là nếu tình trạng mất cân bằng giới tính ở tr em do số tr trai cao hơn số tr gái (112,3/100), thì tình trạng này ở NCT lại ngược lại - số phụ nữ đang lớn hơn nhiều so với nam giới.

Số liệu từ kết quả nghiên cứu của Trung ương Hội NCT Việt Nam cũng cho thấy, tỷ lệ NCT bị đối xử không tốt như: Về cảm giác buồn hoặc thất vọng, tỷ lệ NCT có cảm giác này ít nhất một vài l n trong tu n là khoảng 40%. Tỷ lệ NCT có cảm giác này dao động từ 7-8% song tăng g n gấp 2 ở nhóm NTC trên 80 tuổi (15 5%). Đặc biệt có g n 30% NTC không thể chia s với ai khi cảm thấy không vui hoặc buồn.[14]

Trên cả báo PNTĐ lẫn báo PNTTPHCM đều đăng tải về vấn đề bố mẹ già bị thiếu hụt về đời sống tinh th n, nhu c u tình cảm riêng tư không được đáp ứng. Đặc biệt là ở bộ phận bố mẹ khuyết nửa đơn thân muốn tái hôn. Số lượng phụ nữ tái hôn khi con cái đã trưởng thành được phản ánh dưới góc độ phản đối, phê phán từ góc độ của con cháu. Họ cho rằng người phụ nữ đã hi sinh cả tuổi thanh xuân cho con cháu thì việc tái hôn ở tuổi trung niên hoặc tuổi xế chiều không còn quan trọng. Đa số vẫn cho rằng, những người mẹ người bà nên tiếp tục "sống vì con cháu" thay vì nghĩ đến hạnh phúc tình cảm cá nhân. Trong khi đó đàn ông có định tái giá vẫn nhận được sự ủng hộ và cái nhìn không mang nhiều định kiến giống như phụ nữ. Đàn ông nếu sống cô đơn có thể ra ngoài giải quyết nhu c u tình cảm, sinh lý, tìm kiếm một sự chăm sóc đời sống tinh th n từ một người phụ nữ tr hơn. Nhưng nếu

phụ nữ cùng ở độ tuổi đó làm điều ấy thì bị quy là "mất đạo đức", không giữ đúng phẩm hạnh, và sẽ làm ảnh hưởng xấu đến con cháu gia đình. Đó là l do đa số con cháu phản đối việc mẹ, bà của mình tìm bạn khi đã có tuổi.

Nghĩa vụ chăm sóc phụng dưỡng bố mẹ già cũng được đề cập nhiều trong chức năng an sinh trên cả báo PNTĐ và báo PNTPHCM. Kết quả khảo sát cho thấy, nghĩa vụ chăm sóc phụng dưỡng bố mẹ già vẫn được kỳ vọng ở con trai. Đây là quan niệm truyền thống lâu nay của gia đình Việt. Do đó đại đa số bài viết đề cập đến trách nhiệm của con trai khi lập gia đình phải có trách nhiệm sống chung để phụng dưỡng bố mẹ già. Con gái đi lấy chồng vẫn phải gắn liền với nghĩa vụ sống chung, làm dâu để chăm sóc bố mẹ chồng. Tuy nhiên do mô hình gia đình biến đổi trong thời hiện đại nên việc bố mẹ và con cái sống chung khi lập gia đình đã không c n phổ biến. Nhiều con trai khi lấy vợ đã tách ra ngoài sống riêng. Do đó xu hướng bố mẹ sống riêng tự lập với con cháu thay vì sống chung theo quan niệm "tr cậy cha, già cậy con" như trước. Một số cha mẹ già còn sống riêng trong nhà dưỡng lão.

Kết quả phân tích cho thấy quan niệm coi trọng con trai và trách nhiệm giới trong việc chăm sóc bố mẹ trong gia đình vẫn còn tồn tại sự bất bất bình đẳng trên cả báo PNTĐ và báo PNTPHCM. Dù thời hiện đại, luật pháp quy định con trai và con gái đều có trách nhiệm chăm sóc phụng dưỡng bố mẹ già bình đẳng như nhau. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng bố mẹ vẫn chủ yếu thuộc về con trai. Điều này sẽ dẫn tới việc các gia đình vẫn coi trọng việc sinh con trai để nối dõi và chăm sóc bố mẹ khi về già. Đây là nguyên nhân dẫn tới bất bình đẳng giới khi sinh đang diễn ra tr m trọng hiện nay.

Nhìn vào số liệu khảo sát cho thấy, báo PNTĐ và báo PNTHCM đều đưa ra thông điệp bình đẳng về nghĩa vụ chăm sóc bố mẹ già đối với các thành viên trong gia đình. Nhưng số lượng bài mang thông điệp này chỉ khoảng 20%. Xu hướng bố mẹ già sống tự lập, chủ động cuộc sống khi mô hình gia đình hạt nhân phát triển cũng được báo PNTĐ và báo PNTHCM phản ánh.

Tóm lại, ở chức năng an sinh gia đình báo PNTĐ và báo PNTHCM đều có tỷ lệ bài phản ánh cao nhất so với các chức năng gia đình khác. Thông điệp bất

BĐG thể hiện rõ nhất trên cả hai tờ báo này ở vấn đề thỏa mãn nhu c u tình cảm. Cụ thể, sự bất BĐG diễn ra rõ nhất trong nhóm vợ chồng. Nhu c u thỏa mãn tình cảm của người chồng cao hơn nhiều l n so với người vợ. Tiếp đến là nhu c u thỏa mãn tình cảm của nhóm con cái. Thông điệp bất BĐG trong vấn đề chăm sóc bố mẹ già cũng được thể hiện rõ nét trên báo PNTĐ và báo PNTPHCM. Tuy nhiên vấn đề này lại được truyền tải trên cả hai báo t hơn vấn đề thỏa mãn nhu c u tình cảm.

2.2. Thông điệp bất bình đẳng trong các mối quan hệ gia đình

Sự bất bình đẳng giới trong gia đình về thực chất chỉ là sự phản ánh địa vị thấp kém của phụ nữ trong xã hội. Nếu hôn nhân đi từ qu n hôn đến hôn nhân cặp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình trên báo phụ nữ thủ đô, báo phụ nữ thành phố hồ chí minh năm 2015 2016 (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)