Mở đ u
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của truyền thông đại chúng được vận dụng cho nghiên cứu bình đẳng giới và bất bình đẳng
Chương 2: Nội dung thông điệp bất bình đẳng giới trong gia đình phản ánh trên Báo PNTĐ Báo PNTPHCM
Chương 3: Hình thức thể hiện thông điệp bất bình đẳng giới trên báo PNTĐ báo PNTPHCM
Chương 4: Giải pháp nhằm nâng cao cách thể hiện thông điệp chống bất bình đẳng giới trong gia đình trên Báo PNTĐ Báo PNTPHCM
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG ĐƢỢC VẬN DỤNG CHO NGHIÊN CỨU BÌNH ĐẲNG GIỚI
VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG 1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài
Truyền thông
Thuật ngữ “truyền thông” có nguồn gốc từ tiếng Latinh “Communicare” nghĩa là biến nó thành thông thường, chia s , truyền tải.
Truyền thông (communication) là một quá trình truyền đạt thông tin, là một dạng hoạt động căn bản của bất cứ một tổ chức nào mang tính chất xã hội. Truyền thông c n được xem là quá trình liên tục trao đổi để dẫn tới sự thay đổi hành vi và nhận thức của con người.
Năm 1948 mô hình truyền thông đ u tiên được đưa ra bởi nhà chính trị học Harol D.Lasswell. Theo đó quá trình truyền thông bao gồm: Người phát tin- kênh truyền thông - người nhận tin. Đây là mô hình khá đơn giản, dễ hiểu, dễ chấp nhận và thông dụng trên toàn thế giới.: Ai nói cái gì - bằng kênh nào - hướng tới đối tượng nào. Tuy nhiên mô hình này cũng có khuyết điểm, đó là t nh đơn chiều, không có sự phản hồi lại và t nh tương tác quá trình truyền thông như một đường thẳng (tuyến tính). Với công thức truyền thông này người ta dễ rơi vào khuynh hướng chỉ quan niệm về người nhận tin như một người nhận tin thụ động.
Ngƣời phát tin kênh truyền tin ngƣời nhận tin
Sơ đồ 1: Mô hình truyền thông tuyến t nh
Sau này, một số nhà nghiên cứu khác đã bổ sung thêm yếu tố nhiễu (noise) và phản hồi (feedback) tạo nên quá trình truyền thông khép kín, có thể xem xét được sự tác động và hiệu quả thông tin đến công chúng. Trong đó bao gồm 4 giai đoạn như sau: phát tin truyền tin, nhận tin, phản hồi.
Trong truyền thông người ta phân chia ra các dạng thức, loại hình khác nhau nhằm khu biệt các mô hình, cách thức tổ chức liên kết các yếu tố hoạt động truyền thông. Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau sẽ có các cách phân loại khác nhau như:
truyền thông nội bộ cá nhân, truyền thông liên cá nhân, truyền thông nhóm, truyền thông đại chúng.
Truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chúng (mass communication) là quá trình truyền đạt thông tin một cách rộng rãi dến mọi người thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: báo ch phát thanh truyền hình báo điện tử....
Khái niệm truyền thông đại chúng được định nghĩa theo nhiều cách khác bởi các tác giả nghiên cứu khác nhau.
Tác giả Mai Quỳnh Nam cho rằng: Truyền thông địa chúng là toàn bộ những phương tiện lan truyền thông tin như báo ch truyền hình, phát thanh, internet... tới những nhóm công chúng lớn. Đặc điểm của các phương tiện truyền thông đại chúng là các tin tức từ hệ thống này được chuyển đến công chúng một cách nhanh chóng, đều đặn và gián tiếp. Nó vừa phải hướng tới đối tượng công chúng nói chung, vừa phải quan tâm đến nhu c u thông tin của các nhóm công chúng cụ thể. Hoạt động của truyền thông đại chúng luôn chịu sự tác động từ hai phía.: Phía thứ nhất từ các thiết chế xã hội mà phương tiện đó là công cụ (như các tờ báo của các tổ chức chính trị xã hội), phía thứ hai là công chúng.
Truyền thông đại chúng c n được hiểu là giao tiếp đại chúng. Đó là quá trình truyền bá với số lượng lớn nội dung giống nhau cho những cá nhân và những nhóm đông người trong xã hội, dựa vào những yếu tố kỹ thuật truyền bá tập thể gọi là media.
Tác giả Nguyễn Văn Dững cho rằng: "Về phương diện lý thuyết, truyền thông đại chúng là một trong những khái niệm cơ bản, chiếm vị trí trung tâm, nền tảng trong hệ thống lý luận báo chí-truyền thông nói chung. Trên phương diện thực tiễn, truyền thông đại chúng là một lực lượng xã hội rất quan trọng trong việc tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội hàng ngày, trên phạm vi quốc gia, quốc tế, khu vực hay trong khuôn khổ gia đình". [4]
Còn theo tác giả Tr n Hữu Quang thì: Truyền thông đại chúng là một quá trình xã hội đặc thù bao gồm ba thành tố sau:
Hoạt động truyền thông: săn tin quay phim chụp ảnh, viết bài, biên tập, dựng, xuất bản, phát hành, phát sóng.
Các nhà truyền thồng bao gồm các tổ chức truyền thông như: các t a soạn báo đài phát thanh đài truyền hình, các nhà báo, phóng viên, biên tập viên...
Công chúng độc giả hoặc khán thính giả.
Dưới góc độ xã hội học, truyền thông đại chúng được nghiên cứu như một quá trình xã hội, xuất phát từ thiết chế truyền thông đại chúng đại chúng đến với công chúng và tạo hiệu quả xã hội trong nhận thức, hành vi của công chúng theo những hiệu ứng xã hội mà các phương tiện thông tin đại chúng hướng tới. [5]
Báo in
Báo in là những ấn phẩm xuất bản định kỳ, bằng ký hiệu chữ viết, hình ảnh và các ngôn ngữ phi văn tự, thông tin về các sự kiện và vấn đề thời sự, phát hành rộng rãi và định kỳ nhằm phục vụ công chúng nhóm đối nào đó với mục đ ch nhất định.
Thuật ngữ báo in được dùng trong luận văn này để chỉ những tờ báo phát hành trong tu n, không bao chứa loại hình tu n san, nguyệt san, các ấn phẩm định kỳ mang tính chất tiếp thị, quảng cáo.
Thông điệp
Trong báo chí, thông điệp mang nghĩa rộng lớn hơn có thể bằng chữ viết,
hình ảnh, lời nói, kí tự... Tùy từng đối tượng hướng đến, thông điệp được diễn tả
bằng thứ ngôn ngữ dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện. Các thông điệp của truyền thông đại chúng mang tính chất công cộng ai cũng có thể biết đến thông điệp đó nếu như được tiếp cận.
Thông điệp có hai lớp: Lớp bên trong và lớp bên ngoài.
Lớp bên trong chính là nội dung thông tin mà đối tượng tiếp nhận có thể đọc hiểu và thay đổi ý thức, hành vi. Lớp bên ngoài là hình thức và phương thức truyền
tải thông điệp. Ở hình thức thể hiện, thông điệp bao gồm: Lời nói, hình ảnh, cỡ chữ,
ký tự... Nói cách khác đây là những tín hiệu chúng ta có thể nghe, nhìn, thấy được.
Trong truyền thông, thông điệp được hiểu là một phát ngôn hoàn chỉnh cả về hình
thức lẫn nội dung dành cho một nhóm đối tượng trong hoàn cảnh cụ thể nhằm hướng tới mục tiêu của chiến dịch truyền thông.
Giới, bình đẳng giới, bất bình đẳng giới
Giới (gender): là sự khác biệt giữa nữ giới và nam giới xét về mặt xã hội.
Nói đến giới là nói đến các quan niệm thái độ, hành vi, các mối quan hệ và tương quan về địa vị xã hội của nữ giới và nam giới trong một bối cảnh xã hội cụ thể.
Theo Luật Bình đẳng giới thì giới được hiểu là "đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
Như vậy, giới là một thuật ngữ để chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội
và những kỳ vọng liên quan đến nam và nữ. Là một phạm trù xã hội, giới cũng
giống như chủng tộc, tộc người và phân t ng xã hội, trong một mức độ lớn sẽ quyết định cơ hội cuộc sống của con người xác định vai trò của chúng ta trong xã hội và trong nền kinh tế.
Nói cách khác, khái niệm giới không chỉ đề đến nam và nữ mà cả mối quan
hệ giữa nam và nữ. Trong mối quan hệ ấy có sự khác biệt về vai trò, trách nhiệm, hành vi hoặc sự mong đợi mà xã hội quy định cho mỗi giới. Những quy định/mong đợi xã hội này phù hợp với các đặc điểm văn hóa ch nh trị, kinh tế xã hội và tôn giáo. Vì thế nó luôn biến đổi theo các giai đoạn lịch sử và có sự khác biệt giữa các cộng đồng, xã hội.
Giới khác với giới tính (sex), có thể phân biệt đặc điểm giới và giới tính qua các đặc điểm dưới đây.
Đặc điểm
Giới tính (sex) Giới (gender)
Đặc trưng sinh học Bẩm sinh Đồng nhất Khó thay đổi Đặc trưng xã hội Do học hỏi mà có Đa dạng Có thể và dễ thay đổi
Bình đẳng giới: là một thuật ngữ phản ánh một sự chia s bình đẳng về
quyền lợi giữa nam giới và nữ giới, trong sự tiếp cận bình đẳng của họ về giáo dục, sức khỏe, quản lý và lãnh đạo bình đẳng về tiền lương về số đại biểu quốc hội và về những cái khác" [6].
Theo tài liệu của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam, bình đẳng giới được hiểu là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ nam giới. Nam giới và phụ nữ có cùng một vị thế bình đẳng và được tôn trọng như nhau; cùng có điều kiện để phát huy hết khả năng và thực hiện các mong muốn của mình; cùng có cơ hội bình đẳng để tham gia đóng góp và thụ hưởng từ các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển; cùng được hưởng tự do và chất lượng cuộc sống bình đẳng; cùng được hưởng thành quả bình đẳng trong mọi lĩnh vực của xã hội.
Nói tóm lại, bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau,
được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. (Điều 5, Luật Bình đẳng giới).
Bất bình đẳng giới: là sự phân biệt đối xử với nam, nữ về vị thế điều kiện và
cơ hội bất lợi cho nam, nữ trong việc thực hiện quyền con người đóng góp và hưởng lợi từ sự phát triển của gia đình của đất nước.
Hay nói cách khác, bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt với nam giới và phụ nữ tạo nên các cơ hội khác nhau, sự tiếp cận các nguồn lực khác nhau, sự thụ hưởng khác nhau giữa nam và nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Bất bình đẳng giới được sinh ra bởi định kiến giới. Đó là những nhận thức,
thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của
nam hoặc nữ, là suy nghĩ của mọi người về những gì mà phụ nữ và nam giới có khả
năng làm và loại công việc mà họ có thể làm và nên làm; là tập hợp các đặc điểm mà một nhóm người, một cộng đồng cụ thể nào đó gán cho là thuộc tính của nam giới hay nữ giới.
Các định kiến giới thường theo xu hướng nhìn nhận ít tích cực, không phản ánh đúng khả năng thực tế của từng cá nhân dẫn đến việclàm sai lệch và hạn chế những điều mà một cá nhân nam, nữ có thể làm, c n làm hoặc nên làm.
Ví dụ: Quan niệm cho rằng phụ nữ gắn liền với sự mềm yếu, với công việc nội trợ đàn ông gắn liền với vai trò trụ cột gia đình...
Bất bình đẳng giới tồn tại dưới các dạng: Gánh nặng công việc, sự phân biệt đối xử, bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, những định kiến dập khuôn và bạo lực trên cơ sở giới tính.
Gia đình và chức năng của gia đình
Mặc dù gia đình đã hình thành từ rất lâu trong lịch sử phát triển của nhân loại nhưng nghiên cứu về gia đình như một ngành khoa học thì thực sử mới chỉ từ thế kỷ XIX trở lại đây. Tùy theo cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu từ góc độ nào sẽ có những định nghĩa gia đình. Do đó đã có rất nhiều khái niệm định nghĩa về gia đình trong lịch sử nghiên cứu về gia đình.
G.P.Murdock trong tác phẩm “Cấu trúc xã hội” (1949) viết rằng: “Gia đình là một nhóm xã hội có đặc trưng là cùng cư trú hợp tác và tái sản xuất kinh tế (người lớn của cả hai giới), và ít nhất trong đó có quan hệ tính dục với nhau được xã hội tán thành, một hoặc nhiều con cái (do họ đ ra hoặc do họ nhận con nuôi [7].
E.W. Burgess và H.J Locke trong “Gia đình” (1953) đã định nghĩa gia đình như sau: “Gia đình là một nhóm người đoàn kết với nhau bằng những mối liên hệ hôn nhân, huyết thống và việc nhận con nuôi tạo thành một hộ đơn giản tác động lẫn nhau trong vai tr tương ứng của họ là người chồng và người vợ người mẹ và người cha, anh em và chị em, tạo ra một nền văn hóa chung” [8].
Có thể thấy, dù có các khái niệm định nghĩa khác nhau về gia đình nhưng tất cả đều đề cập đến một điểm chung quan trọng của gia đình. Đó là: hôn nhân huyết thống, hay nuôi dưỡng.
Trên cơ sở đó xin được đưa ra một khái niệm chung nhất về gia đình được
xem là phù hợp với gia đình Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay như sau: “Gia đình
là một nhóm người có quan hệ với nhau bởi hôn nhân, huyết thống hoặc quan hệ nghĩa dưỡng, có đặc trưng giới tính qua quan hệ hôn nhân cùng chung sống, có ngân sách chung”.
Gia đình có các chức năng cơ bản sau:
Chức năng kinh tế: là một trong những chức năng cơ bản của gia đình nó
Chức năng kinh tế gia đình mang một số đặc điểm khác biệt với các loại hình tổ chức kinh tế khác. Sản xuất gia đình như một đơn vị hợp tác, những nhiệm vụ được phân công tùy theo tuổi và giới tính của các thành viên trong gia đình. Về cơ bản việc kiếm sống, tạo thu nhập thường là trách nhiệm do cả người vợ và người chồng thực hiện. Tuy nhiên trong gia đình truyền thống Việt Nam thường có sự phân công lao động theo giới rõ ràng như: nam giới hoạt động bên ngoài gia đình đảm nhiệm vai trò trụ cột kinh tế, kiếm tiền mang về. Công việc của phụ nữ thường gắn liền với ngôi nhà làm nội trợ và chăm sóc con cái.
Theo sự biến đổi của xã hội, chức năng kinh tế đang có sự biến đổi so với xã hội cũ. Nếu như trước đây gia đình được xem là đơn vị sản xuất thì nay đã chuyển sang đơn vị tiêu dùng. Trong xã hội nông nghiệp, sự phân công lao động giữa vợ và chồng mang tính chia s , hợp tác thương thuyết ph n nhiều dựa trên yếu tố giới tính và tình cả. Tuy nhiên, những biến đổi của xã hội công nghiệp đã tạo ra nơi làm việc tách khỏi nơi ở. Vì vậy chức năng tái sản xuất tách khỏi chức năng sản xuất và mang tính chuyên biệt hơn.
Xã hội công nghiệp cùng với sự tiến bộ bình đẳng giữa nam nữ trong xã hội đã đưa người phụ nữ ra ngoài xã hội làm việc thay vì chỉ làm việc trong gia đình như trước đây. Ch nh sự tham gia ngày càng tăng của phụ nữ vào các hoạt động tạo thu nhập ngoài gia đình cũng góp ph n làm thay đổi diện mạo kinh tế của gia đình. Thu nhập của người phụ nữ trong gia đình có thể cân đo đong đếm được. Cùng với đó sự độc lập hơn về kinh tế của phụ nữ cũng làm thay đổi mối quan hệ trong hôn nhân gia đình nó tạo sự dân chủ bình đẳng hơn. Thu nhập của vợ chồng là một chỉ báo về mức độ độc lập kinh tế của người vợ và sự bình đẳng trong phát triển tiến tới xóa bỏ d n sự bất bình đẳng.
Tuy nhiên cùng với đó phụ nữ cũng chịu áp lực bởi "chuẩn mực kép", tạo ra những áp lực nặng nề hơn cho họ khi quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa đủ điều kiện giải phóng phụ nữ ra khỏi mô hình truyền thống.
Ngoài sự biến đổi trên, chức năng kinh tế gia đình c n bị biến đổi bởi sự can